Trang chủ Lớp 9 Toán Đề thi Toán 9 Học kì 1 có đáp án

Đề thi Toán 9 Học kì 1 có đáp án

Đề kiểm tra 15 phút Toán 9 Chương 2 Đại Số có đáp án

  • 4308 lượt thi

  • 7 câu hỏi

  • 15 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

06/11/2024

Phần trắc nghiệm

Nội dung câu hỏi 1:

Hàm số nào sau đây là hàm số bậc nhất ?

Xem đáp án

Đáp án đúng là A

*Lời giải:

Hàm số bậc nhất có dạng: y = ax + b

Nên xét các đáp án , ta thấy đáp án A là đúng

+ đáp án D là dạng bậc hai

+ đáp án C là căn của x 

+ đáp án B là 1/x

*Phương pháp giải:

Hàm số bậc nhất là hàm số được cho bởi công thức y = ax + b trong đó a, b là các số cho trước và a ≠ 0.

Chú ý: Khi b = 0 ta có hàm số y = ax 

* Các lý thuyết thêm và các dạng toán về hàm số bậc nhất:

Tính chất hàm số bậc nhất

Hàm số bậc nhất y = ax + b xác định với mọi giá trị của x thuộc R và có các tính chất như sau:

 Đồng biến trên R khi a > 0.

 Nghịch biến trên R khi a < 0.

Các dạng bài tập và phương pháp giải

Dạng 1: Nhận dạng hàm số bậc nhất

Phương pháp giải: Dựa vào định nghĩa của hàm số bậc nhất

Hàm số bậc nhất có dạng y = ax + b (a0).

 

Hàm số nào không có dạng trên thì không phải hàm số bậc nhất.

Dạng 2: Tính giá trị hàm số

Phương pháp giải: Giá trị hàm số y = f(x) tại điểm x0 là y0=fx0

 

Do đó muốn tính giá trị của hàm số y = f(x) tại x = x0 ta thay x = x0 vào công thức của hàm số rồi tính giá trị f(x0).

Dạng 3: Xét tính đồng biến nghịch biến của hàm số bậc nhất

Phương pháp giải: Xét hàm số y = ax + b với a, b là hằng số, a 0

- Nếu a > 0 thì hàm số đồng biến trên .

 

- Nếu a < 0 thì hàm số nghịch biến trên .

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:

Lý thuyết Hàm số bậc nhất (mới 2024 + Bài Tập) – Toán 9 

50 bài tập về Hàm số bậc nhất (có đáp án 2024) - Toán 9

TOP 40 câu Trắc nghiệm Hàm số bậc nhất (có đáp án 2024) – Toán 9


Câu 2:

19/07/2024

Với giá trị nào của m thì hàm số y = (2 – 3m)x + 5m là hàm số đồng biến?

Xem đáp án

Đáp án là C

Hàm số y = (2 – 3m)x + 5m là hàm số đồng biến khi

2 - 3m > 0 ⇔ m < 2/3


Câu 3:

23/07/2024

Đồ thị hàm số y = (2m – 3)x + 3 đi qua điểm (1; 6) khi m bằng:

Xem đáp án

Đáp án là B

Đồ thị hàm số y = (2m – 3)x + 3 đi qua điểm (1; 6) khi:

6 = (2m – 3).1 + 3 ⇔ 2m = 6 ⇔ m = 3


Câu 4:

11/07/2024

Nếu đồ thị y = mx + 2 song song với đồ thị y = -2x + 1 thì:

Xem đáp án

Đáp án là D

Đồ thị y = mx + 2 song song với đồ thị y = -2x + 1 khi m = - 2

Khi đó hàm số y = mx + 2 nghịch biến


Bắt đầu thi ngay