Khái niệm điện trường | Chuyên đề dạy thêm Vật lí 11
Tài liệu Khái niệm điện trường gồm các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận từ cơ bản đến nâng cao giúp thầy cô có thêm tài liệu giảng dạy Vật lí lớp 11.
Chỉ từ 450k mua trọn bộ Chuyên đề dạy thêm Vật lí 11 (cả 3 sách) bản word có lời giải chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1. Khái niệm điện trường
- Là một dạng vật chất bao quanh điện tích và gắn liền với điện tích.
- Điện trường tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó.
2. Cường độ điện trường
a. Định nghĩa:
Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của điện trường tại điểm đó về phương diện tác dụng lực.
Được xác định:
Đơn vị: V/m.
b. Vectơ cường độ điện trường có:
- Phương: trùng với phương của lực điện tác dụng lên điện tích thử q.
- Chiều:
+) Nếu thì ;
+) Nếu thì
- Chiều dài: Biểu diễn độ lớn của cường độ điện trường E theo 1 tỉ xích nào đó.
c. Véctơ cường độ điện trường do một điện tích điểm q gây ra tại một điểm cách điện tích khoảng r:
- Điểm đặt: tại điểm ta xét.
- Phương: đường thẳng nối điểm ta xét với điện tích
- Chiều: ra xa điện tích dương, hướng vào điện tích âm
- Độ lớn:
+) Trong chân không: ;
+) Trong điện môi:
- Chú ý: Kết quả trên vẫn đúng với điện trường ở một điểm bên ngoài hình cầu tích điện q, khi đó ta coi q là một điện tích điểm đặt tại tâm cầu.
3. Đường sức điện
a. Định nghĩa:
Là đường mà tiếp tuyến tại mỗi điểm là giá của véctơ cường độ điện trường tại điểm đó. Nói cách khác, đường sức điện là đường mà lực điện tác dụng dọc theo đó.
b. Một số hình ảnh đường sức của điện trường bao quanh các điện tích:
c. Các đặc điểm của đường sức điện:
- Qua mỗi điểm trong điện trường có một đường sức điện và chỉ một mà thôi.
- Đường sức điện là những đường có hướng.
- Đường sức điện của điện trường tĩnh là đường cong không khép kín.
- Quy ước: Nơi nào điện trường lớn vẽ đường sức điện mau và ngược lại nơi điện trường nhỏ vẽ đường sức điện thưa.
II. BÀI TẬP ÔN LÝ THUYẾT
A - BÀI TẬP TỰ ĐIỀN KHUYẾT
Câu 1.Điền khuyết các từ khóa thích hợp vào chỗ trống:
a.Điện trường là một dạng vật chất bao quanh ……………. và gắn liền với điện tích. Điện trường tác dụng ………………………. lên các điện tích khác đặt trong nó.
b.Cường độ điện trường tại một điểm Là đại lượng đặc trưng cho …………………… của điện trường tại điểm đó về phương diện tác dụng lực.
c.Vectơ cường độ điện trường có Phương …………………… của lực điện tác dụng lên điện tích thử q.
d.Véctơ cường độ điện trường do một điện tích điểm q gây ra tại một điểm cóchiều: ………………….. điện tích dương, ……………….. điện tích âm
e.Đường sức điệnLà đường mà ………………… tại mỗi điểm là giá của véctơ cường độ điện trường tại điểm đó.
f.Qua mỗi điểm trong điện trường có một ……………………. và chỉ một mà thôi.
g.Đường sức điện của điện trường tĩnh là đường ……………………………
h.Quy ước: Nơi nào điện trường lớn vẽ đường sức điện ……………. và ngược lại nơi điện trường nhỏ vẽ đường sức điện………………..
B – BÀI TẬP NỐI CÂU
Câu 2.Hãy nối những tương ứng ở cột A với những khái niệm tương ứng ở cột B
C – BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
NHẬN BIẾT
Câu 1: Trong công thức định nghĩa cường độ điện trường tại một điểm thì và q là gì?
A. là tổng hợp các lực tác dụng lên điện tích thử, q là độ lớn của điện tích gây ra điện trường.
B. là tổng hợp các lực điện tác dụng lên điện tích thử, q là độ lớn của điện tích gây ra điện trường.
C. là tổng hợp các lực tác dụng lên điện tích thử, q là độ lớn của điện tích thử.
D. là tổng hợp các lực điện tác dụng lên điện tích thử, q là độ lớn của điện tích thử.
Câu 2: (SBT KN) Những đường sức điện của điện trường xung quanh một điện tích điểm có dạng là
A. Những đường cong và đường thẳng có chiều đi vào điện tích
B. Những đường thẳng có chiều đi vào điện tích
C. Những đường cong và đường thẳng có chiều đi ra khỏi điện tích
D. Những đường thẳng có chiều đi ra khỏi điện tích
Câu 3 : Đơn vị nào sau đây là đơn vị đo cường độ điện trường?
A. Niuton.
B. Culong.
C. Vôn kế mét.
D. Vôn trên mét.
Câu 4 :Trên hình bên có vẽ một số đường sức của hệ thống hai điện tích điểm A và B. Chọn kết luận đúng. A. A là điện tích dương, B là điện tích âm. B. A là điện tích âm, B là điện tích dương. C. Cả A và B là điện tích dương. D. Cả A và B là điện tích âm. |
Câu 5: (SBT KN) Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho điện trường tại điểm đó về
A. Phương của vectơ cường độ điện trường.
B. Chiều của vectơ cường độ điện trường.
C. Phương diện tác dụng lực.
D. Độ lớn của lực điện.
Câu 6: (SBT KN) Điện trường được tạo ra bởi điện tích, là dạng vật chất tồn tại quanh điện tích và
A. Tác dụng lực lên mọi vật đặt trong nó.
B. Tác dụng lực điện lên mọi vật đặt trong nó.
C. Truyền lực cho các điện tích.
D. Truyền tương tác giữa các điện
Câu 7: (SBT KN) Đơn vị của cường độ điện trường là
A. N.
B. N/m.
C. V/m.
D. V.m
Câu 8: (SBT KN) Đại lượng nào dưới đây không liên quan tới cường độ điện trường của một điện tích điểm Q đặt tại một điểm trong chân không?
A. Khoảng cách r từ Q đến điểm quan sát.
B. Hằng số điện của chân không.
C. Độ lớn của điện tích Q.
D. Độ lớn của điện tích Q đặt tại điểm quan sát.
Câu 9: (SBT KN) Cường độ điện trường tại một điểm M trong điện trường bất kì là đại lượng
A. Vectơ, có phương, chiều và độ lớn phụ thuộc vào vị trí của điểm M
B. Vectơ, chỉ có độ lớn phụ thuộc vào vị trí của điểm M
C. Vô hướng, có giá trị luôn dương.
D. Vô hướng, có thể có giá trị âm hoặc dương.
Câu 10: Những đường sức điện nào vẽ ở hình dưới là đường sức của điện trường đều?
A. Hình 1.
B. Hình 2.
C. Hình 3.
D. Không hình nào.
Câu 11: (SBT KN) Đường sức điện cho chúng ta biết về
A. Độ lớn của cường độ điện trường của các điểm trên đường sức điện
B. Phương và chiều của cường độ điện trường tại mỗi điểm trên đường sức điện.
C. Độ lớn của lực điện tác dụng lên điện tích thử q.
D. Độ mạnh yếu của điện trường.
Câu 12: (SBT CTST) Đơn vị của cường độ điện trường là:
A. V/m; C/N
B. V.m; N/C
C. V/m; N/C
D. V.m; C/N
Câu 13: Đại lượng nào dưới đây không liên quan đến cường độ điện trường của một điện tích điểm Q tại một điểm?
A. Điện tích Q.
B. Điện tích thử q.
C. Khoảng cách r từ Q đến q.
D. Hằng số điện môi của môi trường
Câu 14: Chọn câu trả lời đúng kí hiệu đơn vị của cường độ điện trường
A. N
B. C
C. V/m
D. Nm2/C2
Câu 15: Khái niệm nào sau đây cho biết độ mạnh yếu của điện trường tại một điểm?
A. Điện tích
B. Điện trường
C. Cường độ điện trường
D. Đường sức điện
Câu 16: Trong các đại lượng vật lí sau đây, đại lượng nào là véctơ
A. Điện tích
B. Cường độ điện trường
C. Điện trường
D. Đường sức điện
Câu 17: Vectơ cường độ điện trường do điện tích điểm gây ra tại 1 điểm M, chiều của
A. Hướng về gần .
B. Hướng xa
C. Hướng cùng chiều với
D. Ngược chiều với
Câu 18: Điện trường
A. Là dạng vật chất tồn tại xung quanh vật
B. Gây ra lực điện tác dụng lên điện tích khác đặt trong nó
C. Là dạng vật chất tồn tại xung quanh điện tích
D. C và B đúng
Câu 19: Chọn câu trả lời đúng khi nói về véctơ cường độ điện trường
A. Véctơ cường độ điện trường cùng phương và cùng chiều với lực tác dụng lên một điện tích thử đặt trong điện trường đó
B. Véctơ cường độ điện trường cùng phương và ngược chiều với lực tác dụng lên một điện tích thử đặt trong điện trường đó
C. Véctơ cường độ điện trường cùng phương và cùng chiều với lực tác dụng lên một điện tích thử dương đặt trong điện trường đó
D. Véctơ cường độ điện trường cùng phương và cùng chiều với lực tác dụng lên một điện tích thử âm đặt trong điện trường đó
Câu 20: Đặt một điện tích âm, khối lượng nhỏ vào một điện trường đều rồi thả nhẹ. Điện tích sẽ chuyển động:
A. Dọc theo chiều của đường sức điện trường.
B. Ngược chiều đường sức điện trường.
C. Vuông góc với đường sức điện trường.
D. Theo một quỹ đạo bất kỳ.
Câu 21: Chọn phát biểu đúng
A. Đường sức điện trường tĩnh không cắt nhau
B. Đường sức điện trường tĩnh là những đường song song cách đều nhau
C. Đường sức điện trường là những quỹ đạo chuyển động của các điện tích điểm dương đặt trong điện trường
D. A, B, C đều đúng
Câu 22: Chọn phát biểu đúng về đặc điểm các đường sức điện
A. Véctơ cường độ điện trường dọc theo một đường sức có độ lớn bằng nhau
B. Các đường sức trong điện trường của hai điện tích bằng nhau nhưng trái dấu và đặt cô lập xa nhau thì giống hệt nhau, đều là những nửa đường thẳng xuyên tâm đi qua điểm đặt điện tích
C. Trong điện trường, ở những chổ cường độ điện trường nhỏ thì các đường sức điện sẽ thưa
D. Tại mỗi điểm trong điện trường không có nhiều hơn hai đường sức đi qua vì chỉ cần hai đường sức cắt nhau là đủ xác định một điểm
Câu 23: Tính chất cơ bản của điện trường là :
A. Điện trường gây ra cường độ điện trường tại mỗi điểm trong nó .
B. Điện trường gây ra điện thế tác dụng lên điện tích đặt trong nó
C. Điện trường gây ra đường sức điện tại mọi điểm đặt trong nó
D. Điện trường gây ra lực điện tác dụng lên điện tích đặt trong nó
Câu 24: Khẳng định nào sau đây là sai?
A. Đường sức điện là những đường cong không khép kín
B. Các đường sức điện không cắt nhau
C. Qua một điểm trong điện trường, ta chỉ vẽ được một đường sức điện
D. Trong trường hợp giới hạn, hai đường sức có thể tiếp xúc với nhau tại một điểm mà không cắt nhau
Câu 25: Cường độ điện trường là
A. Đại lượng vật lý đặt trưng cho điện trường về phương diện tác dụng lực
B. Đo bằng tích số giữa lực điện trường tác dụng lên điện tích thử và độ lớn của điện tích thử đặt tại điểm đó.
C. Đo bằng thương số giữa lực điện trường tác dụng lên điện tích thử và độ lớn điện tích thử đặt tại điểm đó.
D. A và C đúng
THÔNG HIỂU
Câu 26: Cho một điện tích điểm + Q; điện trường tại một điểm mà nó gây ra có chiều
A. Hướng về phía nó.
B. Hướng ra xa nó.
C. Phụ thuộc độ lớn của nó.
D. Phụ thuộc vào điện môi xung quanh.
Câu 27: Công thức xác định cường độ điện trường gây ra bởi điện tích điểm Q, tại một điểm trong chân không cách điện tích điểm một khoảng là: (lấy chiều của véctơ khoảng cách làm chiều dương):
A.
B.
C.
D.
Câu 28: Một điện tích điểm đặt trong chân không. Cường độ điện trường do điện tích gây ra tại một điểm M cách một khoảng có phương là đường thẳng nối ]> với M và
A. Chiều hướng từ M tới với độ lớn bằng
B. Chiều hướng từ M ra xa khỏi với độ lớn bằng
C. Chiều hướng từ M tới với độ lớn bằng
D. Chiều hướng từ M ra xa khỏi với độ lớn bằng
Câu 29: Để làm một điện tích thử, phải chọn một vật như thế nào?
A. Một vật tích điện có kích thước nhỏ
B. Một vật mang điện tích nhỏ
C. Một vật có kích thước nhỏ, mang một điện tích nhỏ
D. Một thanh kim loại mang điện tích dương hoặc âm
Câu 30: (SBT KN) Trong chân không đặt cố định một điện tích điểm . Một điểm M cách một khoảng . Tập hợp những điểm có độ lớn cường độ điện trường bằng độ lớn cường độ điện trường tại M là
A. Mặt cầu tâm và đi qua M
B. Một đường tròn đi qua M
C. Một mặt phẳng đi qua M
D. Các mặt cầu đi qua M
Câu 31: (SBT CD) Một điện tích thử được đặt tại điểm mà điện trường do các điện tích khác gây ra theo hướng nằm ngang từ trái sang phải và có độ lớn Nếu thay điện tích thử bằng điện tích thì cường độ điện trường tại :
A. Giữ nguyên độ lớn nhưng thay đổi hướng
B. Tăng độ lớn và thay đổi hướng
C. Giữ nguyên
D. Giảm độ lớn và đổi hướng
Câu 32: (SBT CD) Giả sử đặt một electron và một proton riêng biệt trong một điện trường và hai điện trường này giống hệt nhau. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Electron và proton chịu tác dụng của cùng một lực điện.
B. Lực điện tác dụng lên proton có độ lớn lớn hơn lực điện tác dụng lên electron nhưng ngược hướng
C. Lực điện tác dụng lên proton có độ lớn bằng lực điện tác dụng lên electron nhưng ngược hướng
D. Electron và proton có cùng gia tốc
Câu 33:(SBT CD) Sắp xếp độ lớn cường độ điện trường tại các điểm A, B và C trong hình 3.6 theo thứ tự giảm dần từ lớn nhất đến nhỏ nhất. A. a – b – c B. a – c – b C. c – a – b D. b – a – c |
Câu 34: Chọn phát biểu sai về điện trường
A. Điện trường đều có véctơ cường độ điện trường như nhau ở mọi điểm
B. Trong điện trường của một điện tích điểm Q, điện trường trên một mặt cầu tâm Q bán kính r là đều vì ở mọi điểm trên đó ta có cường độ điện trường E như nhau
C. Trong một điện trường đều các đường sức điện song song và cách đều nhau
D. Một miền không gian có đường sức điện song song và cách đều thì điện trường ở đó là một điện trường đều. Tức là ta có thể phát biểu một điều kiện cần và đủ cho điện trường đều
................................
................................
................................
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Xem thêm các chuyên đề dạy thêm Vật lí 11 hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 11 Kết nối tri thức - hay nhất
- Văn mẫu lớp 11 - Kết nối tri thức
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức
- Giải SBT Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 11 – Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Toán 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 11 – Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Anh 11 Global success theo Unit có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 11 – Global success
- Giải sbt Tiếng Anh 11 - Global Success
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 11 Global success đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 11 Global success
- Giải sgk Hóa học 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Hóa học 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Hóa 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Hóa học 11 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Hóa 11 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Sinh học 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Sinh học 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Sinh học 11 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Sinh học 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Kinh tế pháp luật 11 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Kinh tế pháp luật 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Lịch sử 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Lịch sử 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch sử 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa lí 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Địa lí 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa lí 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Công nghệ 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Tin học 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng an ninh 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 11 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục quốc phòng 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 – Kết nối tri thức