Thi Online Trắc nghiệm Toán 10 Bài 24. Hoán vị, chỉnh hợp và tổ hợp có đáp án
Trắc nghiệm Toán 10 Bài 24. Hoán vị, chỉnh hợp và tổ hợp có đáp án
-
469 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
90 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
21/07/2024Giả sử ta dùng 5 màu để tô cho 3 nước khác nhau trên bản đồ và không có màu nào được dùng hai lần. Số các cách để chọn những màu cần dùng là:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Mỗi cách chọn lần lượt 3 trong 5 màu để tô 3 nước khác nhau là một chỉnh hợp chập 3 của 5 phần tử.
Vậy số cách chọn là = 60 (cách)
Câu 2:
21/07/2024Có bao nhiêu cách xếp 5 người thành một hàng dọc
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Mỗi cách xếp 5 người thành một hàng dọc là một hoán vị của 5 người đó. Vậy số cách xếp 5 người thành một hàng dọc là: 5! = 120
Câu 3:
16/07/2024Tên 15 học sinh được ghi vào 15 tờ giấy để vào trong hộp. Có bao nhiêu cách chọn tên 4 học sinh để cho đi du lịch
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Mỗi cách chọn ra 4 học sinh trong 15 học sinh là một tổ hợp chập 4 của 15 phần tử. Vậy số cách chọn ra 4 học sinh là: = 1365 (cách).
Câu 4:
05/11/2024Một hội đồng gồm 2 giáo viên và 3 học sinh được chọn từ một nhóm 5 giáo viên và 6 học sinh. Hỏi có bao nhiêu cách chọn?
Đáp án đúng là: A
*Lời giải:
Công đoạn 1, chọn giáo viên
Mỗi cách chọn 2 giáo viên trong 5 giáo viên là một tổ hợp chập 2 của 5 phần tử. Vậy số cách chọn ra 2 giáo viên là: = 10.
Công đoạn 2, chọn học sinh
Mỗi cách chọn 3 học sinh trong 6 học sinh là một tổ hợp chập 3 của 6 phần tử. Vậy số cách chọn ra 3 học sinh là: = 20
Tổng kết, áp dụng quy tắc nhân số cách chọn một hội đồng gồm 2 giáo viên và 3 học sinh là: 10.20 = 200 (cách)
*Phương pháp giải:
- áp dụng tổ hợp để tính:
+ do chọn ra ngẫu nhiên 2 giáo viên trong 5 giáo viên
+ chọn ra ngẫu nhiên 3 học sinh trong 6 học sinh
- sử dụng quy tắc nhân để tìm ra số cách
*Lý thuyến cần nắm và ứng dụng về hoán vị, tổ hợp và chỉnh hợp:
1. Hoán vị
Một hoán vị của một tập hợp có n phần tử là một cách sắp xếp có thứ tự n phần tử đó (với n là một số tự nhiên, n ≥ 1).
Số các hoán vị của tập hợp có n phần tử, kí hiệu là Pn, được tính bằng công thức
Pn = n.(n – 1).(n – 2) … 2.1.
Chú ý :
+ Kí hiệu n.(n – 1).(n – 2) … 2.1 là n! (đọc là n giai thừa), ta có : Pn = n!.
Chẳng hạn với n = 3 ta có P3 = 3! = 3.2.1 = 6.
+ Quy ước 0! = 1.
2. Chỉnh hợp
Một chỉnh hợp chập k của n là một cách sắp xếp có thứ tự k phần tử từ một tập hợp n phần tử (với k, n là các số tự nhiên, 1 ≤ k ≤ n).
Số các chỉnh hợp chập k của n, kí hiệu là Akn, được tính bằng công thức:
Akn = n.(n – 1)…(n – k + 1) hay Akn=n!(n−k)!(1 ≤ k ≤ n).
Chú ý :
+ Hoán vị sắp xếp tất cả các phần tử của tập hợp, còn chỉnh hợp chọn ra một số phần tử và sắp xếp chúng.
+ Mỗi hoán vị của n phần tử cũng chính là một chỉnh hợp chập n của n phần tử đó. Vì vậy Pn = Ann
3. Tổ hợp
Một tổ hợp chập k của n là một cách chọn k phần tử từ một tập hợp n phần tử (với k, n là các số tự nhiên, 0 ≤ k ≤ n).
Số các tổ hợp chập k của n, kí hiệu là Ckn, được tính bằng công thức :
Ckn=n!(n−k)!k!(0≤k≤n)
Chú ý :
+) <Ckn=Aknk!
+) Chỉnh hợp và tổ hợp có điểm giống nhau là đều chọn một số phần tử trong một tập hợp, nhưng khác nhau ở chỗ, chỉnh hợp là chọn có xếp thứ tự, còn tổ hợp là chọn không xếp thứ tự.
4. Ứng dụng hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp vào các bài toán đếm
Các khái niệm hoán vị, chỉnh hợp và tổ hợp liên quan mật thiết với nhau và là những khái niệm cốt lõi của các phép đếm. Rất nhiều bài toán liên quan đến việc lựa chọn, việc sắp xếp, vì vậy các công thức tính Pn, Akn, Ckn sẽ được dùng rất nhiều.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết
Lý thuyết Hoán vị, chỉnh hợp và tổ hợp - Toán 10 Kết nối tri thức
Giải Toán 10 Bài 24 (Kết nối tri thức): Hoán vị, chỉnh hợp và tổ hợp
TOP 20 câu Trắc nghiệm Hoán vị, tổ hợp, chỉnh hợp (Kết nối tri thức 2024) có đáp án - Toán 10
Câu 5:
20/07/2024Có bao nhiêu đoạn thẳng được tạo thành từ 10 điểm phân biệt khác nhau
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Giả sử ta có 2 điểm A, B phân biệt thì có một đoạn thẳng AB (đoạn thẳng AB và đoạn thẳng BA là một)
Vì cứ chọn 2 điểm bất kỳ trong 10 điểm ta được một đoạn thẳng nên mỗi cách chọn ra 2 điểm trong 10 điểm là một tổ hợp chập 2 của 10 phần tử. Vậy số đoạn thẳng được tạo thành từ 10 điểm phân biệt khác nhau là = 45 (đoạn thẳng)
Câu 6:
14/07/2024Một tổ gồm 12 học sinh trong đó có bạn An. Hỏi có bao nhiêu cách chọn 4 em đi trực nhật trong đó phải có An
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Vì chọn ra 4 bạn trong đó có bạn An nên ta cần chọn thêm 3 bạn trong 11 bạn học sinh còn lại
Mỗi cách chọn 3 trong 11 học sinh là một tổ hợp chập 3 của 11 phần tử. Vậy số cách chọn 4 em đi trực nhật trong đó phải có An là = 165 (cách chọn)
Câu 7:
23/07/2024Xếp 6 người A, B, C, D, E, F thành một hàng dọc. Hỏi có bao nhiêu cách sắp xếp nếu A và F đứng đầu và cuối hàng
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Trường hợp 1, A đứng đầu và F đứng cuối hàng.
Vậy ta xếp 4 người B, C, D, E vào 4 vị trí ở giữa A và F. Mỗi cách xếp 4 người B, C, D, E vào 4 vị trí là một hoán vị của 4 phần tử, số cách xếp là 4! = 24 (cách)
Trường hợp 2, F đứng đầu và A đứng cuối hàng.
Vậy ta xếp 4 người B, C, D, E vào 4 vị trí ở giữa A và F. Mỗi cách xếp 4 người B, C, D, E vào 4 vị trí là một hoán vị của 4 phần tử, số cách xếp là 4! = 24 (cách)
Vậy, áp dụng quy tắc cộng ta có số cách sắp xếp 6 người A, B, C, D, E. F thành một hàng dọc thoả mãn A và F đứng đầu và cuối hàng là : 24 + 24 = 48 (cách)
Câu 8:
17/11/2024Xếp ngẫu nhiên 3 bạn nam và 3 bạn nữ ngồi vào sáu ghế kê theo hàng ngang. Hỏi có bao nhiêu cách xếp sao cho 3 bạn nam ngồi cạnh nhau?
Đáp án đúng là: C
Lòi giải
Vì xếp 3 bạn nam luôn ngồi cạnh nhau nên ta coi 3 bạn nam là một vị trí xếp. Vậy ta còn 4 vị trí để xếp. Mỗi cách xếp 4 vị trí này là một hoán vị của 4 phần tử. Vậy số cách xếp 4 vị trí là: 4! = 24 (cách)
Ngoài 4 vị trí xếp trên trong nhóm 3 bạn nam ta cũng xếp 3 bạn vào 3 vị trí số cách xếp này là 3! = 12 (cách)
Tổng kết, áp dụng quy tắc nhân ta có số cách xếp 3 bạn nam và 3 bạn nữ ngồi thành một hàng ngang thoả mãn 3 bạn nam ngồi cạnh nhau là: 12.24 = 288 (cách)
*Phương pháp giải:
- Gộp 3 bạn nam thành 1 phần tử lớn tìm số cách xếp cho 4 vị trí
- số cách xếp 3 bạn nam vào 3 vị tí
- áp dụng quy tắc nhân
*Lý thuyết:
-
1. Định nghĩa
Cho tập hợp A gồm n phần tử (n ∈ ℕ*).
Mỗi kết quả của sự sắp xếp thứ tự n phần tử của tập hợp A được gọi là một hoán vị của n phần tử đó.
Ví dụ: Từ 3 chữ số 3, 5, 7 có thể lập được bao nhiêu số có ba chữ số khác nhau ?
Hướng dẫn giải
Mỗi cách sắp xếp ba chữ số đã cho để lập thành một số có ba chữ số khác nhau là một hoán vị của ba chữ số đó.
Ta có các số sau : 357 ; 375 ; 537 ; 573 ; 735 ; 753.
Vậy có 6 số có ba chữ số khác nhau lập từ ba chữ số 3, 5, 7.
2. Số các hoán vị
Kí hiệu Pn là số các hoán vị của n phần tử. Ta có Pn = n . (n – 1) … 2.1
Quy ước : Tích 1.2…n được viết là n! (đọc là n giai thừa), tức là n! = 1 . 2 … n.
Như vậy Pn = n!.
Ví dụ: Có ba bạn học sinh Nam, Long, Vinh. Giáo viên muốn xếp ba bạn này vào 3 vị trí chỗ ngồi. Hỏi có bao nhiêu cách xếp.
Hướng dẫn giải
Xếp ba bạn Nam, Long, Vinh vào 3 vị trí chỗ ngồi là một hoán vị của 3 bạn.
Ta có P3 = 3! = 1.2.3 = 6.
Vậy có 6 cách xếp 3 bạn Nam, Long, Vinh vào ba vị trí chỗ ngồi.
-
2. Quy tắc nhân
– Giả sử một công việc được chia thành hai công đoạn. Công đoạn thứ nhất có m cách thực hiện và ứng với mỗi cách đó có n cách thực hiện công đoạn thứ hai. Khi đó công việc có thể thực hiện theo m. n cách.
Xem thêm
Câu 9:
21/07/2024Có bao nhiêu cách xếp 5 sách Văn khác nhau và 7 sách Toán khác nhau trên một kệ sách dài sao cho sách Văn phải xếp kề nhau và sách Toán xếp kề nhau?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Ta có số cách xếp sách văn là 5! cách xếp
Số cách xếp sách Toán là 7! cách xếp
Trường hợp 1, sách Văn đứng trước sách Toán ta có số cách xếp là 5!.7! cách xếp
Trường hợp 2, sách Toán đứng trước sách Văn ta có số cách xếp là 7!.5! cách xếp
Tổng kết, áp dụng quy tắc cộng ta có số cách xếp 5 sách Văn khác nhau và 7 sách Toán khác nhau trên một kệ sách dài sao cho sách Văn phải xếp kề nhau và sách Toán xếp kề nhau là 5!.7! + 7!.5! = 2.5!.7!
Câu 10:
22/07/2024Một đa giác đều có số đường chéo gấp đôi số cạnh. Hỏi đa giác đó có bao nhiêu cạnh?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Đa giác có n cạnh (n ℕ, n ≥ 3)
Số đường chéo trong đa giác là: – n.
Ta có:
n(n – 1) = 6n
Kết hợp với điều kiện n = 7 thoả mãn điều kiện.
Câu 12:
17/07/2024Cho số tự nhiên n thỏa mãn . Giá trị của n là
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Điều kiện n ℕ, n ≥ 2.
Ta có
(n + 1)n – 6n = 104
n2 – 5n – 104 = 0
Kết hợp điều kiện ta có n = 13 thoả mãn điều kiện đầu bài.
Câu 13:
20/07/2024Lớp 10A có 41 học sinh trong đó có 21 bạn nam và 20 bạn nữ. Thứ 2 đầu tuần lớp phải xếp hàng chào cờ thành một hàng dọc. Hỏi có bao nhiêu cách sắp xếp để 21 bạn nam xen kẽ với 20 bạn nữ?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Có 21 bạn nam và 20 bạn nữ nên để nam nữ xen kẽ thì chỉ có thể nam đứng đầu hàng.
- Số cách xếp để nam là 21! cách xếp
- Số cách xếp để nữ là 20! cách xếp
Áp dụng quy tắc nhân, số cách xếp 21 bạn nam và 20 bạn nữ nên để nam nữ xen kẽ là : 21!.20! = P20.P21
Câu 15:
14/07/2024Biết rằng (n ℕ, n ≥ 2). Giá trị của n là
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Ta có
2(n – 1)n – n(n + 1) = 8n + 12
n2 – 11n – 12 = 0
Kết hợp với điều kiện n = 12 thoả mãn điều kiện đề bài.
Có thể bạn quan tâm
- Thi Online Trắc nghiệm Toán 10 Bài 24. Hoán vị, chỉnh hợp và tổ hợp có đáp án (468 lượt thi)
- Thi Online Trắc nghiệm Toán 10 KNTT Bài 24. Hoán vị, tổ hợp, chỉnh hợp (Phần 2) có đáp án (707 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Thi Online Trắc nghiệm Toán 10 KNTT Bài 25. Nhị thức Newton (Phần 2) có đáp án (705 lượt thi)
- Thi Online Trắc nghiệm Toán 10 KNTT Bài 23. Quy tắc đếm (Phần 2) có đáp án (611 lượt thi)
- Thi Online Trắc nghiệm Toán 10 KNTT Bài ôn tập cuối chương 8 (Phần 2) có đáp án (571 lượt thi)
- Thi Online Trắc nghiệm Toán 10 Bài 25. Nhi thức Newton có đáp án (472 lượt thi)
- Thi Online Trắc nghiệm Toán 10 Bài 23. Quy tắc đếm có đáp án (371 lượt thi)
- Thi Online Trắc nghiệm Toán 10 Bài tập cuối chương 8 có đáp án (348 lượt thi)