Trang chủ Lớp 9 Địa lý Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 1 (có đáp án): Cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 1 (có đáp án): Cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam

  • 782 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 15 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

22/07/2024

Các dân tộc ít người có số dân trên một triệu người ở nước ta, gồm

Xem đáp án

Đáp án C

Các dân tộc ít người có số dân trên một triệu người ở nước ta, gồm Chăm, Hoa, Nùng, Mông.


Câu 2:

23/07/2024

Dân tộc Kinh chiếm bao nhiêu % trong tổng dân số của nước ta?

Xem đáp án

Đáp án A

Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, dân tộc Kinh có số dân đông nhất nước ta, chiếm khoảng 86% dân số cả nước.


Câu 3:

18/07/2024

Dân tộc Kinh phân bố chủ yếu ở

Xem đáp án

Đáp án B

Dân tộc Kinh phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng, trung du và ven biển (duyên hải).


Câu 4:

17/07/2024

Người Tày, Nùng, Thái, Mường phân bố ở khu vực

Xem đáp án

Đáp án A

Khu vực Trung du và miền núi phía Bắc: là địa bàn cư trú của trên 30 dân tộc. Trong đó vùng thấp là địa bàn cư trú của người Tày,  Nùng (tả ngạn sông Hồng) và người Thái, Mường (hữu ngạn sông Hồng).


Câu 5:

22/07/2024

Khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ có khoảng bao nhiêu dân tộc sinh sống?

Xem đáp án

Đáp án B

Khu vực Trung du và miền núi phía Bắc: là địa bàn cư trú của trên 30 dân tộc. Trong đó vùng thấp là địa bàn cư trú của người Tày, Nùng (tả ngạn sông Hồng) và người Thái, Mường (hữu ngạn sông Hồng).


Câu 6:

14/12/2024

Khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ có các dân tộc Chăm, Khơ-me và Hoa. Trong đó người Chăm, Khơ-me cư trú thành từng dải; người Hoa chủ yếu ở các đô thị, nhất là ở TP. Hồ Chí Minh.

→ D đúng 

- A sai vì chủ yếu cư trú ở vùng miền núi phía Bắc, nơi có điều kiện phù hợp với đời sống canh tác nương rẫy. Trong khi đó, Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ là nơi tập trung các dân tộc ít người như Chăm, Ê Đê, Khmer.

- B sai vì nơi có cao nguyên rộng lớn phù hợp với canh tác nương rẫy và văn hóa truyền thống. Trong khi đó, Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ là địa bàn của các dân tộc ít người như Chăm, Raglai, và Khmer.

- C sai vì Chăm và Khmer cư trú chủ yếu ở Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ, còn Ba Na tập trung ở Tây Nguyên. Vì vậy, không thể xếp Ba Na vào nhóm dân tộc ít người cư trú tại Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ là địa bàn cư trú lâu đời của các dân tộc ít người như Chăm, Khơ-me, Hoa, với các đặc điểm sau:

  1. Dân tộc Chăm: Sinh sống chủ yếu ở Duyên hải Nam Trung Bộ, đặc biệt tại các tỉnh như Ninh Thuận và Bình Thuận. Người Chăm có nền văn hóa đặc sắc, nổi bật với các tháp Chăm, nghệ thuật múa, và tín ngưỡng Bà-la-môn giáo hoặc Hồi giáo.

  2. Dân tộc Khơ-me: Tập trung tại khu vực Nam Bộ, đặc biệt ở Đồng bằng sông Cửu Long, như Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang. Họ có nền văn hóa Phật giáo Nam Tông lâu đời, với các lễ hội như Chôl Chnăm Thmây và các công trình chùa chiền đặc trưng.

  3. Người Hoa: Phân bố ở các đô thị lớn như TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ và các tỉnh Nam Bộ. Họ đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động thương mại, dịch vụ và có văn hóa phong phú với các lễ hội như Tết Nguyên Tiêu, múa lân, và ẩm thực Hoa.

  4. Đặc điểm chung: Các dân tộc này đã sống hòa thuận với các dân tộc khác trong khu vực, cùng nhau xây dựng và bảo tồn những giá trị văn hóa riêng biệt, làm phong phú thêm bản sắc văn hóa của Việt Nam.

Khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ là nơi giao thoa văn hóa độc đáo, nơi các dân tộc ít người như Chăm, Khơ-me, Hoa đã đóng góp lớn vào sự đa dạng văn hóa của đất nước.


Câu 7:

21/07/2024

Bên cạnh người Việt và các dân tộc ít người, nước ta còn có nhóm dân cư nào cũng được xem là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam?

Xem đáp án

Đáp án A

Người Việt định cư ở nước ngoài (kiều bào) cũng là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.


Câu 8:

16/07/2024

Người Việt định cư ở nước ngoài có đặc điểm nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án B

Người Việt định cư ở nước ngoài cũng là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đa số kiều bào có lòng yêu nước, đang gián tiếp hoặc trực tiếp góp phần xây dựng đất nước.


Câu 9:

21/07/2024

Người Ê-đê, Gia-rai phân bố chủ yếu ở khu vực

Xem đáp án

Đáp án B

Khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên: có trên 20 dân tộc, cư trú thành vùng khá rõ rệt (người Ê-đê, Gia-rai, Cơ-ho…)


Câu 10:

04/01/2025

Văn hóa Việt Nam phong phú, giàu bản sắc là do có

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

- Văn hóa Việt Nam phong phú, giàu bản sắc là do có  nhiều dân tộc.

Thành phần dân tộc nước ta đa dạng với 54 dân tộc, trong đó có hơn 50 dân tộc ít người, mỗi dân tộc lại mang những nét văn hóa riêng, thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục tập quán… làm cho nền văn hóa Việt Nam thêm phong phú, giàu bản sắc.

→ A đúng 

- B, C, D sai vì nhiều lễ hội truyền thống, dân số đông, và lịch sử phát triển lâu dài chỉ là những yếu tố góp phần vào văn hóa. Văn hóa Việt Nam phong phú, giàu bản sắc thể hiện qua sự đa dạng trong nghệ thuật, phong tục tập quán, và giá trị tinh thần.

Văn hóa Việt Nam phong phú, giàu bản sắc là do sự đóng góp của 54 dân tộc anh em với những nét văn hóa riêng biệt và đa dạng.

  1. Sự đa dạng về dân tộc: Việt Nam có 54 dân tộc sinh sống, mỗi dân tộc mang theo những phong tục, tập quán, ngôn ngữ, trang phục, và nghi lễ riêng. Điều này tạo nên một bức tranh văn hóa phong phú, thể hiện qua các lễ hội, âm nhạc, ẩm thực và kiến trúc truyền thống.

  2. Bản sắc vùng miền: Các dân tộc trải dài trên khắp đất nước từ miền núi phía Bắc, đồng bằng châu thổ, đến Tây Nguyên và Nam Bộ, với sự giao thoa và thích nghi với môi trường tự nhiên, tạo nên nét đặc trưng cho từng vùng miền.

  3. Sự hòa hợp trong đa dạng: Mặc dù có sự khác biệt giữa các dân tộc, nhưng các giá trị cốt lõi như lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, và truyền thống gia đình đã kết nối các dân tộc, làm cho bản sắc văn hóa Việt Nam thêm đậm đà.

  4. Đóng góp vào di sản chung: Văn hóa của các dân tộc Việt Nam không chỉ là di sản của từng dân tộc mà còn là tài sản chung của quốc gia, góp phần làm phong phú di sản văn hóa thế giới.

Tóm lại, sự phong phú và giàu bản sắc của văn hóa Việt Nam bắt nguồn từ sự đa dạng dân tộc và sự kết nối hài hòa giữa các giá trị văn hóa riêng lẻ, tạo nên một nền văn hóa độc đáo và đặc sắc.

* Mở rộng:

1. Các dân tộc ở Việt Nam

* Thành phần

Nước ta có 54 dân tộc, người Việt (Kinh) chiếm đa số (khoảng 85,3% dân số cả nước - 2019).

* Đặc điểm

- Mỗi dân tộc có đặc trưng về văn hóa, thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán,…

 - Các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, tất cả cùng chung sống đoàn kết, cùng xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

+ Người Việt: Có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước; Nhiều nghề thủ công đạt mức tinh xảo; Lực lượng đông đảo trong các ngành kinh tế và khoa học - kĩ thuật.

+ Các dân tộc ít người: Trình độ phát triển kinh tế khác nhau. Mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong sản xuất và đời sống; Có kinh nghiệm trong trồng cây ăn quả, chăn nuôi, làm nghề thủ công.

+ Người Việt định cư nước ngoài: Là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; Gián tiếp hoặc trực tiếp góp phần xây dựng đất nước.

2. Phân bố các dân tộc

a) Dân tộc kinh

- Phân bố rộng khắp trên cả nước.

- Tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, trung du và ven biển.

b) Các dân tộc ít người

- Phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.

- Có sự khác nhau về dân tộc và phân bố dân tộc giữa:

* Trung du và miền núi Bắc bộ:

+ Vùng thấp: Tả ngạn sông Hồng: Tày, Nùng.

+ Hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả: Thái, Mường.

+ Từ 700 đến 1000m: Người Dao.

+ Trên núi cao: Người Mông.

* Trường Sơn - Tây Nguyên:

+ Kon Tum và Gia Lai: Ê đê, Đắk Lắk, Gia rai.

+ Lâm Đồng: Cơ ho,…

* Duyên hải cực Nam Trung bộ và Nam Bộ:

+ Người Chăm, Khơ me sống đan xen với người Việt.

+ Người Hoa sống chủ yếu ở các đô thị chủ yếu là thành phố Hồ Chí Minh.

 - Hiện nay, phân bố dân tộc đã có nhiều thay đổi.

- Nhờ cuộc vận động định canh, định cư gắn với xóa đói giảm nghèo mà tình trạng du canh, du cư của một số dân tộc vùng cao đã được hạn chế, đời sống các dân tộc được nâng lên.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 9 Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 9 Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam


Câu 11:

22/07/2024

Giá trị văn hóa dân gian nào sau đây thuộc các dân tộc sống ở khu vực Trường Sơn và Tây Nguyên?

Xem đáp án

Đáp án B

Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.


Câu 12:

18/07/2024

Giá trị văn hóa nào dưới đây được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể?

Xem đáp án

Đáp án A

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể vào năm 2012.


Câu 13:

23/07/2024

Trang phục truyền thống của người Kinh ở khu vực đồng bằng Nam Bộ là

Xem đáp án

Đáp án B

Trang phục truyền thống của người Kinh ở khu vực đồng bằng Nam Bộ là áo bà ba cùng với chiếc khăn rằn.


Câu 14:

16/07/2024

Sản phẩm thủ công nổi bật nào sau đây là của người Thái, Dao, Mông?

Xem đáp án

Đáp án B

Sản phẩm thủ công nổi bật của người Thái, Dao, Mông là hàng thổ cẩm.


Câu 15:

18/07/2024

Biện pháp để củng cố an ninh quốc phòng vùng biên giới là gì?

Xem đáp án

Đáp án A

Vùng biên giới ở nước ta chủ yếu là khu vực miền núi – nơi phân bố chủ yếu của các dân tộc ít người, đời sống kinh tế - xã hội còn khó khăn. Vì vậy, việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội cho các dân tộc miền núi sẽ giúp người dân sinh sống ổn định sẽ giúp củng cố an ninh quốc phòng vùng biên giới.


Bắt đầu thi ngay