[Năm 2022] Đề thi thử môn Sinh THPT Quốc gia có lời giải (30 đề) ( đề 5)

  • 3524 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở khí khổng là

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở khí khổng là hàm lượng nước trong tế bào khí khổng. Vì:

     - Mỗi khí khổng được cấu tạo bởi 2 tế bào hình hạt đậu. Mỗi tế bào hạt đậu có thành phía trong dày hơn, thành phía ngoài mỏng hơn. Hai tế bào có thành phía trong quay vào nhau.

     - Khi no nước, vách mỏng của tế bào khí khổng căng phồng làm cho vách dày cong theo, lỗ khí mở ra, hơi nước thoát ra. Khi mất nước, vách mỏng hết căng và vách dày uốn thẳng lại làm lỗ khí đóng lại, hơi nước không thể thoát ra


Câu 2:

Trong số 64 bộ ba mã di truyền có 3 bộ ba không mã hoá cho axit amin nào, đó là:

Xem đáp án

Chọn đáp án D

3 bộ ba UAG, UAA, UGA là 3 bộ ba kết thúc, không mã hóa axit amin


Câu 3:

Cho cây hoa đỏ tự thụ phấn, đời con có tỷ lệ 9 cây hoa đỏ: 3 cây hoa hồng: 3 cây hoa vàng: 1 cây hoa trắng. Cặp tính trạng này di truyền theo quy luật

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Lai một cặp tính trạng cho tỉ lệ kiểu hình 9:3:3:1 là tỉ lệ của tương tác bổ sung


Câu 4:

Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen là

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen là do hiện tượng trao đổi chéo giữa các cromatit “không chị em” trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng ở kì đầu của giảm phân I


Câu 5:

Trong chăn nuôi, người ta sử dụng phương pháp chủ yếu nào để tạo ưu thế lai?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Giải thích: Trong chăn nuôi, lai kinh tế là phép lai tạo ưu thế lai cao nhất, con lai không dùng làm giống


Câu 6:

Bằng chứng quan trọng nhất thể hiện nguồn gốc chung của sinh giới là

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Giải thích: Bằng chứng quan trọng nhất thể hiện nguồn gốc chung của sinh giới là bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử: tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào, có chung bảng mã di truyền, vật chất di truyền có cấu trúc tương tự nhau


Câu 7:

Trong các phương thức hình thành loài, phương thức tạo ra kết quả nhanh nhất là:

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Giải thích: Trong các phương thức hình thành loài, phương thức tạo ra kết quả nhanh nhất là lai xa kết hợp gây đa bội hoá, bộ NST của 2 loài được giữ nguyên trong con lai, con lai có thể sinh sản được


Câu 8:

Đặc tính nào sau đây giúp cho cơ thể sống có khả năng thích ứng với sự biến đổi của môi tr­ường?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Giải thích: Khả năng tự điều chỉnh giúp sinh vật thích nghi với môi trường, ví dụ: khi nóng, con người có phản ứng toát mồ hôi để điều hòa thân nhiệt


Câu 9:

Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian được gọi là

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Giải thích: Theo định nghĩa giới hạn sinh thái SGK Sinh học 12


Câu 10:

Quần thể đặc trưng trong quần xã phải có đặc điểm như thế nào?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Giải thích: Quần thể đặc trưng trong quần xã là cá thể đặc trưng; loài đặc trưng, là loài có số lượng lớn, có vai trò quan trọng trong quần xã hoặc chỉ có ở một quần xã nào đó


Câu 11:

Hệ sinh thái nào sau đây có tính ổn định cao nhất?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Giải thích: Rừng nhiệt đới có số lượng loài lớn nhất nên có tính ổn định cao nhất


Câu 12:

Giả sử có 1 mạng lưới dinh dưỡng như sau:

Kết luận nào sau đây đúng?

 

 

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Giải thích: Tính từ đầu chuỗi thức ăn: cây lúa => cào cào => cá rô, thì cá rô đứng thứ ba nên thuộc bậc dinh dưỡng cấp ba


Câu 13:

Trong chu trình sinh địa hoá, nhóm sinh vật nào trong số các nhóm sinh vật sau đây có khả năng biến đổi nitơ dạng NO3- thành nitơ dạng NH4+ ?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Giải thích: Vi khuẩn phản nitrat hoá có khả năng biến đổi nitơ dạng NO3- thành nitơ dạng NH4+


Câu 14:

Sự dậy thì ở trẻ em nữ và nam là do sự tác động chủ yếu của hoocmôn

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Giải thích: ơstrôgen là hormone sinh dục nữ, testostêron là hormone sinh dục nam


Câu 15:

Xét một operon Lac ở E. coli, khi môi trường không có lactozo nhưng enzim chuyển hóa lactozo vẫn được tạo ra. Trong các giải thích sau, giải thích nào đúng?:

(1) Do vùng khởi động (P) bị bất hoạt nên enzim ARN polimeraza có thể bám vào để khởi động quá trình phiên mã.

(2) Do gen điều hòa (R) bị đột biến nên không tạo được protein ức chế.

(3) Do vùng vận hành (O) bị đột biến nên không liên kết được với protein ức chế.

(4) Do gen cấu trúc (Z, Y, A) bị độ biến làm tăng khả năng biểu hiện của gen.

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Giải thích: Bình thường cơ chế hoạt động của Operon là việc tạo ra lactozo làm bất hoạt protein ức chế do gen điều hòa tạo ra. Và nhờ đó mà các enzim chuyển hóa lactozo vẫn được tạo ra.

- Khi không có lactozo nhưng các enzim vẫn được tạo ra có thể là:

+ Do vùng vận hành bị đột biến dẫn đến nó không liên kết đirợc với protein ức chế và quá trình phiên mã các gen cấu trúc vẫn diễn ra bình thường.

+ Do gen điều hòa R bị đột biến và tạo ra sản phẩm bị mất chức năng.

Vậy chọn đáp án C


Câu 16:

Một gen dài 3060A° có tỉ lệ A/G = 4/5. Đột biến xảy ra không làm thay đổi chiều dài của gen nhưng tỉ lệ A/G ≈ 79,28%. Loại đột biến đó là

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Giải thích: L = 3060A° => N = 1800 = 2A + 2G.

Mặt khác: A/G = 4/5 => A = T = 400; G = X = 500.

Đột biến không làm thay đổi chiều dài của gen => Đây là dạng đột biến thay thế và không làm thay đổi tổng số nucleotit của gen.

=> Gen đột biến có: 2A + 2G = 1800; A/G ≈ 79,28% => Số nucleotit từng loại của gen đột biến: A = T = 398; G = X = 502 => Đột biến thay thế 2 cặp A – T bằng 2 cặp G – X.


Câu 17:

Cho hai NST có cấu trúc và trình tự các gen ABCDE*FGH và MNOPQ*R (dấu * biểu hiện cho tâm động). Đột biến tạo ra NST có cấu trúc MNOCDE*FGH và ABPQ*R thuộc đạng dột biến

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Giải thích: Chuyển đoạn tương hỗ (thuận nghịch) giữa hai NST không tương đồng là hiện tượng một đoạn NST nào đó của cả hai NST không cùng cặp bị tách ra và hai đoạn này đổi chỗ cho nhau: đoạn MNO đổi chỗ cho đoạn AB


Câu 18:

Ở bí ngô, A-B- cho quả dẹt; A-bb hoặc aaB- cho quả tròn; aabb cho quả dài. Phép lai nào sau đây đời con có tỷ lệ 3 dẹt: 4 tròn: 1 dài?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Giải thích:

P: AaBb x aaBb => F1: 3A-B-, Aabb, 2aaBb, , aaBB, aabb

=> 3 dẹt: 4 tròn: 1 dài


Câu 20:

Quần thể nào trong các quần thể nêu dưới đây ở trạng thái cân bằng di truyền?

 

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Giải thích: Quần thể 1 và 3 đạt trạng thái cân bằng di truyền vì cấu trúc các quần này sẽ không thay đổi theo thời gian khi tự thụ phấn


Câu 21:

Sơ đồ thể hiện quy trình tạo giống mơí bằng phương pháp gây đột biến bao gồm:

I. Cho tự thụ phấn hoặc giao phối gần để tạo ra các giống thuần chủng

II. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn

III. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến

IV. Tạo dòng thuần chủng

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Giải thích: Quy trình:

III. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến

II. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn

IV. Tạo dòng thuần chủng


Câu 22:

Cơ quan thoái hoá cũng là cơ quan tương đồng vì:

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Giải thích: Ví dụ ruột thừa ở người bắt nguồn từ manh tràng của các loài động vật ăn thực vật, nhưng nay không còn chức năng, tiêu giảm


Câu 24:

Mức độ đa dạng của quần xã phụ thuộc vào:

          1- mối quan hệ giữa con mồi và vật ăn thịt.    

          2- sự cạnh tranh giữa các cá thể khác loài.

          3- sự thay đổi của các nhân tố vô sinh.            

          4- sự cạnh tranh trong nội bộ quần thể

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Giải thích: Độ đa dạng của quần xã bao gồm đa dạng về thành phần loài, đa dạng về ổ sinh thái, đa dạng về chuỗi thức ăn. Do vậy ý thứ 4 sai vì sự cạnh tranh nội bộ quần thể có thể làm giảm số lượng cá thể của quần thể


Câu 28:

Trong hệ sinh thái, nếu sinh khối của thực vật ở các chuỗi là bằng nhau thì trong số các chuỗi thức ăn sau, chuỗi thức ăn cung cấp năng lượng cao nhất cho con người là

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Giải thích: Vì không qua các sinh vật trung gian mà năng lượng từ thực vật truyền trực tiếp cho người


Câu 29:

Nếu bắt giun đất để lên mặt đất khô ráo, giun sẽ nhanh bị chết vì:

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Giải thích: Vì khi lên mặt đất, da bị khô, da không ẩm ướt thì khí oxy và cacbonic không thể khuếch tán qua được, giun không hô hấp được và chết


Câu 31:

Khi nói về đột biến điểm, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Alen đột biến luôn có tổng số nucleotit bằng tổng số nucleotit của alen ban đầu.

II. Nếu cấu trúc của chuỗi polipeptit do alen đột biến quy định giống với cấu trúc của chuỗi polipeptit do alen ban đầu quy định thì đột biến sẽ không gây hại.

III. Nếu đột biến không làm thay đổi tổng liên kết hidro của gen thì sẽ không làm thay đổi chiều dài của gen.

IV. Nếu đột biến không làm thay đổi chiều dài của gen thì sẽ không làm thay đổi tổng số axit amin của chuỗi polipeptit

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Giải thích: Chỉ có phát biểu III đúng. Còn lại:

I sai vì alen đột biến có thể có số nucleotit bằng số nucleotit ban đầu trong trường hợp đột biến thay thế. Hoặc cũng có thể tổng số nucleotit tăng hoặc giảm 1 cặp nucleotit trong trường hợp đột biến thêm hoặc mất.

II sai.

IV sai vì đột biến thay thế nucleotit làm bộ ba bình thường thành bộ ba kết thúc không làm thay đổi chiều dài của gen nhưng có thể làm chuỗi polipeptit do gen đó tổng hợp bị ngắn đi


Câu 35:

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, trong các phát biểu sau về quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Hình thành loài mới có thể xảy ra trong cùng khu vực địa lí hoặc khác khu vực địa lí.

(2) Đột biến đảo đoạn có thể góp phần tạo nên loài mới.

(3) Lai xa và đa bội hóa có thể tạo ra loài mới có bộ nhiễm sắc thể song nhị bội.

(4) Quá trình hình thành loài có thể chịu sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Giải thích: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, trong các phát biểu sau về quá trình hình thành loài mới, các phát biểu đúng:

(1) Hình thành loài mới có thể xảy ra trong cùng khu vực địa lí hoặc khác khu vực địa lí.

(2) Đột biến đảo đoạn có thể góp phần tạo nên loài mới.

(3) Lai xa và đa bội hóa có thể tạo ra loài mới có bộ nhiễm sắc thể song nhị bội.

(4) Quá trình hình thành loài có thể chịu sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.


Câu 37:

Cho các loại đột biến sau đây:

I. Đột biến mất đoạn NST.

II. Đột biến thể ba.

III. Đột biến lặp đoạn NST.

IV. Đột biến chuyển đoạn tương hỗ.

Số loại đột biến có thể làm thay đổi chiều dài phân tử AND là

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Giải thích: Trong các dạng đột biến trên:

I. Đột biến mất đoạn NST: là dạng đột biến làm mất đi một đoạn nào đó của NST làm NST ngắn đi làm thay đổi chiều dài phân tử

II. Đột biến thể ba: Đột biến thể ba có dạng 2n+1 (1 cặp NST nào đó có 3 chiếc), dạng đột biến này chỉ làm thay đổi số lượng NST chứ không làm thay đổi chiều dài NST.

III. Đột biến lặp đoạn NST: Lặp đoạn là dạng đột biến làm cho 1 đoạn nào đó của NST có thể lặp đi lặp lại một hay nhiều lần. Hệ quả của lặp đoạn dẫn đến làm gia tăng số lượng gen trên NST. Dạng đột biến này làm NST dài ra  làm thay đổi chiều dài phân tử AND.

IV. Đột biến chuyển đoạn tương hỗ là dạng đột biến mà cả 2 đoạn NST cùng dứt ra 1 đoạn và trao đổi cho nhau. Vì khả năng các đoạn bị đứt ra là rất thấp chuyển đoạn tương hỗ làm thay đổi chiều dài NST.

Vậy các trường hợp I, II, IV đúng


Câu 40:

Giả sử năng lượng đồng hoá của các sinh vật dị dưỡng trong một chuỗi thức ăn: Sinh vật tiêu thụ bậc 1 : 1500 000 Kcal; Sinh vật tiêu thụ bậc 2 : 180 000 Kcal; Sinh vật tiêu thụ bậc 3 : 18 000 Kcal; Sinh vật tiêu thụ bậc 4 : 1620 Kcal. Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2 và giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 với bậc dinh dưỡng cấp 3 trong chuỗi thức ăn trên lần lượt là

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Giải thích: Cách xác định các bậc dinh dưỡng trong chuỗi thức ăn như sau:

Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2 là 180.000/1.500.000 = 0,12 = 12%. Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 với bậc dinh dưỡng cấp 3 là 18.000/180.000 = 0,1 = 10%.


Bắt đầu thi ngay