rắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 30 (có đáp án): Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc (Nhận biết)
-
3487 lượt thi
-
12 câu hỏi
-
15 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
23/07/2024Đáp án: D
Vận tải đường bộ là loại hình dịch vụ đã được ra đời từ lâu ở nước ta.
Câu 2:
23/07/2024Đáp án: A
Quốc lộ 1 được bắt đầu từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) đến Năm Căn (Cà Mau).
Câu 3:
20/07/2024Đáp án: B
Quốc lộ 1A đi qua 6 vùng kinh tế từ Tây Nguyên.
Câu 4:
22/07/2024Đáp án đúng là: B
Mạng lưới đường sắt của nước ta hiện nay được phân bố tập trung chủ yếu ở miền Bắc.
B đúng
- A sai vì mạng lưới đường sắt của nước ta hiện nay chưa được phân bố đều khắp các vùng do yếu tố đầu tư hạ tầng, chi phí xây dựng và nhu cầu vận chuyển chưa phát triển đồng đều. Các khu vực phát triển kinh tế và đô thị hóa thường có mạng lưới đường sắt phát triển hơn.
- C, D sai vì mạng lưới đường sắt của nước ta hiện nay chưa được phân bố đều vào miền Trung và Nam do nhiều lý do như đầu tư hạ tầng chưa đồng đều, sự phát triển kinh tế và đô thị hóa chưa đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu vận chuyển bằng đường sắt.
*) Giao thông vận tải
a) Đường bộ (đường ô tô)
- Mạng lưới đường bộ đã được mở rộng và hiện đại.
- Về cơ bản, mạng lưới đường ô tô đã phủ kín các vùng.
- Các tuyến đường chính:
+ Quốc lộ 1:
Dài 2300 km, bắt đầu từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) đến Năm Căn (Cà Mau).
Là tuyến đường xương sống của cả hệ thống đường bộ nước ta, kết nối các vùng kinh tế (trừ Tây Nguyên) và hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của cả nước.
+ Đường Hồ Chí Minh:
Là trục đường bộ xuyên quốc gia thứ hai.
Có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của dải đất phía tây đất nước.
+ Hệ thống đường bộ của nước ta đang được hội nhập vào hệ thống đường bộ trong khu vực với các tuyến đường thuộc mạng đường bộ xuyên Á.
b) Đường sắt
- Tổng chiều dài đường sắt nước ta là 3143 km.
- Các tuyến đường chính:
+ Đường sắt Thống Nhất (Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh) dài 1726 km là trục giao thông quan trọng theo hướng Bắc – Nam.
+ Hà Nội - Hải Phòng (102 km)
+ Hà Nội – Lào Cai (293 km)
+ Hà Nội – Thái Nguyên (75 km)
+ Hà Nội - Đồng Đăng (162,5 km)
+ Lưu Xá – Kép – Uông Bí – Bãi Cháy (175 km)
+ Các tuyến thuộc mạng đường sắt xuyên Á trên lãnh thổ đang được nâng cấp và xây dựng đạt chuẩn.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc
Giải Địa lí 12 Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc
Câu 5:
22/07/2024Đáp án: B
Mạnh phi điện thoại đang được mở rộng và phát triển với nhiều loại hình dịch vụ mới kỹ thuật tiên tiến bao gồm máy Fax, máy truyền báo trên kênh thông tin.
Câu 6:
31/07/2024Đáp án đúng là: A
- Tuyến đường sắt quan trọng nhất nước ta là đường sắt Thống Nhất vì nó bắt đầu từ thủ đô Hà Nội và kết thúc ở TP Hồ Chí Minh và ngược lại. Nó kết nối 2 miền Nam - Bắc.
- Tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai chỉ kết nối Hà Nội - Lào Cai nên không phải là tuyến đường sắt quan trọng nhất.
B sai.
- Tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng chỉ kết nối Hà Nội - Hải Phòng nên không phải là tuyến đường sắt quan trọng nhất.
C sai.
- Tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng chỉ kết nối Hà Nội - Đồng Đăng nên không phải là tuyến đường sắt quan trọng nhất.
D sai.
* Mở rộng
Tuyến đường sắt Thống Nhất có chiều dài khoảng 1.730 km, bắt đầu từ TPHCM đi Hà Nội và ngược lại. Thời gian di chuyển là 32 giờ. Tuyến đường sắt uốn cong suốt chiều dài đất nước, di chuyển hơn 1.700 km chạy qua các thành phố lịch sử khám phá tất cả các địa điểm nổi tiếng ở giữa hai miền Việt. Đây còn là một trong những tuyến đường sắt được yêu thích nhất ở Đông Nam Á - và là tuyến đường sắt xuyên đêm hoành tráng nhất trên thế giới.
Đến nay, mạng đường sắt đã có 7 tuyến chính nối liền 35 tỉnh thành qua nhiều địa hình đặc biệt.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc
Câu 7:
06/10/2024Đáp án: B
Giải thích: Hàng không là ngành non trẻ nhưng có bước tiến nhanh nhờ có chiến lược phát triển táo bạo nhanh chóng hiện đại hóa cơ sở vật chất.
*Tìm hiểu thêm: "Đường hàng không"
- Là ngành non trẻ, nhưng có bước tiến nhanh.
- Đầu năm 2019, cả nước có 22 sân bay, trong đó có 10 sân bay quốc tế.
- Các tuyến đường bay trong nước được khai thác trên cơ sở ba đầu mối chủ yếu là: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Ngoài ra, có các đường bay đến nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc
Câu 8:
14/09/2024Đáp án: D
Giải thích: Ngành hàng không chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu khối lượng vận chuyển hàng hóa => Phát biểu ngành hàng không vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn nhất là không đúng.
*Tìm hiểu thêm: "Đường bộ"
- Mạng lưới đường bộ đã được mở rộng và hiện đại hoá. Về cơ bản, mạng lưới đường ô tô đã phủ kín các vùng.
- Các tuyến đường chính (từ Lạng Sơn đến Cà Mau):
+ Quốc lộ 1 (2300 km): tuyến đường xương sống của cả hệ thống đường bộ nước ta, nối các vùng kinh tế (trừ Tây Nguyên), hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của cả nước.
+ Đường Hồ Chí Minh là trục đường bộ xuyên quốc gia thứ hai, có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của dải đất phía tây của nước.
+ Trong quá trình hội nhập quốc tế, hệ thống đường bộ của nước ta đang được kết nối vào hệ thống đường bộ trong khu vực với các tuyến đường thuộc mạng Đường bộ xuyên Á.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc
Giải Địa lí 12 Bài 20: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông
Câu 9:
06/10/2024Đáp án: B
Giải thích: Vận tải đường sông ở nước ta hiện nay mới trung ở đồng bằng, trên các hệ thống sông như sông Hồng – sông Thái Bình, sông Mê Công - Đồng Nai, một số sông lớn ở miền Trung => Vì thế nhận xét “Tuyến đường sông dày đặc khắp cả nước“ là không đúng.
*Tìm hiểu thêm: "Đường sông"
- Chiều dài giao thông 11000 km.
- Các tuyến chính:
+ Hệ thống sông Hồng - Thái Bình.
+ Hệ thống sông Mê Công - Đồng Nai.
+ Một số sông lớn ở miền Trung.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc
Câu 10:
02/08/2024Đáp án đúng là: D
Mạng lưới viễn thông ở nước ta tương đối đa dạng và không ngừng phát triển bao gồm mạng điện thoại, mạng phi thoại, mạng truyền dẫn.
D đúng
- A sai vì nó cho phép truyền tải và nhận tín hiệu âm thanh giữa các thiết bị qua đường dây điện thoại hoặc sóng vô tuyến, cung cấp dịch vụ liên lạc và trao đổi thông tin.
- B sai vì nó hỗ trợ truyền tải dữ liệu không phải là âm thanh, như tin nhắn văn bản, email, và dữ liệu internet, giúp kết nối và trao đổi thông tin giữa các thiết bị.
- C sai vì nó chịu trách nhiệm vận chuyển dữ liệu và tín hiệu giữa các điểm trong hệ thống mạng, đảm bảo kết nối và truyền thông tin hiệu quả giữa các thiết bị.
*) Viễn thông
- Tốc độ phát triển nhanh vượt bậc và đón đầu các thành tựu kĩ thuật hiện đại cao.
- Trước thời kì Đổi mới: cũ kĩ, lạc hậu, nghèo nàn.
- Những năm gần đây: tăng trưởng với tốc độ cao. Đến tháng 6/2020, đã có trên 130,4 triệu thuê bao điện thoại.
- Mạng lưới viễn thông nước ta tương đối đa dạng và không ngừng phát triển.
+ Mạng điện thoại: mạng nội hạt và mạng đường dài, mạng cố định và mạng di động.
+ Mạng phi thoại: mạng Fax, báo điện tử,…
+ Mạng truyền dẫn: sợi cát quang, sóng viba,…
- Mạng lưới viễn thông quốc tế ngày càng phát triển mạnh, hội nhập với thế giới thông qua thông tin vệ tinh và cáp biển.
- Định hướng: chú trọng công tác nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật, công nghệ mới, hiện đại. Sử dụng mạng kĩ thuật số, tự động hoá và đa dịch vụ.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc
Giải Địa lí 12 Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc
Câu 11:
23/07/2024Đáp án đúng là: D
Hà Nội và Thái Nguyên được kết nối với nhau bằng một tuyến đường sắt. Tuyến đường sắt này đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hành khách và hàng hóa giữa hai thành phố.
D đúng.
- A sai vì tuy cả hai thành phố này đều nằm ở khu vực phía Bắc Việt Nam, nhưng hiện tại không có tuyến đường sắt nối liền Hải Phòng và Hạ Long.
- B sai vì Hà Nội và Hà Giang không được nối với nhau bằng đường sắt. Tuyến đường chủ yếu nối hai thành phố này là đường bộ.
- C sai vì không có tuyến đường sắt nối liền Đà Lạt và Đà Nẵng. Đà Lạt nằm trên cao nguyên và Đà Nẵng nằm ở ven biển miền Trung, hai thành phố này chủ yếu được kết nối bằng đường bộ.
* Đường sắt
- Tổng chiều dài đường sắt nước ta là 3143 km.
- Đường sắt Thống Nhất (Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh) dài 1726 km là trục giao thông quan trọng theo hướng Bắc - Nam.
- Các tuyến đường chính khác: Hà Nội - Hải Phòng (102 km), Hà Nội - Lào Cai (293 km), Hà Nội - Thái Nguyên (75 km), Hà Nội - Đồng Đăng (162,5 km), Lưu Xá-Kép-Uông Bí - Bãi Cháy (175 km).
Một đoạn đường sắt Thống Nhất, Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc
Giải Địa lí 12 Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc
Câu 12:
23/07/2024Đáp án đúng là: B
- Quốc lộ 1 là tuyến đường huyết mạch theo hướng Bắc Nam ở nước ta hiện nay.
B đúng.
- Hiện nay, có 4 hệ thống đường giao thông là: đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không. Nên đường sắt Thống Nhất thuộc đường sắt.
A sai.
- Đường Hồ Chí Minh là một trong bốn con đường huyết mạch giao thông Việt Nam kết nối 2 miền Bắc - Nam. Con đường này vẫn đang trong quá trình hoàn thiện một số tuyến mở rộng.
C sai.
- Quốc lộ 14 dài 980 km, là con đường giao thông huyết mạch nối các tỉnh Tây Nguyên với nhau và nối Tây Nguyên với Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Quốc lộ 14 không trải dài từ Bắc vào Nam.
D sai.
* Mở rộng thông tin về quốc lộ 1
Quốc lộ 1A là tuyến đường giao thông xuyên suốt Việt Nam. Quốc lộ bắt đầu (Km 0) tại cửa khẩu Hữu Nghị trên biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, nằm tại thị trấn Đồng Đăng thuộc huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, và kết thúc tại thị trấn Năm Căn thuộc huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau với tổng chiều dài 2.482 km.
Đây là tuyến đường quan trọng hàng đầu Việt Nam, nó đi qua trung tâm của một nửa số tỉnh thành Việt Nam, nối liền 4 thành phố lớn: Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ.
Nằm rất gần với quốc lộ 1 huyết mạch là đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông và đường sắt Bắc – Nam, cũng nối thông suốt giữa 2 miền Nam và Bắc Việt Nam.
Quốc lộ 1A nối liền 4 thành phố lớn là Hà Nội – Đà Nẵng – TP HCM – Cần Thơ, đi qua tổng cộng 31 tỉnh, thành.
Cụ thể, Quốc lộ 1A đi qua: Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố HCM, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
Bài thi liên quan
-
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc (Thông hiểu)
-
12 câu hỏi
-
15 phút
-
-
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc (Vận dụng)
-
6 câu hỏi
-
15 phút
-
Có thể bạn quan tâm
- rắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 30 (có đáp án): Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc (3486 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 30 (có đáp án): Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin P1 (384 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 30 (có đáp án): Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin P2 (292 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 30 (có đáp án): Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin P3 (301 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 30 (có đáp án): Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin P4 (302 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 30 (có đáp án): Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin (345 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 24 (có đáp án): Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp (4245 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 27 (có đáp án): Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm (3987 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 22 (có đáp án): Vấn đề phát triển nông nghiệp (3949 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 31 (có đáp án): Vấn đề phát triển thương mai, du lịch (3106 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 26 (có đáp án): Cơ cấu ngành công nghiệp (2818 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 28 (có đáp án): Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp (1954 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 25 (có đáp án): Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp (1811 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 21 (có đáp án): Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta (1688 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12: (có đáp án) Bài tập Vấn đề phát triển nông nghiệp (574 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 22 (có đáp án): Vấn đề phát triển nông nghiệp (Phần 1) (446 lượt thi)