Trang chủ Lớp 9 Địa lý Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư

Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư

Trắc nghiệm Địa 9 Bài 3 (có đáp án): Phân bố dân cư và các loại hình quần cư (phần 2)

  • 542 lượt thi

  • 20 câu hỏi

  • 40 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

18/07/2024

Vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta là

Xem đáp án

Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển (trên 1000 người/km2) và các đô thị.
Mật độ dân số cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng (1192 người/km2 năm 2003).

Chọn: B.


Câu 2:

20/07/2024

Dân cư nước ta tập trung đông ở khu vực

Xem đáp án

Dân cư nước ta tập trung đông ở khu vực đồng bằng, ven biển (trên 1000 người/km2).

Chọn: A.


Câu 3:

18/07/2024

Dân cư nước ta phân bố thưa thớt ở

Xem đáp án

Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển (trên 1000 người/km2) và các đô thị.
Miền núi dân cư thưa thớt (khoảng 100 người/
km2).

Chọn: C.


Câu 4:

22/07/2024

Mật độ dân số của khu vực miền núi khoảng

Xem đáp án

Miền núi dân cư thưa thớt, mật độ dân số chỉ khoảng 100 người/km2

Chọn: D.


Câu 5:

29/11/2024

Dân cư nước ta sinh sống chủ yếu ở

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Dân cư nước ta sinh sống chủ yếu ở khu vực nông thôn (74%), ít hơn ở thành thị (26%).

→ C đúng 

- A, B, D sai vì đây là khu vực có đất đai màu mỡ, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Ngoại thành, ven biển và thành thị tuy phát triển nhưng không phải nơi cư trú chủ yếu do yếu tố tự nhiên, hạ tầng và điều kiện sống chưa đáp ứng được nhu cầu của số đông dân cư.

*) Mật độ dân số và phân bố dân cư

MẬT ĐỘ DÂN SỐ CÁC VÙNG Ở NƯỚC TA QUA MỘT SỐ NĂM

- Mật độ dân số cao, ngày một tăng: Năm 1989: 195 người/km², năm 2003: 246 người/km² (thế giới: 47 người/km²), năm 2019: 315 người/km² (thế giới: 60 người/km²).

- Dân cư nước ta phân bố không đều:

* Không đồng đều theo vùng:

+ Dân cư tập trung đông: Ven biển, đồng bằng (trên 1000 người/km2). Mật độ dân số cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng (1192 người/km2).

+ Dân cư thưa thớt: Vùng núi, trung du. (khoảng 100 người/km2). Thấp nhất là khu vực Tây Bắc.

-> Miền núi thiếu lao động để khai thác tiềm năng kinh tế. Đồng bằng chịu sức ép dân số đến kinh tế - xã hội và môi trường.

* Không đồng đều theo thành thị và nông thôn: Tập trung đông ở nông thôn (74%); Tập trung ít ở thành thị (26%).

Lược đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam, năm 1999

Ở vùng núi dân cư tập trung thưa thớt hơn nhiều so với đồng bằng

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 9 Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư

Giải Địa lí 9 Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư


Câu 6:

17/07/2024

Tỉ lệ dân nông thôn nước ta có đặc điểm

Xem đáp án

Dân cư nước ta phần lớn sinh sống ở khu vực nông thôn. Tỉ lệ dân nông thôn là 74%, tỉ lệ dân thành thị là 26%.

Chọn: C.


Câu 7:

20/07/2024

Người Kinh ở vùng nông thôn sinh sống tập trung thành các điểm dân cư gọi là

Xem đáp án

Người Kinh ở vùng nông thôn sinh sống tập trung thành các điểm dân cư gọi là làng, ấp.

Chọn: A.


Câu 8:

20/07/2024

Các dân tộc ở Trường Sơn, Tây Nguyên sinh sống tập trung thành các điểm dân cư gọi là

Xem đáp án

Các dân tộc ở Trường Sơn, Tây Nguyên sinh sống tập trung thành các điểm dân cư gọi là buôn, plây.

Chọn: C.


Câu 9:

22/07/2024

,Người Tày, Thái Mường gọi các điểm dân cư là

Xem đáp án

Người Tày, Thái, Mường gọi các điểm dân cư là bản C. phum.

Chọn: D.


Câu 10:

17/07/2024

Người Khơ-me gọi các điểm dân cư là

Xem đáp án

Người Khơ-me gọi các điểm dân cư là phum, sóc.

Chọn: C.


Câu 11:

19/07/2024

Hoạt động kinh tế chủ yếu của dân cư ở quần cư nông thôn là

Xem đáp án

Hoạt động kinh tế chủ yếu của dân cư ở quần cư nông thôn là nông nghiệp.

Chọn: B.


Câu 12:

20/07/2024

Do hoạt động kinh tế chủ yếu của dân cư ở nông thôn là nông nghiệp nên các điểm dân cư nông thôn thường phân bố

Xem đáp án

Do hoạt động kinh tế chủ yếu của dân cư ở nông thôn là nông nghiệp nên các điểm dân cư nông thôn thường phân bố trải rộng theo lãnh thổ.

Chọn: A.


Câu 13:

20/07/2024

Các đô thị ở nước ta chủ yếu có quy mô

Xem đáp án

Các đô thị ở nước ta chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ

Chọn: C.


Câu 14:

30/12/2024

Trình độ đô thị hóa nước ta có đặc điểm gì?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Trình độ đô thị hóa nước ta còn thấp, các đô thị chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ.

→ C đúng 

- A sai vì mặc dù Việt Nam đang phát triển nhanh chóng về đô thị hóa, nhưng tỷ lệ đô thị hóa vẫn còn thấp so với nhiều quốc gia khác, và nhiều vùng vẫn duy trì đặc điểm nông thôn.

- B sai vì mặc dù Việt Nam đang tăng tốc đô thị hóa, nhưng vẫn chưa đạt mức cao nhất trong khu vực, và các quốc gia như Singapore hoặc Malaysia có tỷ lệ đô thị hóa cao hơn.

- D sai vì Việt Nam có tỷ lệ đô thị hóa cao hơn một số quốc gia trong khu vực như Lào, Campuchia, và Myanmar, mặc dù vẫn còn thấp so với các nước phát triển.

*) Đô thị hoá

- Đặc điểm

+ Số dân đô thị thấp, tỉ lệ dân thành thị thấp (30%).

+ Trình độ đô thị hóa còn thấp.

+ Quy mô đô thị được mở rộng, phổ biến lối sống thành thị.

+ Phần lớn các đô thị ở nước ta thuộc loại vừa và nhỏ. Phân bố ở đồng bằng, ven biển.

- Xu hướng: Số dân và tỉ lệ dân thành thị có xu hướng tăng -> Quá trình đô thị hóa đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao.

- Nguyên nhân của đô thị hóa

+ Hệ quả của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

+ Chính sách phát triển dân số.

TP. Hồ Chí Minh là một trong hai đô thị đặc biệt ở nước ta

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 9 Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư

Giải Địa lí 9 Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư


Câu 15:

20/07/2024

Tác động tiêu cực của sự phân bố dân cư không đều đối với khu vực miền núi là

Xem đáp án

Miền núi tập trung nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có nhưng dân cư lại thưa thớt => thiếu lao động để khai thác tiềm năng kinh tế.

Chọn: B.


Câu 16:

17/07/2024

Đâu không phải tác động tiêu cực của sự phân bố dân cư đối với khu vực đồng bằng?

Xem đáp án

Khu vực đồng bằng dân cư tập trung đông đúc nên có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Tuy nhiên lại gây ra các tình trạng ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên và các tệ nạn xã hội.

->Thiếu lao động không phải tác động tiêu cực của sự phân bố dân cư không đều đối với khu vực đồng bằng.

Chọn: D.


Câu 17:

10/12/2024

Đâu không phải là đặc điểm của quần cư nông thôn?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Giải thích: Quần cư nông thôn có đặc điểm là: Dân cư sống tập trung thành các điểm dân cư (làng, ấp, bản, buôn...); nhà cửa thấp, phân bố thưa thớt; mật độ dân cư thấp; hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp.

=> Nhận xét A, C, D đúng

     Nhận xét B. hoạt động kinh tế chủ yếu là dịch vụ => không đúng

*Tìm hiểu thêm: " Các loại hình quần cư"

Đặc điểm

Quần cư nông thôn

Quần cư thành thị

Phân bố dân cư

Tập trung thành các điểm dân cư.

Tập trung ở thị trấn, đô thị lớn.

Tên gọi điểm quần cư

 

- Làng, ấp (người Kinh).

- Bản (người Tày, Thái, Mường,...); Buôn, plây (các dân tộc ở Trường Sơn, Tây Nguyên); Phum, sóc (Khơ-me).

Phường, quận, khu đô thị, chung cư,…

Hình thái

nhà cửa

Nhà cửa thấp, phân bố thưa thớt.

Nhà ống, cao tầng nằm san sát nhau hoặc biệt thự; các chung cư, khu đô thị mới.

Hoạt động kinh tế chủ yếu

Nông nghiệp

Công nghiệp, dịch vụ

Mật độ dân cư

Thấp

Cao


Câu 18:

23/07/2024

Sự khác biệt lớn nhất về mặt kinh tế giữa quần cư nông thôn và quần cư thành thị là

Xem đáp án

Sự khác biệt lớn nhất về mặt kinh tế giữa quần cư nông thôn và quần cư thành thị là hoạt động kinh tế chủ yếu. Quần cư nông thôn có hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, còn quần cư thành thị là dịch vụ.

Chọn: B.


Câu 19:

22/07/2024

Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng ven biển là do

Xem đáp án

Vùng đồng bằng ven biển có điều kiện sống thuận lợi: vị trí dễ dàng cho giao lưu với các khu vực và nước ngoài; địa hình bằng phẳng, khí hậu mát mẻ, tài nguyên biển giàu có…

=> thuận lợi cho các hoạt động sinh sống, phát triển kinh tế nên dân cư tập trung đông đúc.

Chọn: A.


Câu 20:

24/10/2024

Dân cư phân bố thưa thớt ở các vùng trung du miền núi là do

Xem đáp án

Đáp án đúng là : A

- Dân cư phân bố thưa thớt ở các vùng trung du miền núi là do điều kiện sống khó khăn.

Vùng trung du miền núi có nhiều điều kiện sống khó khăn: địa hình đồi núi khó khăn cho việc đi lại, khí hậu không thuận lợi, gây khó khăn cho sản xuất, … -> dân cư phân bố thưa thớt.

→ A đúng.B,C,D sai.

* Mật độ dân số và phân bố dân cư

- Mật độ dân số cao, ngày một tăng: Năm 1989: 195 người/km², năm 2003: 246 người/km² (thế giới: 47 người/km²), năm 2019: 315 người/km² (thế giới: 60 người/km²).

- Dân cư nước ta phân bố không đều:

* Không đồng đều theo vùng:

+ Dân cư tập trung đông: Ven biển, đồng bằng (trên 1000 người/km2). Mật độ dân số cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng (1192 người/km2).

+ Dân cư thưa thớt: Vùng núi, trung du. (khoảng 100 người/km2). Thấp nhất là khu vực Tây Bắc.

-> Miền núi thiếu lao động để khai thác tiềm năng kinh tế. Đồng bằng chịu sức ép dân số đến kinh tế - xã hội và môi trường.

* Không đồng đều theo thành thị và nông thôn: Tập trung đông ở nông thôn (74%); Tập trung ít ở thành thị (26%).

2. Các loại hình quần cư

Đặc điểm

Quần cư nông thôn

Quần cư thành thị

Phân bố dân cư

Tập trung thành các điểm dân cư.

Tập trung ở thị trấn, đô thị lớn.

Tên gọi điểm quần cư

 

- Làng, ấp (người Kinh).

- Bản (người Tày, Thái, Mường,...); Buôn, plây (các dân tộc ở Trường Sơn, Tây Nguyên); Phum, sóc (Khơ-me).

Phường, quận, khu đô thị, chung cư,…

Hình thái

nhà cửa

Nhà cửa thấp, phân bố thưa thớt.

Nhà ống, cao tầng nằm san sát nhau hoặc biệt thự; các chung cư, khu đô thị mới.

Hoạt động kinh tế chủ yếu

Nông nghiệp

Công nghiệp, dịch vụ

Mật độ dân cư

Thấp

Cao

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 9 Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 9 Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư


Bắt đầu thi ngay