Trang chủ Lớp 10 Toán Bài tập Mệnh đề có đáp án

Bài tập Mệnh đề có đáp án

Bài tập Mệnh đề có đáp án

  • 1199 lượt thi

  • 23 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

22/07/2024

Mở đầu trang 5 SGK Toán 10 tập 1:

Mở đầu trang 5 SGK Toán 10 tập 1 (ảnh 1)
Xem đáp án

Có 6 con vật trong hình vẽ, bao gồm: con voi, con khỉ, con ngựa, con chó, con mèo, con chuột.

Do đó câu trả lời của bạn An là sai, câu trả lời của bạn Khoa là đúng.

Sau bài học này ta sẽ được biết những phát biểu xét được tính đúng sai như phát biểu của bạn An và bạn Khoa là một mệnh đề.


Câu 2:

21/07/2024

Trong các câu ở tình huống mở đầu:

a) Câu nào đúng?

b) Câu nào sai?

c) Câu nào không xác định được tính đúng sai?

Xem đáp án

Trong hình vẽ đã cho có tất cả 6 con vật, khi đó:

a) Câu “ Có 6 con vật xuất hiện trong hình vẽ” là đúng.

b) Câu “ Có 5 con vật xuất hiện trong hình vẽ” là sai.

c) Câu “ Có bao nhiêu con vật xuất hiện trong hình vẽ?” là câu hỏi. Do đó câu này không xác định được tính đúng sai.


Câu 3:

12/07/2024
Thay dấu “?” bằng dấu “x” vào ô thích hợp trong bảng sau:
Thay dấu “?” bằng dấu “x” vào ô thích hợp trong bảng sau: (ảnh 1)
Xem đáp án

+) “13 là số nguyên tố” là một mệnh đề và là một mệnh đề đúng.

+) Theo bất đẳng thức tam giác tổng độ dài của hai cạnh bất kì trong một tam giác luôn lớn hơn độ dài cạnh còn lại. Do đó “Tổng độ dài hai cạnh bất kì của một tam giác nhỏ hơn độ dài cạnh còn lại” là một mệnh đề sai.

+) “Bạn đã làm bài tập chưa?” là một câu hỏi không xác định được tính đúng sai. Do đó đây không phải một mệnh đề.

+) “Thời tiết hôm nay thật đẹp!” là một câu cảm thán không xác định được tính đúng sai. Do đó đây không phải mệnh đề.

Khi đó, ta có bảng:

Thay dấu “?” bằng dấu “x” vào ô thích hợp trong bảng sau: (ảnh 2)

Câu 4:

20/07/2024

Xét câu “x > 5”. Hãy tìm hai giá trị thực của x để từ câu đã cho, ta nhận được một mệnh đề đúng và một mệnh đề sai.

Xem đáp án

+) Với x = 4 ta có mệnh đề “4 > 5” là một mệnh đề sai.

+) Với x = 7 ta có mệnh đề “7 > 5” là một mệnh đề đúng.

Câu 6:

07/07/2024

Phát biểu mệnh đề phủ định của mỗi mệnh đề sau và xác định tính đúng sai của mệnh đề phủ định đó.

P: “2 022 chia hết cho 5”;

Q: “Bất phương trình 2x + 1 > 0 có nghiệm”.

Xem đáp án

- Mệnh đề phủ định của mệnh đề P là:

P¯: “2 022 không chia hết cho 5”.

Số 2 022 có chữ số tận cùng là 2 nên 2 022 không chia hết cho 5. Do đó mệnh đề P¯ là đúng.

- Mệnh đề phủ định của mệnh đề Q là:

Q¯: “Bất phương trình 2x + 1 > 0 vô nghiệm”

Ta có: 2x + 1 > 0

2x > – 1

x>12.

Vậy bất phương trình có nghiệm x>12.

Do đó mệnh đề Q¯ là mệnh đề sai.


Câu 7:

23/07/2024

Cho mệnh đề Q: “Châu Á là châu lục có diện tích lớn nhất trên thế giới” Phát biểu mệnh đề Q¯ và xác định tính đúng sai của hai mệnh đề Q và Q¯.

Xem đáp án

Mệnh đề phủ định của mệnh đề Q là:

Q¯: “Châu Á không là châu lục có diện tích lớn nhất trên thế giới”

Châu Á là châu lục lớn nhất về diện tích và dân số 4 623 940 078 người (cập nhật 2020), có diện tích khoảng 49,7 triệu km2 chiếm hơn 30% phần đất liền trên trái đất.

Do đó mệnh đề Q là mệnh đề đúng, mệnh đề Q¯ là mệnh đề sai.


Câu 8:

26/06/2024

Cặp từ quan hệ nào sau đây phù hợp với vị trí bị che khuất trong câu ghép ở hình bên

Cặp từ quan hệ nào sau đây phù hợp với vị trí bị che khuất trong câu ghép ở hình bên (ảnh 1)

A. Nếu … thì …

B. Tuy … nhưng …

Xem đáp án

Cặp từ phù hợp điền vào vị trí bị che khuất là:

Nếu sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông thì có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lí hình sự tùy theo mức độ vi phạm.

Chọn A.


Câu 9:

13/07/2024
Cho hai câu sau:
Cho hai câu sau: P: “Tam giác ABC là tam giác vuông tại A”; Q: “Tam giác ABC có  (ảnh 1)

P: “Tam giác ABC là tam giác vuông tại A”;

Q: “Tam giác ABC có AB2 + AC2 = BC2”.

Hãy phát biểu câu ghép có dạng “Nếu P thì Q”.
Xem đáp án

Phát biểu câu ghép dạng “Nếu P thì Q” như sau:

Nếu tam giác ABC là tam giác vuông tại A thì tam giác ABC có AB2 + AC2 = BC2.


Câu 10:

19/07/2024

Xét hai câu sau:

P: “Phương trình bậc hai ax2 + bx + c = 0 có hai nghiệm phân biệt”;

Q: “Phương trình bậc hai ax2 + bx + c = 0 có biệt thức Δ = b2 – 4ac > 0”;

a) Hãy phát biểu mệnh đề P Q.

b) Hãy phát biểu mệnh đề Q P.

Xem đáp án

a) Mệnh đề P Q được phát biểu như sau:

Nếu phương trình bậc hai ax2 + bx + c = 0 có hai nghiệm phân biệt thì phương trình bậc hai ax2 + bx + c = 0 có biệt thức Δ = b2 – 4ac > 0.

b) Mệnh đề Q P được phát biểu như sau:

Nếu phương trình bậc hai ax2 + bx + c = 0 có biệt thức Δ = b2 – 4ac > 0 thì phương trình bậc hai ax2 + bx + c = 0 có hai nghiệm phân biệt.


Câu 11:

05/12/2024

Cho các mệnh đề P: “a và b chia hết cho c”;

Q: “a + b chia hết cho c”.

a) Hãy phát biểu định lý P Q. Nêu giả thiết và kết luận của định lí và phát biểu định lí dưới dạng điều kiện cần, điều kiện đủ.

b) Hãy phát biểu mệnh đề đảo của mệnh đề P Q rồi xác định tính đúng sai của mệnh đề đảo này.

Xem đáp án

Lời giải

a) Định lí P Q được phát biểu như sau:

Nếu a và b chia hết cho c thì a + b chia hết cho c.

Giả thiết của định lí là: a và b chia hết cho c;

Kết luận của định lí là: a + b chia hết cho c.

Định lý P Q được phát biểu dưới dạng điều kiện cần và đủ là:

a và b chia hết cho c là điều kiện đủ để a + b chia hết cho c.

a + b chia hết cho c là điều kiện cần để a và b chia hết cho c.

b) Mệnh đề đảo của mệnh đề P Q được phát biểu như sau:

Nếu a + b chia hết cho c thì a và b chia hết cho c.

Ví dụ:  a = 10, b = 2, c = 3

Ta có: a + b = 10 + 2 = 12 chia hết cho 3 nhưng a = 10 không chia hết cho 3 và b = 2 cũng không chia hết cho 3. Do đó mệnh đề đảo của mệnh đề P Q là mệnh đề sai.

*Phương pháp giải:

 Sử dụng lý thuyết mệnh đề

*Lý thuyết:

- Những khẳng định có tính hoặc đúng hoặc sai được gọi là mệnh đề logic (hay mệnh đề).

- Mệnh đề là một khẳng định đúng hoặc sai.

- Một khẳng định đúng gọi là mệnh đề đúng.

- Một khẳng định sai gọi là mệnh đề sai.

- Một mệnh đề không thể vừa đúng vừa sai.

Chú ý:

+ Người ta thường sử dùng các chữ cái in hoa P, Q, R, … để kí hiệu các mệnh đề.

+ Những mệnh đề liên quan đến toán học được gọi là mệnh đề toán học.

Xem thêm

Lý thuyết Mệnh đề – Toán 10 Chân trời sáng tạo 

 


Câu 12:

21/07/2024

Hãy xác định tính đúng sai của mệnh đề sau:

“Một số tự nhiên chia hết cho 5 nếu số đó có chữ số tận cùng bằng 0 hoặc 5 và ngược lại”.

Xem đáp án

Theo dấu hiệu chia hết cho 5, ta có:

Các số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5 và chỉ có những số đó mới chia hết cho 5.

Do đó mệnh đề đã cho là mệnh đề đúng.


Câu 13:

22/07/2024

Phát biểu điều kiện cần và đủ để số tự nhiên n chia hết cho 2.

Xem đáp án

n là số tự nhiên chẵn là điều kiện cần và đủ để n chia hết cho 2.


Câu 14:

17/07/2024

Em hãy xác định tính đúng sai của hai mệnh đề trên.

Xem đáp án

Mệnh đề P: "x,x20".

- Mệnh đề P là mệnh đề đúng.

Mệnh đề Q: "x,x2=2"

- Ta có: x2 = 2

x=2x=2

Mà 2,2

Do đó mệnh đề Q là mệnh đề sai.


Câu 15:

23/07/2024

Phát biểu bằng lời mệnh đề sau và cho biết mệnh đề đó đúng hay sai.

x,x2+10.

Xem đáp án

Với mọi số thực đều có bình phương của nó cộng thêm 1 là một số nhỏ hơn hoặc bằng 0.

Ta có: x20,  x

x2+10+1>0,  x

Do đó mệnh đề đã cho là mệnh đề sai.


Câu 17:

23/07/2024

Trong các câu sau, câu nào là mệnh đề?

a) Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới;

b) Bạn học trường nào?

c) Không được làm việc riêng trong giờ học;

d) Tôi sẽ sút bóng trúng xà ngang.

Xem đáp án

a) “Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới” là một mệnh đề vì có thể xác định được tính đúng sai của nó.

b) “Bạn học trường nào?” là một câu hỏi nên không xác định được tính đúng sai của nó. Do đó đây không là một mệnh đề.

c) “Không được làm việc riêng trong giờ học” là một câu không xác định được tính đúng sai. Do đó đây không là một mệnh đề.

d) “Tôi sẽ sút bóng trúng xà ngang” là một câu không xác định được tính đúng sai. Do đó đây không là một mệnh đề.


Câu 18:

05/12/2024

Xác định tính đúng sai của mỗi mệnh đề sau:

a) π<103;

b) Phương trình 3x + 7 = 0 có nghiệm;

c) Có ít nhất một số cộng với chính nó bằng 0;

d) 2 022 là hợp số.

Xem đáp án

Lời giải

a) Ta có: π3,14;1033,33π<103. Mệnh đề ý a) là mệnh đề đúng.

b) Ta có: 3x + 7 = 0

x=73

Do đó phương trình có nghiệm.

Suy ra mệnh đề ý b) là đúng.

c) Chỉ có số đối của số đó cộng với chính nó bằng 0. Do đó mệnh đề c) sai.

d) 2 022 có chữ số tận cùng là 2 nên 2 022 chia hết cho 2 khác 1 và chính nó. Suy ra 2 022 là hợp số. Do đó mệnh đề d) đúng.

*Phương pháp giải:

a) Sử dụng máy tính bỏ túi để so sánh

b) giải phương trình thấy có 1 nghiệm

c) Số 0+ 0 cũng bằng 0

d) Lý thuyết số hợp

*Lý thuyết:

• Hợp số là số tự nhiên lớn hơn 1, có nhiều hơn hai ước.

+ Số 0 và số 1 không là số nguyên tố và cũng không là hợp số.

+ Để chứng tỏ số tự nhiên a lớn hơn 1 là hợp số, ta chỉ cần tìm một ước của a khác 1 và khác a.

Xem thêm

Lý thuyết Số nguyên tố. Hợp số chi tiết – Toán lớp 6 Cánh diều 


Câu 19:

29/10/2024

Cho hai câu sau:

P: “Tam giác ABC là tam giác vuông”;

Q: “Tam giác ABC có một góc bằng tổng hai góc còn lại”.

Hãy phát biểu mệnh đề tương đương P Q và xác định tính đúng sai của chúng.

Xem đáp án

*Lời giải

Mệnh đề tương đương P Q  được phát biểu như sau:

“Tam giác ABC là tam giác vuông khi và chỉ khi tam giác ABC có một góc bằng tổng hai góc còn lại”.

Nếu tam giác ABC có A^=900 thì B^+C^=1800900=900=A^.

Nếu tam giác ABC có A^=B^+C^

Ta có: A^+B^+C^=1800

A^+A^=1800

A^=900

Suy ra tam giác ABC vuông tại A.

Do đó mệnh đề trên là mệnh đề đúng.

*Phương pháp giải

Nếu cả hai mệnh đề P ⇒ Q và Q ⇒ P đều đúng, P và Q là hai mệnh đề tương đương và kí hiệu P ⇔ Q.

Nhận xét: Mệnh đề P ⇔ Q có thể phát biểu ở những dạng như sau:

+ “P tương đương Q”;

+ “P là điều kiện cần và đủ để có Q”;

+ “P khi và chỉ khi Q”;

+ “P nếu và chỉ nếu Q”. 

*Lý thuyết cần nắm và dạng bài toán về mệnh đề:

Mệnh đề toán học

• Mệnh đề toán học là mệnh đề khẳng định một sự kiện trong toán học.

Ví dụ:

+ “Tổng ba góc trong tam giác bằng 1800” là một mệnh đề đúng.

+ “2 là số hữu tỉ” là một mệnh đề sai (vì 21,414213562...là một số vô tỉ).

Mệnh đề chứa biến

• Ở mệnh đề chứa biến, ta chưa thể khẳng định ngay tính đúng hoặc sai. Với mỗi giá trị cụ thể của biến số, ta có một mệnh đề toán học mà ta có thể khẳng định tính đúng hoặc sai của mệnh đề.

Kí hiệu mệnh đề chứa biến n là P(n), mệnh đề chứa biến x, y là P(x, y), …

Phủ định của một mệnh đề

• Cho mệnh đề P. Mệnh đề “Không phải P” được gọi là mệnh đề phủ định của mệnh đề P và kí hiệu là P¯.

Mệnh đề P¯ đúng khi P sai, và ngược lại.

Ví dụ:

+ A: “69420 là một số lẻ” là mệnh đề sai.

Mệnh đề phủ định A¯: “69420 không phải một số lẻ”, A¯ là mệnh đề đúng.

Chú ý: Để phủ định một mệnh đề, ta chỉ cần thêm (hoặc bớt) từ “không” (hoặc “không phải”) vào trước vị ngữ của mệnh đề đó.

Mệnh đề kéo theo

• Cho hai mệnh đề P và Q. Mệnh đề “Nếu P thì Q” được gọi là mệnh đề kéo theo, được kí hiệu là P  Q.

Mệnh đề P  Q chỉ sai khi P đúng Q sai, và đúng trong tất cả các trường hợp còn lại.

Tùy theo nội dung cụ thể, đôi khi người ta còn phát biểu mệnh đề P  Q là “P kéo theo Q” hay “P suy ra Q” hay “Vì P nên Q”…

Mệnh đề đảo. Mệnh đề tương đương

• Mệnh đề Q  P là mệnh đề đảo của mệnh đề P  Q.

Nếu cả hai mệnh đề P  Q và Q  P đều đúng, P và Q là hai mệnh đề tương đương và kí hiệu P  Q.

Nhận xét: Mệnh đề P  Q có thể phát biểu ở những dạng như sau:

+ “P tương đương Q”;

+ “P là điều kiện cần và đủ để có Q”;

+ “P khi và chỉ khi Q”;

+ “P nếu và chỉ nếu Q”. 

Kí hiệu ∀ và ∃

• Kí hiệu  đọc là “với mọi”.

• Kí hiệu  đọc là “tồn tại”, hoặc “có một” (tồn tại một), hoặc “có ít nhất một” (tồn tại ít nhất một).

Ví dụ: Phát biểu các mệnh đề:

+ “x,  x2+1>0”: Với mọi số thực x thì x2 + 1 luôn lớn hơn 0.

+ “x,  2x=3”: Tồn tại số tự nhiên x sao cho 2x bằng 3.

• Phủ định của mệnh đề “xX,  P(x)” là mệnh đề “xX,  P(x)¯”.

 

• Phủ định của mệnh đề “xX,  P(x)” là mệnh đề “xX,  P(x)¯”.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết: 

Lý thuyết Mệnh đề toán học – Toán 10 Cánh diều

Giải Toán 10 (Cánh diều) Bài tập cuối chương 1 trang 19 

TOP 15 câu Trắc nghiệm Mệnh đề toán học (Cánh diều 2024) có đáp án - Toán 10 


Câu 20:

23/07/2024

Phát biểu mệnh đề đảo của mỗi mệnh đề sau và xác định tính đúng sai của chúng.

P: “Nếu số tự nhiên n có chữ số tận cùng là 5 thì n chia hết cho 5”.

Q: “Nếu tứ giác ABCD là hình chữ nhật thì tứ giác ABCD có hai đường chéo bằng nhau”.

Xem đáp án

Mệnh đề đảo của của mệnh đề P là: “Nếu số tự nhiên n chia hết cho 5 thì n có chữ số tận cùng là 5”.

Với n = 10 chia hết cho 5 nhưng chữ số tận cùng của 10 là 0 (không phải là 5). Do đó mệnh đề đảo của mệnh đề P là sai.

Mệnh đề đảo của mệnh đề Q là: “Nếu tứ giác ABCD có hai đường chéo bằng nhau thì tứ giác ABCD là hình chữ nhật.”

Tứ giác ABCD có hai đường chéo bằng nhau chưa chắc tứ giác đó là hình chữ nhật. Do đó mệnh đề đảo của mệnh đề Q là sai.


Câu 21:

29/10/2024

Với hai số thực a và b, xét các mệnh đề P: “a2 < b2” và Q: “0 < a < b”.

a) Hãy phát biểu mệnh đề P Q.

b) Hãy phát biểu mệnh đề đảo của mệnh đề ở câu a.

c) Xác định tính đúng sai của mỗi mệnh đề ở câu a và câu b.

Xem đáp án

* Lời giải

a) Mệnh đề P Q được phát biểu như sau: “Nếu a2 < b2 thì 0 < a < b”.

b) Mệnh đề đảo của mệnh đề P Q được phát biểu như sau: “Nếu 0 < a < b thì a2 < b2”.

c)

Với a = - 2 và b = -4

Ta có: a2 = 4, b2 = 16 nên a2 < b2 nhưng b < a < 0.

Do đó mệnh đề ý a là mệnh đề sai.

Mệnh đề ở ý b) là mệnh đề đúng.

*Phương pháp giải

+ Mệnh đề: xác định giá trị (Đ) hoặc (S) của mệnh đề đó.

+ Mệnh đề chứa biến p(x): Tìm tập hợp D của các biến x để p(x) (Đ) hoặc (S).

*Lý thuyết cần nắm và dạng bài toán mệnh đề:

Mệnh đề toán học

• Mệnh đề toán học là mệnh đề khẳng định một sự kiện trong toán học.

Ví dụ:

+ “Tổng ba góc trong tam giác bằng 1800” là một mệnh đề đúng.

+ “2 là số hữu tỉ” là một mệnh đề sai (vì 21,414213562...là một số vô tỉ).

Mệnh đề chứa biến

• Ở mệnh đề chứa biến, ta chưa thể khẳng định ngay tính đúng hoặc sai. Với mỗi giá trị cụ thể của biến số, ta có một mệnh đề toán học mà ta có thể khẳng định tính đúng hoặc sai của mệnh đề.

Kí hiệu mệnh đề chứa biến n là P(n), mệnh đề chứa biến x, y là P(x, y), …

Phủ định của một mệnh đề

• Cho mệnh đề P. Mệnh đề “Không phải P” được gọi là mệnh đề phủ định của mệnh đề P và kí hiệu là P¯.

Mệnh đề P¯ đúng khi P sai, và ngược lại.

Ví dụ:

+ A: “69420 là một số lẻ” là mệnh đề sai.

Mệnh đề phủ định A¯: “69420 không phải một số lẻ”, A¯ là mệnh đề đúng.

Chú ý: Để phủ định một mệnh đề, ta chỉ cần thêm (hoặc bớt) từ “không” (hoặc “không phải”) vào trước vị ngữ của mệnh đề đó.

Mệnh đề kéo theo

• Cho hai mệnh đề P và Q. Mệnh đề “Nếu P thì Q” được gọi là mệnh đề kéo theo, được kí hiệu là P  Q.

Mệnh đề P  Q chỉ sai khi P đúng Q sai, và đúng trong tất cả các trường hợp còn lại.

Tùy theo nội dung cụ thể, đôi khi người ta còn phát biểu mệnh đề P  Q là “P kéo theo Q” hay “P suy ra Q” hay “Vì P nên Q”…

Mệnh đề đảo. Mệnh đề tương đương

• Mệnh đề Q  P là mệnh đề đảo của mệnh đề P  Q.

Nếu cả hai mệnh đề P  Q và Q  P đều đúng, P và Q là hai mệnh đề tương đương và kí hiệu P  Q.

Nhận xét: Mệnh đề P  Q có thể phát biểu ở những dạng như sau:

+ “P tương đương Q”;

+ “P là điều kiện cần và đủ để có Q”;

+ “P khi và chỉ khi Q”;

 

+ “P nếu và chỉ nếu Q”. 

Kí hiệu ∀ và ∃

• Kí hiệu  đọc là “với mọi”.

• Kí hiệu  đọc là “tồn tại”, hoặc “có một” (tồn tại một), hoặc “có ít nhất một” (tồn tại ít nhất một).

Ví dụ: Phát biểu các mệnh đề:

+ “x,  x2+1>0”: Với mọi số thực x thì x2 + 1 luôn lớn hơn 0.

+ “x,  2x=3”: Tồn tại số tự nhiên x sao cho 2x bằng 3.

• Phủ định của mệnh đề “xX,  P(x)” là mệnh đề “xX,  P(x)¯”.

• Phủ định của mệnh đề “xX,  P(x)” là mệnh đề “xX,  P(x)¯”.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:

Lý thuyết Toán 10 Bài 1: Mệnh đề

Giải SGK Toán 10 Bài 1: Mệnh đề

Công thức về mệnh đề và mệnh đề phủ định chi tiết nhất


Câu 22:

21/07/2024

Xác định tính đúng sai của các mệnh đề sau và tìm mệnh đề phủ định của nó.

Q: “n, n chia hết cho n + 1”.

Xem đáp án

Với n = 0, n + 1 = 1, khi đó 0 chia hết cho 1.

Suy ra mệnh đề Q là mệnh đề đúng.

Mệnh đề phủ định của mệnh đề Q là: Q¯: “n, n không chia hết cho n + 1”.


Bắt đầu thi ngay