ARN và quá trình phiên mã
ARN và quá trình phiên mã
-
431 lượt thi
-
19 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
23/07/2024Phân tử nào sau đây mang bộ ba đối mã (anticôdon)?
Phân tử mang bộ ba đối mã là: tARN
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2:
23/07/2024Ở sinh vật nhân thực, ARN không đảm nhận chức năng nào sau đây?
Ở sinh vật nhân thực, ARN không đảm nhận chức năng phân giải protein.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3:
23/07/2024Cho các đặc điểm:
1. Được cấu tạo bởi một mạch poliribônuclêôtit.
2. Đơn phân là adenine, timin, guanin, xitorin.
3. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
4. Trong cấu tạo có uraxin mà không có timin.
Số đặc điểm chung có cả ở 3 loại ARN là
Các điểm chung có ở 3 ARN là: (1),(3),(4).
Ý (2) sai vì trong ARN không có timin
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4:
23/07/2024Có bao nhiêu nhận xét sau đây đúng về quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực?
(1) Diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn.
(2) Enzyme tham gia vào quá trình này là enzyme ARN polimeraza.
(3) Diễn ra chủ yếu trong nhân của tế bào
(4) Quá trình diễn ra theo nguyên tắc bổ sung ( A-U, G-X).
Các nhận xét đúng là: (2), (3)
Ý (1) sai vì phiên mã không theo nguyên tắc bán bảo tồn.
Ý (4) sai vì còn liên kết bổ sung T - A.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5:
23/07/2024Nội dung nào sau đúng khi nói về phiên mã ở tế bào nhân thực?
Ở tế bào nhân thực, các mARN sơ khai còn chứa các đoạn intron – đoạn không có chức năng mã hóa. Do đó cần cắt bỏ các đoạn này đi, nối lại exon với nhau để tạo ra mARN trưởng thành
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6:
23/07/2024Enzim nào sau đây có vai trò xúc tác cho quá trình phiên mã?
ARN pôlimeraza tham gia xúc tác cho quá trình phiên mã.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7:
23/07/2024Cả 3 loại ARN đều có đặc điểm chung là:
(1). chỉ gồm 1 chuỗi polinucleotit
(2). cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
(3). có 4 loại đơn phân là A, U, G, X
(4). các đơn phân luôn liên kết theo nguyên tắc bổ sung
Cả 3 loại ARN đều có đặc điểm chung là:
– Chỉ gồm 1 chuỗi polinucleotit
– Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
– Có 4 loại đơn phân là A, U, G, X
Đáp án cần chọn là: A
Câu 8:
23/07/2024Gốc đường trong cấu tạo ARN là
Gốc đường trong cấu tạo ARN là gốc ribôzơ C5H10O5 ở ADN có gốc đường đêôxiribôzơ C5H10O4
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9:
23/07/2024Quá trình phiên mã xảy ra ở
Quá trình phiên mã xảy ra ở sinh vật nhân chuẩn, vi khuẩn
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10:
23/07/2024Cho các thành phần:
(1) mARN.
(2) Các loại nuclêôtit A, U, G, X.
(3) ARN pôlimeraza.
(4) ADN ligaza.
(5) ADN pôlimeraza.
(6) Restricaza.
Các thành phần tham gia vào quá trình phiên mã của gen là
Các thành phần tham gia vào quá trình phiên mã của gen là: 2, 3
mARN là sản phẩm của quá trình phiên mã
ADN ligaza, ADN pôlimeraza tham gia vào quá trình nhân đôi ADN
Restricaza là enzim tham gia cắt nối ADN trong ứng dụng kĩ thuật di truyền
Đáp án cần chọn là: A
Câu 11:
23/07/2024Cho các thông tin sau:
(1) A bắt cặp với T bằng hai liên kết hiđrô và ngược lại
(2) A bắt cặp với U bằng hai liên kết hiđrô; T bắt cặp với A bằng hai liên kết hiđrô
(3) G bắt cặp với X bằng ba liên kết hiđrô và ngược lại
(4) A bắt cặp với U bằng hai liên kết hiđrô và ngược lại
Các thông tin đúng về nguyên tắc bổ sung giữa các nuclêôtit trong quá trình phiên mã là:
Trong quá trình phiên mã có A tự do liên kết với T mạch gốc, A mạch gốc liên kết với U tự do (hai liên kết hiđrô); G mạch gốc liên kết với X tự do và ngược lại (3 liên kết hiđrô).
2, 3 đúng
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12:
23/07/2024Sự giống nhau của hai quá trình nhân đôi và phiên mã ở sinh vật nhân thực là:
Phát biểu đúng là:
Việc lắp ghép các đơn phân được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc bổ sung
A sai, phiên mã ở sinh vật nhân thực không có sự tham gia của enzyme DNA polimerase
C sai, phiên mã không thực hiện trên toàn bộ DNA
D sai, nhân đôi DNA chỉ xảy ra 1 lần trong mỗi chu trình tế bào
Đáp án cần chọn là: B
Câu 13:
23/07/2024Nguyên tắc bổ sung trong quá trình dịch mã biểu hiện là sự liên kết giữa các nuclêôtit
Dịch mã có sự liên kết bổ sung giữa codon (trên mARN) với anticodon (trên tARN).
Nguyên tắc bổ sung trong quá trình dịch mã biểu hiện là sự liên kết giữa các nuclêôtit A liên kết với U; G liên kết với X.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 14:
23/07/2024Một đoạn mạch mã gốc của gen có trình tự các nuclêôtit như sau:
3’… AAATTGAGX…5’
Biết quá trình phiên mã bình thường, trình tự các nuclêôtit của đoạn mARN tương ứng là
Quá trình tổng hợp mARN là quá trình phiên mã, ARN được tổng hợp theo nguyên tác bổ sung A mạch gốc liên kết với U tự do; G mạch gốc liên kết với X tự do, X mạch gốc liên kết với G tự do, T mạch gốc liên kết với A tự do.
Từ đó ta có:
Mạch mã gốc: 3'… … AAATTGAGX …5'
mARN được tổng hợp 5'... ....UUUAAXUXG…3'
Đáp án cần chọn là: A
Câu 15:
23/07/2024Một gen dài 2040 Å. Khi gen sao mã 1 lần, đã có 200 rG và 150 rX lần lượt vào tiếp xúc với mạch gốc. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen nói trên là
Số nuclêôtit của gen là: N = 2040 : 3,4 × 2 = 1200
Số nuclêôtit loại G = rG + rX = 200 + 150 = 350
Số nuclêôtit loại A = 600 – 350 = 250
Đáp án cần chọn là: C
Câu 16:
23/07/2024Gen nhân đôi 2 đợt, mỗi gen con sao mã 3 lần, nếu gen dài 5100 Å thì tổng số liên kết cộng hoá trị có trong tất cả các phân tử mARN được tạo ra là:
N = 5100 : 3,4 . 2 = 3000
Số gen con tạo ra là: 22= 4
Số mARN tạo thành là: 4.3 = 12
Số liên kết cộng hóa trị là: (1500 + 1500-1) . 12 = 35988
Đáp án cần chọn là: D
Câu 18:
23/07/2024Một gen có chứa 1350 nuclêôtit và có 20% ađênin. Số liên kết hiđrô bị phá vỡ khi gen sao mã 3 lần bằng:
A = 270 →G =405
H = 2A + 3G = 540 + 1215 = 1755
Số liên kết H bị phá vỡ sau 3 lần sao mã là 3. 1755 = 5265
Đáp án cần chọn là: B
Câu 19:
23/07/2024Một gen có tỉ lệ A/G=2/3. Gen này sao mà 2 lần đã lấy của môi trường 450 rU và 750 rA. Số liên kết hiđrô của gen nói trên là:
Số nuclêôtit loại A = (450 + 750) :2 = 600
Số nuclêôtit loại G = 600. 3 : 2 = 900
Số liên kết hiđrô của gen H = 2A + 3G = 3900
Đáp án cần chọn là: D
Có thể bạn quan tâm
- Gen và mã di truyền (419 lượt thi)
- Quá trình nhân đôi DNA (485 lượt thi)
- ARN và quá trình phiên mã (430 lượt thi)
- Protein và quá trình dịch mã (518 lượt thi)
- Điều hòa biểu hiện gen (3308 lượt thi)
- Đột biến gen (385 lượt thi)
- Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc NST (348 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Học thuyết tiến hóa Dacuyn (1314 lượt thi)
- Quy luật hoán vị gen (952 lượt thi)
- Quang hợp ở thực vật (793 lượt thi)
- Hô hấp ở thực vật (774 lượt thi)
- Quy luật phân ly (590 lượt thi)
- Quá trình hình thành loài (491 lượt thi)
- Quy luật tương tác gen (481 lượt thi)
- Tiêu hóa ở động vật (473 lượt thi)
- Cấu trúc di truyền quần thể ngẫu phối (456 lượt thi)
- Sinh sản ở thực vật (438 lượt thi)