Trang chủ Lớp 12 Địa lý Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 30 (có đáp án): Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin P4

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 30 (có đáp án): Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin P4

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 30 (có đáp án): Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin P4

  • 282 lượt thi

  • 14 câu hỏi

  • 20 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

23/07/2024

Loại hình vận tải nào sau đây phát triển sẽ phát huy được thế mạnh của vị trí địa lý nước ta trong hội nhập quốc tế?

Xem đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Trong xu thế hội nhập, mở cửa nền kinh tế giao lưu với các nước trên thế giới nên nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hành khách rất lớn. Đồng thời, nước ta có vị trí gần đường hàng không, hàng hải quốc tê. Vì vậy, sự phát triển mạnh mẽ của đường hàng không, đường biển sẽ phát huy được thế mạnh của vị trí địa lý nước ta trong hội nhập quốc tế.


Câu 2:

23/07/2024

Loại hình vận tải đường hàng không và đường biển phát triển sẽ phát huy được thế mạnh nào của nước ta trong hội nhập quốc tế?

Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Loại hình vận tải đường hàng không và đường biển phát triển sẽ phát huy được thế mạnh về vị trí địa lí nước ta trong hội nhập quốc tế. Đồng thời, mở rộng giao lưu về văn hóa – kinh tế - chính trị - xã hội,… với các nước/vùng lãnh thổ trên thế giới.


Câu 3:

23/07/2024

Khó khăn lớn nhất để phát triển giao thông đường biển ở nước ta là

Xem đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Hạn chế lớn nhất của việc phát triển giao thông đường biển nước ta hiện nay là vấn đề có các dòng biển chạy ven bờ. Vì các dòng biển chạy ven bờ có thể kéo theo phù sa, các loài sinh vật biển làm khó khăn, lệch hướng di chuyển của các phương tiện hoạt động trên biển.


Câu 4:

23/07/2024

Phần lớn nước ta có địa hình đồi núi, có nhiều dãy núi cao hiểm trở,… đó là khó khăn lớn nhất của ngành vận tải nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Do đặc điểm địa hình của nước ta chủ yếu là đồi núi với nhiều dãy núi cao hiểm trở chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, Đông – Tây, Vòng Cung,… nên gây ra rất nhiều khó khăn cho ngành vận tải đường bộ (ô tô) trong xây dựng các tuyến giao thông vượt núi, hầm đường,…


Câu 5:

23/07/2024

Cảng biển quan trọng làm nhiệm vụ vận chuyển các mặt hàng xuất, nhập khẩu ở khu vực phía Bắc

Xem đáp án

Đáp án: C

Giải thích:

- Cảng Đà Nẵng, Dung Quất không thuộc miền Bắc.

- Cảng Cửa Ông có vai trò quan trọng trong ngành than.

- Cảng biển làm nhiệm vụ vận chuyển các mặt hàng xuất, nhập khẩu ở khu vực phía Bắc: Cảng Hải Phòng.


Câu 6:

23/07/2024

Địa hình nước ta có nhiều đồi núi, thiên tai thất thường, mưa lớn tập trung theo mùa là những khó khăn chủ yếu làm

Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Địa hình nước ta có nhiều đồi núi, thiên tai thất thường, mưa lớn tập trung theo mùa là những khó khăn chủ yếu làm tăng chi phí xây dựng và bảo dưỡng mạng lưới giao thông vận tải ở nước ta.


Câu 7:

23/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, cho biết sân bay quốc tế nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là

Xem đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, ta thấy sân bay quốc tế nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là Nội Bài (Hà Nội) và Cát Bi (Hải Phòng).


Câu 8:

23/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết tuyến đường sắt Thống Nhất không chạy qua vùng kinh tế nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Tuyến đường sắt Thống Nhất xuất phát từ Hà Nội (vùng Đồng bằng sông Hồng) và kết thúc ở TP. Hồ Chí Minh (vùng Đông Nam Bộ). Như vậy, tuyến đường sắt Thống Nhất không chạy qua 3 vùng kinh tế, đó là Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

D đúng.

* Mở rộng

Tuyến đường sắt Thống Nhất có chiều dài khoảng 1.730 km, bắt đầu từ TPHCM đi Hà Nội và ngược lại. Thời gian di chuyển là 32 giờ. Tuyến đường sắt uốn cong suốt chiều dài đất nước, di chuyển hơn 1.700 km chạy qua các thành phố lịch sử khám phá tất cả các địa điểm nổi tiếng ở giữa hai miền Việt. Đây còn là một trong những tuyến đường sắt được yêu thích nhất ở Đông Nam Á - và là tuyến đường sắt xuyên đêm hoành tráng nhất trên thế giới.

Đến nay, mạng đường sắt đã có 7 tuyến chính nối liền 35 tỉnh thành qua nhiều địa hình đặc biệt.


Câu 9:

23/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết sân bay Phú Bài thuộc tỉnh/thành phố nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, ta thấy sân bay Phú Bài (kí hiệu máy bay màu đen) thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế. Hiện nay, sân bay Phú Bài đã được công nhận là sân bay quốc tế.


Câu 10:

23/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, cho biết cảng biển nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là

Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, ta thấy cảng biển nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là cảng Cái Lân (Quảng Ninh).


Câu 11:

23/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết tuyến quốc lộ 1 không chạy qua vùng kinh tế nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Quốc lộ 1 là tuyến giao thông huyết mạch, xương sống của Việt Nam chạy xuyên suốt từ Bắc vào Nam qua 6/7 vùng kinh tế (trừ Tây Nguyên).


Câu 12:

23/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết sân bay quốc tế Cát Bi thuộc tỉnh/ thành phố nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, ta thấy sân bay quốc tế Cát Bi thuộc tỉnh/ thành phố Hải Phòng. Đây là một trong 2 sân bay quốc tế nổi tiếng ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.


Câu 13:

22/08/2024

Những khó khăn chủ yếu làm tăng chi phí xây dựng và bảo dưỡng mạng lưới giao thông vận tải ở nước ta là

Xem đáp án

Đáp án đúng là :B

- Những khó khăn chủ yếu làm tăng chi phí xây dựng và bảo dưỡng mạng lưới giao thông vận tải ở nước ta là Địa hình nhiều đồi núi, thiên tai thất thường, mưa lớn tập trung theo mùa.

+ Địa hình nhiều đồi núi,bắt buộc phải đầu tư cho việc xây hầm ,đèo,..chi phí xây dựng tốn kém.

+ Khí hậu phân hoá theo mùa,mưa nhiều dễ làm các công trình bị hỏng,xuống cấp ..chi phí bảo dưỡng lớn.

- Các đáp án khác,không phải là lý do chính gây nên khó khăn trong việc làm tăng chi phí xây dựng và bảo dưỡng mạng lưới giao thông vận tải.

→ B đúng.A,C,D sai.

* Giao thông vận tải:

a) Đường bộ

- Mạng lưới đường bộ đã được mở rộng và hiện đại hoá. Về cơ bản, mạng lưới đường ô tô đã phủ kín các vùng.

- Các tuyến đường chính (từ Lạng Sơn đến Cà Mau):

+ Quốc lộ 1 (2300 km): tuyến đường xương sống của cả hệ thống đường bộ  nước ta, nối các vùng kinh tế (trừ Tây Nguyên), hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của cả nước.

+ Đường Hồ Chí Minh là trục đường bộ xuyên quốc gia thứ hai, có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của dải đất phía tây của nước.

+ Trong quá trình hội nhập quốc tế, hệ thống đường bộ của nước ta đang được kết nối vào hệ thống đường bộ trong khu vực với các tuyến đường thuộc mạng Đường bộ xuyên Á.

b) Đường sắt

- Tổng chiều dài đường sắt nước ta là 3143 km.

- Đường sắt Thống Nhất (Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh) dài 1726 km là trục giao thông quan trọng theo hướng Bắc - Nam.

- Các tuyến đường chính khác: Hà Nội - Hải Phòng (102 km), Hà Nội - Lào Cai (293 km), Hà Nội - Thái Nguyên (75 km), Hà Nội - Đồng Đăng (162,5 km), Lưu Xá-Kép-Uông Bí - Bãi Cháy (175 km).

c) Đường biển

- Thuận lợi: đường bờ biển dài 3260 km, nhiều vũng, vịnh rộng, kín gió và nhiều đảo, quần đảo ven bờ, nằm trên đường hàng hải quốc tế.

- Các tuyến đường biển ven bờ chủ yếu là theo hướng Bắc - Nam. Quan trọng nhất là tuyến Hải Phòng - Thành phố Hồ Chí Minh, dài 1500 km.

- Các cảng biển và cụm cảng quan trọng là: Hải Phòng, Cái Lân, Đà Nẵng - Liên Chiểu - Chân Mây, Nha Trang, Sài Gòn - Vũng Tàu - Thị Vải.

d) Đường sông

- Chiều dài giao thông 11000 km.

- Các tuyến chính:

+ Hệ thống sông Hồng - Thái Bình.

+ Hệ thống sông Mê Công - Đồng Nai.

+ Một số sông lớn ở miền Trung.

e) Đường hàng không

- Là ngành non trẻ, nhưng có bước tiến nhanh.

- Đầu năm 2019, cả nước có 22 sân bay, trong đó có 10 sân bay quốc tế.

- Các tuyến đường bay trong nước được khai thác trên cơ sở ba đầu mối chủ yếu là: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Ngoài ra, có các đường bay đến nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.

f) Đường ống

- Vận chuyển bằng đường ống ngày càng phát triển, gắn với sự phát triển của ngành dầu khí.

- Ngoài tuyến đường ống vận chuyển sản phẩm xăng dầu B12 (Bãi Cháy - Hạ Long) tới các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, các đường ống dẫn khí từ nơi khai thác dầu khí ngoài thềm lục địa vào đất liền đã được xây dựng và đi vào hoạt động.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc

 


Câu 14:

23/07/2024

Có vai trò quan trọng trong việc tạo mối liên kết kinh tế quan trọng giữa các vùng của nước ta là tuyến đường nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Các tuyến giao thông theo hướng Bắc – Nam như quốc lộ 1A, đường sắt Thống Nhất, đường HCM trên biển,… vai trò quan trọng trong việc tạo mối liên kết kinh tế, văn hóa, hàng hóa,… giữa các vùng của nước ta.


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương