Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư
Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 3 (có đáp án): Phân bố dân cư và các loại hình quần cư
-
543 lượt thi
-
20 câu hỏi
-
40 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
07/10/2024Trên thế giới, nước ta nằm trong số các nước có mật độ dân số
Đáp án đúng là : C
- Trên thế giới, nước ta nằm trong số các nước có mật độ dân số cao.
Trên thế giới, nước ta nằm trong số các nước có mật độ dân số cao. Năm 1989: 195 người/km2, năm 2003: 246 người/km2 (thế giới: 47 người/km2), năm 2016: 280 người/km2 (thế giới: 57 người/km2).
→ C đúng.A,B,D sai.
* Mật độ dân số và phân bố dân cư
- Mật độ dân số cao, ngày một tăng: Năm 1989: 195 người/km², năm 2003: 246 người/km² (thế giới: 47 người/km²), năm 2019: 315 người/km² (thế giới: 60 người/km²).
- Dân cư nước ta phân bố không đều:
* Không đồng đều theo vùng:
+ Dân cư tập trung đông: Ven biển, đồng bằng (trên 1000 người/km2). Mật độ dân số cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng (1192 người/km2).
+ Dân cư thưa thớt: Vùng núi, trung du. (khoảng 100 người/km2). Thấp nhất là khu vực Tây Bắc.
-> Miền núi thiếu lao động để khai thác tiềm năng kinh tế. Đồng bằng chịu sức ép dân số đến kinh tế - xã hội và môi trường.
* Không đồng đều theo thành thị và nông thôn: Tập trung đông ở nông thôn (74%); Tập trung ít ở thành thị (26%).
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 9 Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 9 Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư
Câu 2:
27/09/2024Dân cư nước ta phân bố không đồng đều, sống thưa thớt ở:
Đáp án đúng là: B
Dân cư nước ta tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, các khu đô thị và ven biển còn ở vùng trung du và miền núi dân cư tập trung thưa thớt.
B đúng
- A, C, D sai vì đây là các vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi, kinh tế phát triển và cơ hội việc làm cao.
*) Mật độ dân số và phân bố dân cư
- Dân cư nước ta phân bố không đều:
* Không đồng đều theo vùng:
+ Dân cư tập trung đông: Ven biển, đồng bằng (trên 1000 người/km2). Mật độ dân số cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng (1192 người/km2).
+ Dân cư thưa thớt: Vùng núi, trung du. (khoảng 100 người/km2). Thấp nhất là khu vực Tây Bắc.
-> Miền núi thiếu lao động để khai thác tiềm năng kinh tế. Đồng bằng chịu sức ép dân số đến kinh tế - xã hội và môi trường.
* Không đồng đều theo thành thị và nông thôn: Tập trung đông ở nông thôn (74%); Tập trung ít ở thành thị (26%).
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 9 Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư
Giải Địa lí 9 Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư
Câu 3:
07/12/2024Dân cư nước ta phân bố không đồng đều, tập trung đông đúc ở các vùng nào?
Đáp án đúng là : D
- Dân cư nước ta phân bố không đồng đều, tập trung đông đúc ở các vùng đồng bằng.
- Dân cư nước ta tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, các khu đô thị và ven biển còn ở vùng trung du và miền núi, hải đảo dân cư tập trung thưa thớt.
→ D đúng. A, B, C sai.
* Mở rộng:
Mật độ dân số và phân bố dân cư
- Mật độ dân số cao, ngày một tăng: Năm 1989: 195 người/km², năm 2003: 246 người/km² (thế giới: 47 người/km²), năm 2019: 315 người/km² (thế giới: 60 người/km²).
- Dân cư nước ta phân bố không đều:
* Không đồng đều theo vùng:
+ Dân cư tập trung đông: Ven biển, đồng bằng (trên 1000 người/km2). Mật độ dân số cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng (1192 người/km2).
+ Dân cư thưa thớt: Vùng núi, trung du. (khoảng 100 người/km2). Thấp nhất là khu vực Tây Bắc.
-> Miền núi thiếu lao động để khai thác tiềm năng kinh tế. Đồng bằng chịu sức ép dân số đến kinh tế - xã hội và môi trường.
* Không đồng đều theo thành thị và nông thôn: Tập trung đông ở nông thôn (74%); Tập trung ít ở thành thị (26%).
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 9 Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 9 Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư
Câu 4:
01/01/2025Quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra ở mức độ
Đáp án đúng là : B
- Quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra ở mức độ thấp.
Và diễn ra chậm chạp phản ánh nền kinh tế nước ta còn chưa phát triển mạnh.
→ B đúng.A,C,D sai.
* Mở rộng:
Đô thị hoá
DÂN THÀNH THỊ VÀ TỈ LỆ DÂN THÀNH THỊ Ở NƯỚC TA,
GIAI ĐOẠN 1985 - 2017
- Đặc điểm
+ Số dân đô thị thấp, tỉ lệ dân thành thị thấp (30%).
+ Trình độ đô thị hóa còn thấp.
+ Quy mô đô thị được mở rộng, phổ biến lối sống thành thị.
+ Phần lớn các đô thị ở nước ta thuộc loại vừa và nhỏ. Phân bố ở đồng bằng, ven biển.
- Xu hướng: Số dân và tỉ lệ dân thành thị có xu hướng tăng -> Quá trình đô thị hóa đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao.
- Nguyên nhân của đô thị hóa
+ Hệ quả của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
+ Chính sách phát triển dân số.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 9 Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 9 Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư
Câu 5:
23/09/2024Các đô thị ở nước ta phần lớn có quy mô
Đáp án đúng là: A
Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra ở mức độ thấp và phần lớn các đô thị ở nước ta có quy mô vừa và nhỏ. Một số đô thị tiêu biểu như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Biên Hòa,…
A đúng
- B, C, D sai vì đa số các đô thị có quy mô dân số và diện tích nhỏ, chủ yếu tập trung ở các khu vực phát triển chậm, còn các đô thị lớn chỉ chiếm thiểu số như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.
Các đô thị ở Việt Nam phần lớn có quy mô vừa và nhỏ do quá trình đô thị hóa chưa phát triển toàn diện, tập trung chủ yếu ở các vùng kinh tế trọng điểm như Hà Nội, TP.HCM và một số thành phố lớn khác. Đa số đô thị còn lại là các thị xã, thị trấn, có mật độ dân số và quy mô diện tích hạn chế. Sự phát triển của các đô thị này thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thiếu cơ sở hạ tầng, nền kinh tế chưa đủ mạnh và các nguồn lực đầu tư còn hạn chế. Hơn nữa, tốc độ đô thị hóa tại các tỉnh lẻ còn thấp, gây ra sự chênh lệch giữa các khu vực đô thị lớn và nhỏ.
Các đô thị ở nước ta phần lớn có quy mô nhỏ và vừa. Điều này xuất phát từ thực tế Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, với nền kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao và quá trình đô thị hóa diễn ra chậm so với các nước phát triển. Đa số dân cư vẫn sinh sống ở các khu vực nông thôn, trong khi các đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh chiếm tỉ trọng dân số và quy mô kinh tế lớn nhưng lại là ngoại lệ. Ngoài ra, quá trình quy hoạch đô thị ở nhiều nơi chưa đồng bộ, dẫn đến sự phát triển chậm và hạn chế về quy mô của các đô thị.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 9 Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư
Giải Địa lí 9 Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư
Câu 6:
22/07/2024Số dân và tỉ lệ dân thành thị có xu hướng
Số dân và tỉ lệ dân thành thị có xu hướng là số dân thành thị tăng, tỉ lệ dân thành thị tăng do quá trình đô thị hóa.
Đáp án: A.
Câu 7:
26/11/2024Nguyên nhân của đô thị hóa ở nước ta là do
Đáp án đúng là: C
Nguyên nhân của đô thị hóa ở nước ta là do hệ quả của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Đây cũng là nhân tố thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
→ C đúng
- A sai vì đô thị hóa chủ yếu do sự phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng kéo theo.
- B sai vì chúng là yếu tố thiên nhiên gây khó khăn cho cuộc sống, không thúc đẩy sự phát triển đô thị mà thường làm chậm lại.
- D sai vì đây là đặc điểm nông nghiệp truyền thống, không trực tiếp thúc đẩy sự chuyển dịch dân cư từ nông thôn ra thành thị.
*) Đô thị hoá
DÂN THÀNH THỊ VÀ TỈ LỆ DÂN THÀNH THỊ Ở NƯỚC TA,
GIAI ĐOẠN 1985 - 2017
- Đặc điểm
+ Số dân đô thị thấp, tỉ lệ dân thành thị thấp (30%).
+ Trình độ đô thị hóa còn thấp.
+ Quy mô đô thị được mở rộng, phổ biến lối sống thành thị.
+ Phần lớn các đô thị ở nước ta thuộc loại vừa và nhỏ. Phân bố ở đồng bằng, ven biển.
- Xu hướng: Số dân và tỉ lệ dân thành thị có xu hướng tăng -> Quá trình đô thị hóa đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao.
- Nguyên nhân của đô thị hóa
+ Hệ quả của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
+ Chính sách phát triển dân số.
TP. Hồ Chí Minh là một trong hai đô thị đặc biệt ở nước ta
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 9 Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư
Giải Địa lí 9 Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư
Câu 8:
16/07/2024Quần cư thành thị là khu vực phát triển ngành
Quần cư thành thị là khu vực phát triển ngành: Công nghiệp, dịch vụ vì đây là nơi tập trung đông dân cư, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại.
Đáp án: B.
Câu 9:
16/07/2024Vùng Đồng bằng Sông Hồng có diện tích: 15000km2, dân số: 20,7 triệu người (Năm 2016). Vậy, mật độ dân số của vùng là
Đáp án C.
- Công thức: Mật độ dân số = Dân số / diện tích (người/km2).
- Áp dụng công thức, ta có: Mật độ dân số = 20,7 / 15000 x 1000000 = 1380 người/km2.
Câu 10:
16/07/2024Cho bảng số liệu:
Mật độ dân số của nước ta năm 1989 và 2016 lần lượt là
Áp dụng công thức tính mật độ dân số = số dân/diện tích (người/km2).
Đáp án: D.
Câu 11:
17/07/2024Nhận định nào sau đây không phải là đặc điểm hình thái nhà cửa của quần cư thành thị?
Hình thái nhà cửa của quần cư thành thị là: nhà ống, cao tầng nằm san sát nhau hoặc các biệt thự, các chung cư…
=> Nhận xét A, B, D đúng
- Nhà mái thấp, nằm thưa thớt là hình thái nhà cửa của vùng nông thôn.
=> Nhận xét C không đúng.
Đáp án: C.
Câu 12:
19/07/2024Đặc điểm hình thái nhà cửa của quần cư nông thôn là
Hình thái nhà cửa của quần cư thành thị là: nhà ống, cao tầng nằm san sát nhau hoặc các biệt thự, các chung cư… -> A,B,D sai.
Hình thái nhà cửa của quần cư nông thôn là: nhà mái thấp, nằm thưa thớt.
Đáp án: C.
Câu 13:
22/07/2024Nhận định nào sau đây không thể hiện quá trình đô thị hóa ở nước ta?
Nhờ sự phát triển kinh tế, quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao với biểu hiện: Số dân đô thị tăng; quy mô đô thị được mở rộng; phổ biến lối sống thành thị.
=> Nhận xét A, B, C đúng.
- Nhận xét D. Tỉ lệ dân nông thôn có xu hướng tăng là không đúng.
Đáp án: D.
Câu 14:
17/07/2024Qúa trình đô thị hóa thể hiện ở trên những mặt nào?
Nhờ sự phát triển kinh tế, quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao với biểu hiện: Số dân đô thị tăng; quy mô đô thị được mở rộng; phổ biến lối sống thành thị.
Đáp án: A.
Câu 15:
16/07/2024Cho bảng số liệu sau:
Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số thành thị và nông thôn nước ta trong giai đoạn trên là
Đề bài yêu cầu: thể hiện sự thay đổi cơ cấu, trong 5 năm.
=> Dựa vào dấu hiệu nhiện dạng biểu đồ, biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số thành thị và nông thôn nước ta trong giai đoạn trên là biểu đồ miền
(Lưu ý: Cần tính toán xử lí số liệu ra % trước khi vẽ)
Đáp án: B.
Câu 16:
16/07/2024Cho bảng số liệu sau:
Dân số nước ta phân theo thành thị và nông thôn giai đoạn 2000 – 2015
Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu dân số thành thị và nông thôn nước ta năm 2000 và 2015 là
Đề bài yêu cầu “thể hiện cơ cấu” và trong 2 năm -> A đúng.
Đáp án: A.
Câu 17:
06/12/2024Khu vực nông thôn có tỉ lệ dân số lớn hơn khu vực thành thị vì
Đáp án đúng là: C
Giải thích: Dân cư nông thôn chiếm tỉ lệ lớn hơn nhiều dân cư thành thị do nước ta là nước nông nghiệp, hoạt động nông nghiệp còn đóng vai trò quan trọng, thu hút lực lượng lao động chủ yếu trong dân cư.
*Tìm hiểu thêm: "Mật độ dân số và phân bố dân cư"
- Mật độ dân số cao, ngày một tăng: Năm 1989: 195 người/km², năm 2003: 246 người/km² (thế giới: 47 người/km²), năm 2019: 315 người/km² (thế giới: 60 người/km²).
- Dân cư nước ta phân bố không đều:
* Không đồng đều theo vùng:
+ Dân cư tập trung đông: Ven biển, đồng bằng (trên 1000 người/km2). Mật độ dân số cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng (1192 người/km2).
+ Dân cư thưa thớt: Vùng núi, trung du. (khoảng 100 người/km2). Thấp nhất là khu vực Tây Bắc.
-> Miền núi thiếu lao động để khai thác tiềm năng kinh tế. Đồng bằng chịu sức ép dân số đến kinh tế - xã hội và môi trường.
* Không đồng đều theo thành thị và nông thôn: Tập trung đông ở nông thôn (74%); Tập trung ít ở thành thị (26%).
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 9 Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư
Câu 18:
16/07/2024Tại sao dân cư nước ta vẫn tập trung phần lớn ở khu vực nông thôn?
Quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa diễn ra chậm, nước ta vẫn là một nước nông nghiệp -> phần lớn lao động vẫn hoạt động trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp nên phần lớn dân cư vẫn tập trung ở khu vực nông thôn.
Đáp án: B
Câu 19:
25/12/2024Cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn đang thay đổi theo hướng tích cực nguyên nhân chủ yếu do
Đáp án đúng là: B
Công cuộc đổi mới kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa đã thúc đẩy sự chuyển dịch nền kinh tế ở các thành phố, đô thị. Sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế trong và ngoài nước…. tạo nên một khu vực kinh tế phát triển năng động, đa dạng; hoạt động công nghiệp, dịch vụ phát triển tạo ra nhiều việc làm => thu hút đông đảo dân cư từ các vùng nông thôn về thành phố để học tập, làm việc -> tỉ lệ dân thành thị tăng lên.
- Trong khi vùng nông thôn hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, hiệu quả kinh tế thấp cùng với thời gian nông nhàn lớn -> người dân di chuyển lên thành phố tìm kiếm việc làm.
→ B đúng
- A sai vì sự thay đổi này chủ yếu do quá trình đô thị hóa và chuyển dịch lao động từ nông thôn ra thành thị.
- C sai vì thay đổi này chủ yếu do quá trình đô thị hóa và phát triển công nghiệp, kéo theo sự dịch chuyển dân cư từ nông thôn ra thành thị.
- D sai vì sự thay đổi này chủ yếu do tác động của quá trình đô thị hóa và sự chuyển dịch lao động từ nông thôn ra thành thị.
*) Đô thị hoá
- Đặc điểm
+ Số dân đô thị thấp, tỉ lệ dân thành thị thấp (30%).
+ Trình độ đô thị hóa còn thấp.
+ Quy mô đô thị được mở rộng, phổ biến lối sống thành thị.
+ Phần lớn các đô thị ở nước ta thuộc loại vừa và nhỏ. Phân bố ở đồng bằng, ven biển.
- Xu hướng: Số dân và tỉ lệ dân thành thị có xu hướng tăng -> Quá trình đô thị hóa đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao.
- Nguyên nhân của đô thị hóa
+ Hệ quả của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
+ Chính sách phát triển dân số.
TP. Hồ Chí Minh là một trong hai đô thị đặc biệt ở nước ta
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 9 Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư
Giải Địa lí 9 Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư
Câu 20:
16/07/2024Đặc điểm nào của quá trình đô thị hóa là nguyên nhân gây ra tình trạng thất nghiệp ở khu vực thành thị?
Tỉ lệ dân thành thị nước ta tăng nhanh trong khi nền kinh tế còn chưa phát triển, quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa còn diễn ra chậm -> các ngành kinh tế không đáp ứng đủ nhu cầu việc làm cho người dân ở các thành thị -> gây ra tình trạng thất nghiệp.
Đáp án: D
Bài thi liên quan
-
Trắc nghiệm Địa 9 Bài 3 (có đáp án): Phân bố dân cư và các loại hình quần cư (phần 2)
-
20 câu hỏi
-
40 phút
-
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 3 (có đáp án): Phân bố dân cư và các loại hình quần cư (497 lượt thi)
- Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư (542 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 1 (có đáp án): Cộng đồng các dân tộc Việt Nam (783 lượt thi)
- Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam (677 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 2 (có đáp án): Dân số và gia tăng dân số (620 lượt thi)
- Bài 2: Dân số và gia tăng dân số (527 lượt thi)
- Bài 4: Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống (523 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 4 (có đáp án): Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống (396 lượt thi)