Chọn giống
Chọn giống
-
317 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
23/07/2024Giống vật nuôi, cây trồng là tập hợp sinh vật
Phương án đúng là D. Tất cả các ý trên.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2:
23/07/2024Người ta thường sử dụng nguồn nguyên liệu nào để chọn tạo giống
Người ta thường sử dụng cả nguồn nguyên liệu tự nhiên và nhân tạo
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3:
02/01/2025Phương pháp chủ yếu để tạo ra biến dị tổ hợp trong chọn giống vật nuôi, cây trồng là
Đáp án đúng là : D
- Phương pháp chủ yếu để tạo ra biến dị tổ hợp trong chọn giống vật nuôi, cây trồng là Lai giống.
→ D đúng.A,B,C sai.
* Mở rộng:
I: Tạo giống thuần chủng duqaj trên nguồi biến dị tổ hợp
Các bước tạo giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp:
- Tạo ra các dòng thuần khác nhau.
- Lai giống và tạo ra những tổ hợp gen mong muốn.
- Tiến hành cho tự thụ phấn hoặc giao phối gần để tạo ra giống thuần chủng.
II. TẠO GIỐNG LAI CÓ ƯU THẾ LAI CAO
1. Khái niệm về ưu thế lai
- Ưu thế lai là hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội so với các dạng bố mẹ.
- Ưu thế lai đạt cao nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ suy ra đây là lí do không dùng con lai F1 làm giống, chỉ dùng vào mục đích kinh tế.
2. Cơ sở di truyền của ưu thế lai
- Giả thuyết siêu trội: Ở trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau, con lai có được kiểu hình vượt trội nhiều mặt so với các dạng bố mẹ có nhiều gen ở trạng thái đồng hợp tử.
- Con lai F1 không dùng làm giống vì ở các thế hệ sau tỉ lệ dị hợp giảm dẫn -> ưu thế lai giảm.
3. Phương pháp tạo ưu thế lai
- Tạo dòng thuần chủng khác nhau.
- Lai các dòng thuần chủng với nhau để tìm các tổ hợp lai có năng suất cao.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 12 Bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
Mục lục Giải Sinh học 12 Bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
Câu 4:
23/07/2024Trong chọn giống, người ta tiến hành tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết nhằm
Tiến hành tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết nhằm tạo điều kiện để làm tăng sự xuất hiện của các cá thể có kiểu gen đồng hợp → tạo dòng thuần chủng hình thành dòng thuần chủng
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5:
23/07/2024Cho cây có kiểu gen AabbDd tự thụ phấn qua nhiều thế hệ sẽ tạo ra tối đa bao nhiêu dòng thuần?
Cây AabbDd tự thụ phấn qua nhiều thể hệ
Cặp Aa tự thụ phấn cho ra 2 dòng thuần AA, aa
Cặp bb chỉ cho 1 dòng thuần: bb
Cặp Dd cho 2 dòng thuần: DD, dd
→ Cho tối đa 4 dòng thuần
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6:
23/07/2024Cho biết các công đoạn được tiến hành trong chọn, tạo giống như sau:
1. Chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn.
2. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.
3. Lai các dòng thuần chủng với nhau.
4. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen mong muốn.
Việc tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp được thực hiện theo quy trình:
Quy trình đúng là : (2) → (3) → (1) → (4).
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7:
23/07/2024Ưu thế lai là hiện tượng con lai:
Ưu thế lai là hiện tượng con lai: có những đặc điểm vượt trội so với bố mẹ.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 8:
23/07/2024Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây đúng?
Phát biểu đúng là C. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở đời F1 của phép lai khác dòng
Đáp án cần chọn là: C
Câu 9:
21/11/2024Ưu thế lai thể hiện rõ nhất ở đời con lai F1 của phép lai?
Đáp án đúng là : D
- Ưu thế lai thể hiện rõ nhất ở đời con lai F1 của phép lai khác dòng.
Khác chi, khác loài, khác thứ là những phân loại trên loài, giữa chúng đã có sự cách li sinh sản nhất định.
→ D đúngA,B,C sai.
* Mở rộng:
NGUYÊN NHÂN CỦA HIỆN TƯỢNG ƯU THẾ LAI
- Về phương diện di truyền, sự xuất hiện của ưu thế lai được giải thích như sau:
+ Khi các dòng thuần mang gen trội về một số tính trạng nào đó lai với nhau thì cơ thể lai F1 sẽ tập trung đầy đủ các gen trội có lợi từ bố và mẹ, lấn át sự biểu hiện của các gen lặn có hại.
+ Ví dụ: Một dòng thuần mang 2 gen trội lai với một dòng thuần mang 1 gen trội sẽ cho cơ thể lai F1 mang 3 gen trội có lợi.
P: AAbbCC x aaBBcc → F1: AaBbCc
- Muốn khắc phục hiện tượng ưu thế lai giảm dần ở các thế sau, người ta sử dụng các phương pháp nhân giống vô tính (bằng giâm, chiết, ghép, vi nhân giống,…)
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP TẠO ƯU THẾ LAI
1. Phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng
- Lai khác dòng:
+ Là phương pháp tạo hai dòng thuần rồi cho lai với nhau.
+ Thành tựu: Tạo ngô F1 có năng suất tăng 25 - 30%, tạo lúa F1 có năng suất tăng 20 - 40%,...
- Lai khác thứ:
+ Là phương pháp tổ hợp lai giữa 2 thứ hoặc tổng hợp nhiều thứ của cùng một loài.
+ Phương pháp lai khác thứ vừa tạo ưu thế lai vừa tạo giống mới.
+ Thành tựu: Tạo giống lúa DT17 vừa có khả năng cho năng suất cao của DT10 vừa cho chất lượng gạo cao của OM80.
2. Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi
- Để tạo ưu thế lai ở vật nuôi, chủ yếu người ta dùng phép lai kinh tế. Lai kinh tế là cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần chủng khác nhau rồi dùng F1 làm sản phẩm, không dùng nó làm giống.
- Ở nước ta, trong phép lai kinh tế, thường dùng con cái thuộc giống trong nước cho giao phối với con đực cao sản thuộc giống thuần nhập nội. Con lai có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, chăn nuôi của giống mẹ và có sức tăng sản của giống bố.
- Thành tựu: Lợn lai kinh tế giữa Ỉ Móng Cái x Đại bạch có sức sống cao, tăng trọng nhanh, tỉ lệ thịt nạc cao hơn.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 9 Bài 35: Ưu thế lai
Mục lục Giải VBT Sinh học 9 Bài 35: Ưu thế lai
Câu 10:
23/07/2024Bước chuẩn bị quan trọng nhất để tạo ưu thế lai là
Bước chuẩn bị quan trọng nhất là: tạo giống thuần chủng, chọn đôi giao phối
Vì khi lai 2 dòng thuần chủng với nhau sẽ có nhiều cơ hội hơn tạo ra ưu thế lai ở F1. Do đó cần kiểm tra kĩ xem giống có thuần chủng không.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 11:
23/07/2024Giao phối cận huyết được thể hiện ở phép lai nào sau đây:
Giao phối cận huyết được thể hiện ở phép lai có bố mẹ có kiểu gen giống hoặc gần gũi nhau.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12:
23/07/2024Trong các phép lai khác dòng dưới đây, ưu thể lai biểu hiện rõ nhất ở đời con của phép lai nào?
Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở trạng thái dị hợp , phép lai nào có đời con có càng nhiều cặp gen dị hợp thì ưu thế lai càng cao
Ta có các phép lai
AAbbDDee × aaBBddEE→ Aa Bb Dd Ee (4 cặp gen dị hợp)
AAbbDDEE × aaBBDDee→ AaBbDDEe (3 cặp gen dị hợp)
AAbbddee × AAbbDDEE → AAbbDdEe (2 cặp gen dị hợp)
AABBDDee × Aabbddee → AABbDdee (2 cặp gen dị hợp): AaBbDdee (3 cặp gen dị hợp)
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13:
23/07/2024Khẳng định nào sau đây về tạo giống ưu thế lai là không đúng?
Khẳng định sai là A
Các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về kiểu gen đem lai thuận nghịch có thể cho F1 có ưu thế lai khác nhau.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 14:
10/01/2025Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa giống là:
Đáp án đúng là : B
- Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa giống là: Tỉ lệ thể dị hợp trong quần thể giảm, tỉ lệ thể đồng hợp tử tăng trong đó các gen lặn gây hại biểu hiện ra kiểu hình
+ Giao phối gần (cận huyết):
Khi giao phối giữa các cá thể có quan hệ họ hàng gần, tỉ lệ thể đồng hợp tử trong quần thể sẽ tăng, trong khi tỉ lệ thể dị hợp tử giảm. Điều này làm cho các gen lặn gây hại (vốn bị ẩn trong trạng thái dị hợp) có cơ hội biểu hiện ra kiểu hình, dẫn đến suy giảm năng suất, sức sống hoặc khả năng thích nghi.
+ Hiệu ứng trôi dạt di truyền (drift):
Trong các quần thể nhỏ, sự biến động ngẫu nhiên về tần số alen có thể làm giảm tỉ lệ dị hợp tử và gia tăng sự đồng hợp hóa, từ đó làm lộ ra các gen lặn gây hại.
+ Chọn lọc tự nhiên không hiệu quả:
Trong các quần thể nhỏ hoặc các điều kiện môi trường ổn định, các gen lặn gây hại có thể không bị loại bỏ hoàn toàn do áp lực chọn lọc yếu, dẫn đến tích lũy gen lặn qua các thế hệ.
+Tự thụ phấn ở thực vật:
Trong các loài thực vật tự thụ phấn, sự giao phối giữa các cá thể trong cùng một cây (cùng kiểu gen) làm giảm tỉ lệ dị hợp tử và tăng tỉ lệ đồng hợp tử, dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống.
→ B đúngA,C,D sai.
* Mở rộng:
I. HIỆN TƯỢNG THOÁI HÓA
1. Hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn
- Ở cây giao phấn, khi cho tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ ở các đời con cháu sẽ xuất hiện hiện tượng thoái hóa.
- Biểu hiện của hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn: Các cá thể của các thế hệ kế tiếp có sức sống kém dần biểu hiện ở các dấu hiệu như sinh trưởng, phát triển chậm; chiều cao cây và năng suất giảm dần; nhiều cây bị chết.
2. Hiện tượng thoái hóa do giao phối gần ở động vật
a. Giao phối gần
- Giao phối gần (giao phối cận huyết) là hiện tượng con cái sinh ra của cùng một cặp bố mẹ giao phối với nhau hoặc giao phối giữa bố mẹ và con cái của chúng.
b. Thoái hóa do giao phối gần
- Giao phối gần gây hiện tượng thoái hóa giống với các biểu hiện như: sinh trưởng và phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai, dị dạng bẩm sinh, chết non,…
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 9 Bài 34: Thoái hoá do tự thụ phấn và do giao phối gần
Mục lục Giải VBT Sinh học 9 Bài 34: Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần
Câu 15:
23/07/2024Tự thụ phấn sẽ không gây thoái giống trong trường hợp:
Các cá thể ở thế hệ xuất có KG đồng hợp trội có lợi hoặc không chứa hoặc chứa ít gen có hại khi tự thụ phấn thì đời con luôn có KG giống bố mẹ hoặc ít chứa các gen gây hại → không gây thoái hóa giống.
Đáp án cần chọn là: B
Có thể bạn quan tâm
- Quy luật phân ly (676 lượt thi)
- Quy luật phân ly độc lập (374 lượt thi)
- Quy luật tương tác gen (522 lượt thi)
- Quy luật liên kết gen (355 lượt thi)
- Quy luật hoán vị gen (1059 lượt thi)
- Di truyền ngoài nhân và gen đa hiệu (391 lượt thi)
- Ảnh hưởng của môi trường đến sự biểu hiện gen (331 lượt thi)
- Cấu trúc di truyền quần thể tự phối và giao phối gần (274 lượt thi)
- Cấu trúc di truyền quần thể ngẫu phối (493 lượt thi)
- Chọn giống (316 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Điều hòa biểu hiện gen (3540 lượt thi)
- Học thuyết tiến hóa Dacuyn (1534 lượt thi)
- Quang hợp ở thực vật (872 lượt thi)
- Hô hấp ở thực vật (816 lượt thi)
- Protein và quá trình dịch mã (550 lượt thi)
- Tiêu hóa ở động vật (542 lượt thi)
- Quá trình nhân đôi DNA (533 lượt thi)
- Quá trình hình thành loài (524 lượt thi)
- ARN và quá trình phiên mã (504 lượt thi)
- Sinh sản ở thực vật (472 lượt thi)