Đề thi Học kì 2 Hóa học 10 cực hay có đáp án (Đề 6)

  • 3137 lượt thi

  • 30 câu hỏi

  • 40 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

23/07/2024
Số oxi hóa có thể có của lưu huỳnh trong hợp chất là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Số oxi hoá có thể có của lưu huỳnh trong hợp chất là -2, +4, +6.


Câu 2:

03/07/2024
Cấu tạo một phân tử halogen gồm
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Cấu tạo một phân tử halogen gồm 2 nguyên tử


Câu 3:

11/07/2024
Trong hợp chất, nguyên tố flo chỉ có số oxi hóa là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Trong hợp chất, nguyên tố flo chỉ có số oxi hoá là -1


Câu 5:

04/07/2024
Trong công nghiệp, người ta điều chế nước Gia-ven bằng cách
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Trong công nghiệp, người ta điều chế nước Giaven bằng cách điện phân dung dịch NaCl không có màng ngăn.

Phản ứng hóa học minh họa:

2NaCl + 2H2O 2NaOH + Cl2+ H2

Do không có màng ngăn:

Cl2+ 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O (nước Gia – ven)


Câu 6:

03/07/2024
Hóa chất nào sau đây khôngđược đựng bằng lọ thủy tinh ?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Dung dịch HF không được đựng bằng lọ thuỷ tinh vì HF có khả năng ăn mòn thuỷ tinh.

4HF + SiO2→ SiF4+ 2H2O


Câu 7:

21/07/2024
Ở điều kiện thường (25oC, 1 atm), trạng thái tồn tại của lưu huỳnh là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Ở điều kiện thường, lưu huỳnh tồn tại ở trạng thái rắn.


Câu 8:

22/07/2024
Cho các dung dịch: NaF, NaCl, NaBr, NaI. Chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây để nhận biết được các dung dịch trên?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Dùng thuốc thử là dung dịch AgNO3

+ Không hiện tượng: NaF

NaF + AgNO3→ Không phản ứng

+ Xuất hiện kết tủa trắng: NaCl

NaCl + AgNO3→ NaNO3+ AgCl↓

+ Xuất hiện kết tủa vàng: NaBr

NaBr + AgNO3→ NaNO3+ AgBr↓

+ Xuất hiện kết tủa vàng đậm: NaI

NaI + AgNO3→ NaNO3+ AgI↓


Câu 9:

14/07/2024
Sự dịch chuyển cân bằng hoá học là sự di chuyển từ trạng thái cân bằng hoá học này sang trạng thái cân bằng hoá học khác do
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Sự dịch chuyển cân bằng hoá học là sự di chuyển từ trạng thái cân bằng hoá học nàysang trạng thái cân bằng hoá học khác do tác động của các yếu tố từ bên ngoài tác động lên cân bằng.


Câu 10:

18/07/2024
Để vận chuyển axit sunfuric đặc, nguội có thể đựng trong bình chứa làm bằng
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Để vận chuyển axit sunfuric đặc, nguội có thể đựng trong bình chứa làm bằng Fe


Câu 12:

20/07/2024
Cho sơ đồ chuyển hóa : (mỗi mũi tên ứng với một phản ứng). Hai chất X, Y lần lượt là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

FeCl

3+ 3NaOH → Fe(OH)3↓ + 3NaCl

Câu 13:

21/07/2024
Đưa mảnh giấy lọc tẩm dung dịch KI và hồ tinh bột vào bình đựng khí ozon, hiện tượng gì xuất hiện trên giấy lọc?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

I

2sinh ra tác dụng với hồ tinh bột thấy xuất hiện màu xanh đậm.

Câu 14:

15/07/2024
Khi đốt cháy axetilen để hàn, cắt kim loại. Nhiệt lượng giải phóng ra lớn nhất khi axetilen
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Khi đốt cháy axetilen để hàn, cắt kim loại, nhiệt lượng giải phóng ra lớn nhất khi axetilen cháy trong khí oxi nguyên chất


Câu 15:

03/07/2024
Chất nào sau đây có thể dùng để làm khô khí Cl2ẩm ?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Dung dịch H2SO4đậm đặc có thể dùng để làm khô khí Cl2ẩm. Do H2SO4đặc hút ẩm và Cl2không tác dụng với H2SO4đặc.


Câu 16:

04/07/2024
Tính chất hoá học nào sau đây là tính chất của dung dịch axit sunfuric loãng?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Tính chất hoá học của dung dịch axit sunfuric loãng là tính axit mạnh.


Câu 18:

21/07/2024
Ở phản ứng nào sau đây, H2S đóng vai trò chất khử ?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Trong phản ứng: 3H2S + 2KMnO4→ 2MnO2 +2KOH + 3S↓ +2H2O

Số oxi hóa của S tăng từ -2 lên 0, do đó H2S đóng vai trò là chất khử.


Câu 19:

03/07/2024
Cho các cân bằng hoá học :

(a) N2(k) + 3H2(k) ⇄ 2NH3(k)

(b) H2(k) + I2(k) ⇄ 2HI (k)

(c) 2SO2(k) + O2(k) ⇄ 2SO3(k)

(d) 2NO2(k) ⇄ N2O4(k)

Khi thay đổi áp suất những số cân bằng hóa học bị chuyển dịch là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Khi thay đổi áp suất, những cân bằng hoá học bị dịch chuyển là: (a), (c), (d). Đây là các cân bằng có tổng số mol khí ở hai vế là khác nhau.


Câu 20:

03/07/2024
Bộ dụng cụ như hình vẽ có thể dùng để thu khí nào sau đây ?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Vì ống nghiệm ngửa nên khí thu được nặng hơn không khí

→ chọn Cl2


Câu 21:

17/07/2024
Hấp thụ 2,24 lít khí SO2(đktc) vào 300 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch X. Chất tan trong X là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

phản ứng sinh ra muối Na2SO3và NaOH dư

Câu 22:

16/07/2024
Khi lần lượt tác dụng với mỗi chất dưới đây, trường hợp axit sunfuric đặc và axit sunfuric loãng hình thành sản phẩm giống nhau là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

CaCO3tác dụng với H2SO4đặc hay loãng đều thu được sản phẩm giống nhau.

CaCO3+ H2SO4→ CaSO4+ CO2↑ + H2O


Câu 23:

02/11/2024

Việc sản xuất amoniac trong công nghiệp dựa trên phản ứng :

N2 (k) + 3H2 (k) ⇄ 2NH3 (k) < 0.

Muốn sản xuất amoniac đạt hiệu quả cao, người ta phải thay đổi các yếu tố nào sau đây ?

</>

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

- Muốn sản xuất amoniac đạt hiệu quả cao, người ta phải thay đổi các yếu tố Tăng áp suất, giảm nhiệt độ và lấy NH3ra khỏi phản ứng.

Khi tăng áp suất, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm áp suất (chiều thuận)

Khi giảm nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm tăng nhiệt độ (chiều thuận)

Lấy NH3ra khỏi phản ứng, cân bằng chuyền dịch theo chiều làm tăng NH3(chiều thuận).

→ D đúng.A,B,C sai.

* Phản ứng một chiều

- Phản ứng một chiều là phản ứng chỉ xảy ra theo một chiều từ trái sang phải (tức các sản phẩm phản ứng không tác dụng được với nhau để tạo ra các chất tham gia phản ứng).

- Ví dụ phản ứng một chiều:

2KClO3 to,MnO22KCl + 3O2 ↑

Cũng điều kiện đó O2 tạo ra không tác dụng được với KCl để tạo thành KClO3.

2. Phản ứng thuận nghịch

- Phản ứng thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau (tức là các chất tham gia phản ứng tác dụng với nhau để tạo thành sản phẩm đồng thời các sản phẩm phản ứng được với nhau để tạo ra các chất tham gia phản ứng).

 Ví dụ phản ứng thuận nghịch:

3H2 + N2to,p,xt 2NH3

NH3 được tạo thành đồng thời lại bị phân hủy sinh ra H2 và N2 là các chất tham gia phản ứng.

3. Cân bằng hóa học

- Cân bằng hóa học là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ của phản ứng nghịch.

- Cân bằng hóa học là cân bằng động, vì ở trạng thái cân bằng, phản ứng không dừng lại mà phản ứng thuận và phản ứng nghịch vẫn diễn ra, nhưng với tốc độ bằng nhau.

Lý thuyết Hóa 10 Bài 38: Cân bằng hóa học | Hóa học lớp 10 (ảnh 1)

 

II. Sự chuyển dịch cân bằng hóa học

- Sự chuyển dịch cân bằng hóa học là sự chuyển từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác do tác động của các yếu tố từ bên ngoài lên cân bằng.

Lý thuyết Hóa 10 Bài 38: Cân bằng hóa học | Hóa học lớp 10 (ảnh 1)

 

III. Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học

1. Ảnh hưởng của nồng độ

- Khi tăng hoặc giảm nồng độ của một chất trong cân bằng thì cân bằng chuyển dịch theo chiểu làm giảm tác dụng của việc tăng hoặc giảm nồng độ của chất đó.

- Lưu ý: Đối với hệ cân bằng có chất rắn thì việc thêm hay bớt lượng chất rắn không ảnh hưởng đến cân bằng, nghĩa là cân bằng không chuyển dịch.

2. Ảnh hưởng của áp suất

- Khi tăng hoặc giảm áp suất chung của hệ cân bằng thì cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm tác dụng của việc tăng hoặc giảm áp suất đó.

- Lưu ý: Khi hệ cân bằng có số mol khí ở 2 về bằng nhau hoặc trong hệ không có chất khí thì việc tăng, giảm áp suất chung của hệ không làm cho cân bằng chuyển dịch.

Lý thuyết Hóa 10 Bài 38: Cân bằng hóa học | Hóa học lớp 10 (ảnh 1)

3. Ảnh hưởng của nhiệt độ

- Khi tăng nhiệt độ thì cân bằng chuyền dịch theo chiều phản ứng thu nhiệt, nghĩa là làm giảm tác dụng của việc tăng nhiệt độ.

- Còn khi giảm nhiệt độ thì cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng tỏa nhiệt, nghĩa là làm giảm tác dụng của việc giảm nhiệt độ.

Kết luận: Nguyên lí chuyển dịch cân bằng (Nguyên lí Lơ Sa-tơ-li-ê): "Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu một tác động bên ngoài, như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ sẽ chuyển dịch cân bằng theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó”.

4. Vai trò của chất xúc tác

- Chất xúc tác không ảnh hưởng đến cân bằng vì chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng thuận và tốc độ phản ứng nghịch với số lần bằng nhau.

V. Ý nghĩa của tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học trong sản xuất hóa học

Trong công nghiệp và sản xuất việc vận dụng các yếu tố làm tăng tốc độ phản ứng và chuyển dịch cân bằng giúp phản ứng thực hiện nhanh và đạt hiệu suất cao.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Hóa 10 Bài 38: Cân bằng hóa học

Mục lục Giải SBT Hóa 10 Bài 38: Cân bằng hóa học


Câu 25:

22/07/2024
Dãy các chất nào sau đây đều tác dụng với axit clohiđric?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Loại B, C và D do: Các chất CuSO4, Cu, H2SO4không tác dụng với HCl


Câu 27:

21/07/2024
Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại R (có hóa trị II) trong hỗn hợp khí Cl2và O2. Sau phản ứng thu được 23,0 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 5,6 lít (đktc). Kim loại R là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Gọi số mol khí Cl2và O2lần lượt là x và y mol

→ x + y = 0,25 (1)

Bảo toàn khối lượng: mR+ mkhí= mrắn

→ mkhí= 23 – 7,2 = 15,8

→ 71x + 32y = 15,8 (2)

Từ (1) và (2)

Bảo toàn e:

→ MR= 24 (Mg)


Câu 29:

13/07/2024
Hòa tan hoàn toàn 2,44 gam hỗn hợp bột X gồm FexOyvà Cu bằng dung dịch H2SO4đặc, nóng (dư). Sau phản ứng, thu được 0,504 lít khí SO2(sản phẩm khử duy nhất, đktc) và dung dịch chứa 6,6 gam hỗn hợp muối sunfat. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Cu trong X là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Quy đổi hỗn hợp X thành Fe (a mol), O (b mol) và Cu (c mol)

→ 56a + 16b + 64c = 2,44 (1)

Bảo toàn e:

→ 3a + 2c = 2b + 0,045 (2)

→ 200a + 160c = 6,6 (3)

Từ (1), (2), (3) → a = b = 0,025; c = 0,01 mol

→ %mCu= 26,23%


Câu 30:

04/07/2024
Hoà tan m gam hỗn hợp gồm KHCO3và CaCO3trong lượng dư dung dịch HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 1 mol khí CO2. Giá trị của m là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Bảo toàn nguyên tố C:

→ m = 1.100 =100 gam

Chú ý: Có phân tử khối của KHCO3và CaCO3 đều là 100 đvC.

----------- HẾT ----------


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương