Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 35 (có đáp án): Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
-
361 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
10 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
16/07/2024Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích khoảng
Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích khoảng 40 nghìn km2.
Đáp án: C.
Câu 2:
16/07/2024Nhóm đất có diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là
Nhóm đất có diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là đất phèn (1,6 triệu ha), tiếp theo là đất phù sa ngọt (1,2 triệu ha), đất mặn (0,7 triệu ha) và cuối cùng là các nhóm đất khác (0,4 triệu ha).
Đáp án: A.
Câu 3:
16/07/2024Vào mùa khô, khó khăn lớn nhất đối với nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long là
Vào mùa khô, khó khăn lớn nhất đối với nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long là thiếu nước ngọt để thau chua rửa mặn, cung cấp nước tưới, nước sinh hoạt và sản xuất.
Đáp án: D.
Câu 4:
16/07/2024Để hạn chế tác hại của lũ, phương hướng chủ yếu hiện nay của Đồng bằng sông Cửu Long là
Để hạn chế tác hại của lũ, phương hướng chủ yếu hiện nay của Đồng bằng sông Cửu Long là chủ động chung sống với lũ. Vừa khai thác những tiềm năng sẵn có mà lũ đem lại, vừa hạn chế ảnh hưởng của lũ.
Đáp án: B.
Câu 5:
15/09/2024Các dân tộc ít người sinh sống ở Đồng bằng sông Cửu Long là
Đáp án đúng là C
Các dân tộc ít người sinh sống ở Đồng bằng sông Cửu Long là Khơ me, Chăm, Hoa, với nhiều nét độc đáo trong phong tục tập quán, sản xuất.
Căn cứ vào đặc điểm sinh thái và môi trường tự nhiên, có thể chia sự phân bố của các dân tộc ít người ở đồng bằng sông Cửu Long theo ba vùng chính như sau:
- Vùng nội địa: đây là vùng cư trú lâu đời nhất của các dân tộc ít người ở đồng bằng sông Cửu Long.
- Vùng ven biển: kéo dài từ Trà Vinh, qua Sóc Trăng tới Bạc Liêu.
- Vùng núi biên giới Tây Nam: thuộc các tỉnh An Giang và Kiên Giang, nơi có dãy núi Thất Sơn, núi Sập, núi Vọng Thê.
-> C đúng
A sai vì các dân tộc ít người Tày, Nùng, Thái phân bố chủ yếu ở khu vực Trung Du và miền núi phía Bắc
B sai vì các dân tộc Gia-rai, Ê-đê, Ba na phân bố chủ yếu ở các khu vực Tây Nguyên và các tỉnh phía Bắc
D sai vì các dân tộc Giáy, Dao, Mông phân bố nhiều ở vùng núi phía Bắc
*) Sự phân bố dân tộc ở đồng bằng Sông Cửu Long
Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du. Đây là vùng thượng nguồn của các dòng sông, có tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên và có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng.
Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú đan xen của trên 30 dân tộc:
Ở vùng thấp: Người Tày, Nùng tập trung ở tả ngạn sông Hồng, người Thái, Mường phân bố từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cản
Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên có trên 20 dân tộc ít người, cư trú thành vùng rõ rệt.
Người Ê-đê ở Đăk Lăk, người Gia – rai ở Kon Tum và Gia Lai, người Cơ-ho ở Lâm Đồng.
Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ có các dân tộc Chăm, Khơ –me cư trú thành từng dải hoặc xen kẽ với người Việt. Người Hoa tập trung ở các đô thị (TP. Hồ Chí Minh).
Xem thêm các bài viết liên quan hay và các chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư
Giải Địa lí 12 Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta
Câu 6:
22/07/2024Đồng bằng sông Cửu Long được tạo nên bởi phù sa của sông?
Đồng bằng sông Cửu Long được tạo nên bởi phù sa của sông Mê Công.
Đáp án: B.
Câu 7:
04/10/2024Đặc điểm nổi bật về vị trí, lãnh thổ của Đồng bằng Sông Cửu Long là
Đáp án đúng là: C
Giải thích: Đặc điểm nổi bật về vị trí của Đồng bằng Sông Cửu Long là nằm ở cực Nam tổ quốc. Nơi đây có Mũi Cà mau (8034’) là cực Nam của Tổ Quốc.
*Tìm hiểu thêm: "Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ"
* Khái quát chung:
- Diện tích: 39 734 km² chiếm 12% diện tích cả nước. Dân số 17,4 triệu người (18,1% dân số cả nước - 2019).
- Các tỉnh, thành phố: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang.
* Vị trí tiếp giáp:
- Đông Bắc giáp Đông Nam Bộ.
- Bắc giáp Cam-pu-chia.
- Đông Nam giáp Biển Đông.
- Tây Nam giáp Vịnh Thái Lan.
* Ý nghĩa: Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông Mê Công, có 3 mặt giáp biển, có nhiều quan hệ với các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Công, gần với vùng kinh tế năng động Đông Nam Bộ nên thuận lợi cho giao lưu trên đất liền và biển với các vùng và các nước.
Câu 8:
05/10/2024Điều kiện nào sau đây không phục vụ phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng Sông Cửu Long?
Đáp án đúng là: D
Giải thích: Những điều kiện để phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng Sông Cửu Long là tài nguyên đất, rừng, khí hậu, nước, biển và các đảo, hải đảo thuận lợi để trồng lúa, hoa màu, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản.
*Tìm hiểu thêm: "Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên"
* Thuận lợi
- Địa hình: Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông. Địa hình thấp, khá bằng phẳng.
- Đất:
+ Phù sa ngọt: chiếm diện tích lớn, dọc theo sông Tiền và sông Hậu.
+ Đất phèn: Đông Tháp, Long An, phía Tây Nam.
+ Đất mặn: dọc ven biển.
-> Tài nguyên đất phù sa sông thuận lợi cho việc thâm canh lúa nước. Diện tích đất phèn, đất mặn lớn cần cải tạo.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 9 Bài 35: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Câu 9:
22/07/2024Cho bảng số liệu về một số chỉ tiêu dân cư -xã hội của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước:
Chỉ số phát triển nào Đồng bằng Sông Cửu Long cao hơn bình quân chung cả nước?
Các chỉ số phát triển của Đồng bằng Sông Cửu Long thấp hơn bình quân chung cả nước là tỉ lệ hộ nghèo, tỉ lệ người lớn biết chữ và tỉ lệ dân số thành thị.
Đáp án: B.
Câu 10:
21/07/2024Cho bảng số liệu
MỘT SỐ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN DÂN CƯ, XÃ HỘI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ CẢ NƯỚC, NĂM 1999
Chỉ số phát triển nào Đồng bằng Sông Cửu Long thấp hơn bình quân chung cả nước?
Các chỉ số phát triển của Đồng bằng Sông Cửu Long thấp hơn bình quân chung cả nước là tỉ lệ hộ nghèo, tỉ lệ người lớn biết chữ và tỉ lệ dân số thành thị.
Đáp án: A.
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 35 (có đáp án): Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (3090 lượt thi)
- Bài 35: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (360 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 31 (có đáp án): Vùng Đông Nam Bộ (3643 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 36 (có đáp án): Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (tiếp theo) (2117 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 32 (có đáp án): Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo) (1939 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 17 (có đáp án): Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (1155 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 33 (có đáp án): Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo) (1099 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 39 (có đáp án): Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường Biển - Đảo (tiếp theo) (993 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 29 (có đáp án): Vùng Tây Nguyên (tiếp theo) (962 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 28 (có đáp án): Vùng Tây Nguyên (919 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 38 (có đáp án): Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường Biển - Đảo (753 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 26 (có đáp án): Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp theo) (728 lượt thi)