Protein và quá trình dịch mã
Protein và quá trình dịch mã
-
534 lượt thi
-
24 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
23/07/2024Quá trình tổng hợp prôtêin được gọi là:
Tự sao là quá trình nhân đôi
Sao mã là quá trình tổng hợp ARN
Giải mã (dịch mã) là quá trình tổng hợp prôtêin
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2:
23/07/2024Phân tử nào có vị trí để ribôxôm nhận biết và gắn vào khi dịch mã?
mARN có vị trí để riboxôm nhận biết và gắn vào khi dịch mã
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3:
23/07/2024Trong tổng hợp prôtêin, năng lượng ATP thực hiện chức năng nào sau đây?
ATP tham gia hoạt hóa axit amin
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4:
23/07/2024Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về ribôxôm?
Ý A sai vì ribôxom gồm 2 tiểu đơn vị lớn và nhỏ
Ý B chưa đúng vì cấu tạo của ribôxom gồm có rARN và protein histon
Ý D sai vì sinh vật nhân sơ cũng có riboxom
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5:
23/07/2024Liên kết giữa các axit amin là loại liên kết gì?
Liên kết giữa các axit amin là liên kết peptit.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6:
23/07/2024Cho các dữ liệu sau:
1- Enzyme thủy phân aa mở đầu
2- Riboxom tách thành hai tiểu phần bé và lớn rời khỏi mARN
3- Chuỗi polipeptit hình thành bậc cấu trúc không gian của protein
4- Riboxom trượt gặp bộ ba kết thúc trên mARN thì dừng lại
Trình tự đúng trong giai đoạn kết thúc dịch mã là:
Trình tự đúng trong giai đoạn kết thúc dịch mã là 4- 2 -1- 3
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7:
23/07/2024Có bao nhiêu nhận xét sau đúng đối với quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực?
(1) Dịch mã diễn ra cùng thời điểm với quá trình phiên mã.
(2) Ribôxôm di chuyển trên mARN theo chiều từ 5’ - 3'.
(3) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung (A-T, G-X và ngược lại).
(4) Xảy ra ở tế bào chất.
(5) 1 phân tử mARN dịch mã tạo 1 loại chuỗi polipeptit.
(6) Gồm quá trình hoạt hóa axit amin và tổng hợp chuỗi polipeptit.
(7) Trong quá trình dịch mã, tARN đóng vai trò như “người phiên dịch”.
(1) Sai vì ở sinh vật nhân thực, dịch mã diễn ra sau phiên mã, giữa 2 quá trình còn có sự trưởng thành của mARN sơ khai.
(3) Sai vì quá trình dịch mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung: A-U; G-X và ngược lại
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8:
23/07/2024Trong các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, nguyên tắc bổ sung theo từng cặp nuclêôtit được thể hiện ở cơ chế nào?
Cả 3 cơ chế trên đều có sự khớp các nuclêôtit với nhau theo NTBS.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9:
23/07/2024Điểm giống nhau giữa quá trình phiên mã và dịch mã ở sinh vật nhân thực là:
Điểm giống nhau giữa quá trình phiên mã và dịch mã ở sinh vật nhân thực là: đều diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.
Phiên mã: nguyên tắc bổ sung giữa mARN với ADN
Dịch mã: nguyên tắc bổ sung giữa bộ ba đối mã tARN với bộ ba mã hóa mARN
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10:
23/07/2024Ở nhóm sinh vật nào thì phiên mã và dịch mã cùng 1 gen có thể diễn ra đồng thời?
Sinh vật nhân thực có màng nhân ngăn cách nhân với tế bào chất nên mARN phải từ nhân đi ra tế bào chất mới thực hiện dịch mã được.
Sinh vật nhân sơ không có màng nhân nên phiên mã đến đâu, có thể dịch mã luôn đến đó..
Đáp án cần chọn là: A
Câu 11:
23/07/2024Trong điều kiện phòng thí nghiệm, người ta sử dụng 3 loại nuclêôtit cấu tạo nên ARN để tổng hợp một phân tử mARN nhân tạo. Phân tử mARN này chỉ có thể thực hiện được dịch mã khi 3 loại nuclêôtit được sử dụng là:
Phân tử chỉ có thể thực hiện dịch mã khi có 3 loại nu là G, A, U để có mã mở đầu là 5’AUG3’ mới có khả năng dịch mã.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12:
23/07/2024Loại axit nuclêic tham gia vào thành phần cấu tạo nên ribôxôm là:
Loại axit nuclêic tham gia vào thành phần cấu tạo nên ribôxôm là rARN.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13:
23/07/2024Nguyên tắc đảm bảo cho việc truyền đạt thông tin di truyền chính xác từ mARN đến polipeptit là
Mỗi rARN chỉ vận chuyển một loại axit amin nhất định một cách đặc hiệu và có sự khớp mã bổ sung giữa bộ ba đối mã của rARN với bộ ba mã sao tương ứng trên mARN.
Nguyên tắc đảm bảo cho việc truyền đạt thông tin di truyền chính xác từ mARN đến polipeptit là mỗi 1 tARN chỉ vận chuyển một loại axit amin nhất định một cách đặc hiệu và có sự khớp mã bổ sung giữa bộ ba đối mã của tARN với bộ ba mã sao tương ứng trên mARN
Đáp án cần chọn là: D
Câu 14:
14/12/2024Điểm giống nhau giữa quá trình phiên mã và dịch mã ở sinh vật nhân thực là:
Đáp án đúng là: B
Giải thích: A sai vì ở sinh vật nhân thực, phiên mã diễn ra trong nhân nhưng dịch mã diễn ra ở chất tế bào
C sai vì dịch mã không có sự tham gia của enzim ARN polimeraza
D sai vì ở tế bào nhân thực, phiên mã và dịch mã không diễn ra đồng thời với nhân đôi
*Tìm hiểu thêm: "Cấu trúc và chức năng của các loại ARN"
* ARN thông tin (mARN)
- Cấu trúc: Mạch đơn thẳng, đầu 5’ có trình tự nu đặc hiệu nằm gần côđôn mở đầu để ribôxôm nhận biết và gắn vào.
- Chức năng: Dùng làm khuôn cho dịch mã.
* ARN vận chuyển (tARN)
- Cấu trúc: Mạch đơn, tự xoắn, có cấu trúc 3 thùy, đầu 3’ mang axit amin có 1 bộ ba đối mã đặc hiệu.
- Chức năng: Mang axit amin tới ribôxôm, tham gia dịch thông tin di truyền.
* ARN ribôxôm (rARN)
- Cấu trúc: Mạch đơn nhưng có nhiều vùng ribôxôm liên kết với nhau tạo thành vùng xoắc cục bộ.
- Chắc năng: Kết hợp với prôtêin cấu tạo ribôxôm.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
A. Lý thuyết Sinh học 12 Bài 2: Phiên mã và dịch mã
Câu 15:
23/07/2024Điểm khác nhau giữa quá trình phiên mã và dịch mã ở sinh vật nhân thực là:
Điểm khác nhau giữa quá trình phiên mã và dịch mã ở sinh vật nhân thực là phiên mã diễn ra trong nhân tế bào còn dịch mã diễn ra ngoài tế bào chất
B, C, D là Điểm giống nhau giữa quá trình phiên mã và dịch mã ở sinh vật nhân thực: đều diễn ra theo nguyên tắc bổ sung, đều có sự tham gia của các enzim và phải trải qua quá trình biến đổi để trưởng thành → sản phẩm có hoạt tính chức năng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 16:
23/07/2024Nếu một chuỗi polypeptit được tổng hợp từ trình tự mARN dưới đây, thì số axit amin của nó sẽ là bao nhiêu ?
5’ -XGAUGUGUUUXXAAGUGAUGXAUAAAGAGUAGX-3’
mARN5’ –XGAUGUGU UUX XAA GUG AUG XAU AAA GAGUAGX-3’
Phân tử ARN được dịch mã bắt đầu từ đầu 5→3’ và bắt đầu dịch mã từ vị trí AUG và kết thúc tại vị trí của bộ ba kết thúc ( UAA/ UAG / UGA).
Số aa trong chuỗi polipeptit sẽ bằng số bộ ba nằm giữa bộ ba mở đầu và bộ ba kết thúc ( vì sau khi hoàn thành dịch mã thì axitamin đầu tiên sẽ bị cắt bỏ): 8 bộ ba = 8 aa
Đáp án cần chọn là: A
Câu 17:
23/07/2024Số axitamin trong chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ phân tử mARN có 1500 nuclêôtit là:
Số axit amin trong chuỗi polipeptide được tổng hợp là 1500 : 3 – 1 = 499
Đáp án cần chọn là: C
Câu 18:
23/07/2024Một gen (M) có chiều dài 0,51 . Trong quá trình dịch mã đã tổng hợp nên một chuỗi pôlipeptít có 399 axitamin. (M) là gen của loại sinh vật nào sau đây?
Gen M có chiều dài 0.51→ N= 3000 nu. Phiên mã tạo ra mARN có 500 bộ ba.
Nếu gen M là của sinh vật nhân sơ, dịch mã sẽ tạo ra 500-1=499 axit amin khác với đề bài → gen M là của sinh vật nhân thực.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 19:
23/07/2024Một gen ở vi khuẩn E. coli đã tổng hợp cho một phân tử prôtêin hoàn chỉnh có 298 axit amin. Phân tử mARN được tổng hợp từ gen trên có tỷ lệ A : U : G : X là 1:2:3:4. Số lượng nuclêôtit từng loại của gen trên là:
Số rnu của mARN là ( 298 + 2) . 3 = 900
A : U : G : X = 1:2:3:4
Đặt A = x , U = 2x, G = 3x, X = 4x
→ x + 2x + 3x + 4x = 900
→ x = 90
→ A = 90, U = 180 , G= 270, X = 360
→ A = T = 270 , G = X = 630
Đáp án cần chọn là: A
Câu 20:
23/07/2024Số liên kết peptit được hình thành khi phân tử mARN dài 0,408 micrômet tổng hợp 1 chuỗi pôlipeptit là:
Ta có: rN = 4080 : 3,4 = 1200
Số liên kết peptit được hình thành = 1200 : 3 – 2 = 398
Đáp án cần chọn là: D
Câu 21:
23/07/2024Một gen có vùng mã hóa gồm 738 cặp bazơ nitơ. Quá trình dịch mã tạo chuỗi pôlipeptit do gen này quy định đã giải phóng ra số phân tử nước là:
Số rnu của mARN là 738
Số phân tử nước được giải phóng là 738 : 3 – 2 = 244
Đáp án cần chọn là: B
Câu 22:
23/07/2024Một gen ở sinh vật nhân sơ tự nhân đôi 4 đợt liên tiếp thu được các gen con. Các gen con này đều được phiên mã 5 lần thu được các mARN. Mỗi mARN được tạo thành có 6 lần riboxom trượt qua để dịch mã. Theo lí thuyết, số chuỗi polipeptit được tổng hợp trong quá trình dịch mã trên là :
1 gen nhân đôi 4 lượt liên tiếp → tạo 24= 16 gen con
Mỗi gen con phiên mã 5 lần → thu được 16 x 5 = 80 mARN
Mỗi mARN có 6 lần riboxom trượt qua để dịch mã → tạo 80 x 6 = 480 chuỗi polipeptit
Đáp án cần chọn là: A
Câu 23:
23/07/2024Phân tử mARN có chiều dài 4488 ăngstron để cho 6 ribôxôm trượt không lặp lại. Tổng số axit amin đã được các phân tử tARN mang vào để giải mã là:
Số nuclêôtit của mARN là: rN = 4488 : 3,4 = 1320
Số chuỗi polipeptide tạo thành là 6
Số aa được mang vào để giải mã là (1320 : 3 – 1) . 6 = 2634
Đáp án cần chọn là: D
Câu 24:
23/07/2024Phân tử mARN dài 3366 Å. Có một ribôxôm trượt qua 1 lần trên mARN mất 33 giây. Hãy cho biết tốc độ giữ mã của ribôxôm là bao nhiêu axit amin trong một giây?
rN = 3366 : 3,4 = 990
Số bộ ba của mARN = 990 : 3 = 330
→ Tốc độ giữ mã của riboxom là 330 : 33 = 10
Đáp án cần chọn là: B
Có thể bạn quan tâm
- Gen và mã di truyền (435 lượt thi)
- Quá trình nhân đôi DNA (513 lượt thi)
- ARN và quá trình phiên mã (455 lượt thi)
- Protein và quá trình dịch mã (533 lượt thi)
- Điều hòa biểu hiện gen (3440 lượt thi)
- Đột biến gen (399 lượt thi)
- Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc NST (368 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Học thuyết tiến hóa Dacuyn (1389 lượt thi)
- Quy luật hoán vị gen (1020 lượt thi)
- Quang hợp ở thực vật (818 lượt thi)
- Hô hấp ở thực vật (796 lượt thi)
- Quy luật phân ly (650 lượt thi)
- Quá trình hình thành loài (503 lượt thi)
- Quy luật tương tác gen (499 lượt thi)
- Tiêu hóa ở động vật (488 lượt thi)
- Cấu trúc di truyền quần thể ngẫu phối (473 lượt thi)
- Sinh sản ở thực vật (454 lượt thi)