Hệ thống kiến thức Sinh học lớp 11 Học kì 2
Hệ thống kiến thức Sinh học lớp 11 Học kì 2 chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Sinh học 11 học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:
Hệ thống kiến thức Sinh học lớp 11 Học kì 2
Bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật
I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ SINH SẢN
- Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới, bảo đảm sự phát triển liên tục của loài.
- Có 2 hình thức sinh sản ở thực vật: Sinh sản vô tính và Sinh sản hữu tính.
II. SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT
1. Sinh sản vô tính là gì?
- Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống cây mẹ.
- Cơ sở của sinh sản vô tính là quá trình nguyên phân.
2. Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật
a) Sinh sản bào tử
- Là hình thức sinh sản mà cơ thể mới được phát triển từ bào tử, bào tử lại hình thành trong túi bào tử từ thể bào tử.
- Ví dụ: Rêu, dương xỉ.
b) Sinh sản sinh dưỡng
Bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật
I. KHÁI NIỆM
- Là kiểu sinh sản có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
I. SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT CÓ HOA
1. Cấu tạo của hoa
- Gồm cuống hoa, đế hoa, đài hoa, tràng hoa, nhị và nhụy.
2. Quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi
a) Hình thành hạt phấn
b) Hình thành túi phôi
3. Quá trình thụ phấn và thụ tinh
4. Quá trình hình thành hạt, quả
Bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật
I. SINH SẢN VÔ TÍNH LÀ GÌ?
- Sinh sản vô tính là kiểu sinh sản mà một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới giống hệt mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng.
- Sinh sản vô tính chủ yếu dựa trên cơ sở phân bào nguyên nhiễm để tạo ra các cá thể mới. Các cá thể mới giống nhau và giống cá thể gốc.
II. CÁC HÌNH THỨC SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
1. Phân đôi
- Đại diện: Động vật đơn bào và giun dẹp.
- Đặc điểm: Dựa trên phân chia đơn giản tế bào chất và nhân bằng cách tạo ra eo thắt.
2. Nảy chồi
- Đại diện: Bọt biển, ruột khoang.
- Đặc điểm: Dựa trên phân bào nguyên nhiễm nhiều lần để tạo ra một chồi con.
3. Phân mảnh
- Đại diện: Bọt biển, giun dẹp
- Đặc điểm: Dựa trên mảnh vụn vỡ của cơ thể, qua phân bào nguyên nhiễm để tạo ra cơ thể mới.
4. Trinh sinh
- Đại diện: Có ở các loài chân đốt như ong, kiến, rệp; một vài loài cá, lưỡng cư, bò sát cũng có hiện tượng trinh sinh.
- Đặc điểm: Dựa trên phân chia tế bào trứng (không thụ tinh) theo kiểu nguyên phân nhiều lần tạo nên cá thể mới có bộ NST đơn bội.
III. ỨNG DỤNG
1. Nuôi mô sống
- Cách tiến hành: Tách mô từ cơ thể động vật, nuôi trong môi trường có đủ chất dinh dưỡng, vô trùng và nhiệt độ thích hợp giúp cho mô đó tồn tại và phát triển.
- Ứng dụng: nuôi cấy da người để chữa cho các bệnh nhân bị bỏng da.
2. Nhân bản vô tính
- Là chuyển một tế bào xôma vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào đó phát triển thành một phôi. Phôi này tiếp tục phát triển thành một cơ thể mới.
- Ví dụ: cừu Dolly, một số loài động vật như chuột, lợn, bò, chó…
- Ý nghĩa của nhân bản vô tính đối với đời sống:
+ Nhân bản vô tính đối với động vật có tổ chức cao nhằm tạo ra những cá thể mới có bộ gen của cá thể gốc.
+ Nhân bản vô tính để tạo ra các cơ quan mới thay thế các cơ quan bị bệnh, bị hỏng ở người.
Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật
I. SINH SẢN HỮU TÍNH LÀ GÌ?
- Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản tạo ra cá thể mới qua hình thành và hợp nhất giao tử đơn bội đực và giao tử đơn bội cái để tạo ra hợp tử lưỡng bội, hợp tử phát triển thành cá thể mới.
- Ưu điểm của sinh sản hữu tính: tạo ra các cá thể mới đa dạng về các đặc điểm di truyền, có thể thích nghi và phát triển trong điều kiện sống thay đổi.
II. QUÁ TRÌNH SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
III. CÁC HÌNH THỨC THỤ TINH
Bài 46: Cơ chế điều hòa sinh sản
Điều hòa sinh sản chủ yếu là điều hòa sinh tinh và sinh trứng. Trong điều hòa sinh tinh và sinh trứng, hệ nội tiết đóng vai trò chủ yếu. Thần kinh và các nhân tố môi trường cũng ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và sinh trứng.
I. CƠ CHẾ ĐIỀU HÒA SINH TINH VÀ SINH TRỨNG
1. Cơ chế điều hòa sinh tinh
2. Cơ chế điều hòa sinh trứng
II. ẢNH HƯỞNG CỦA THẦN KINH VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG ĐẾN QUÁ TRÌNH SINH TINH VÀ SINH TRỨNG
- Căng thẳng thần kinh kéo dài, sợ hãi, lo âu, buồn phiền kéo dài → gây rối loạn quá trình trứng chín và rụng, làm giảm sản sinh tinh trùng.
- Sự hiện diện và mùi của con đực tác động lên hệ thần kinh và nội tiết → ảnh hưởng đến quá trình phát triển, chín và rụng của trứng và ảnh hưởng đến hành vi sinh dục của con cái.
Bài 47: Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người
I. ĐIỀU KHIỂN SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT
1. Một số biện pháp làm thay đổi số con
2. Một số biện pháp điều khiển giới tính
II. SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH Ở NGƯỜI
1. Sinh đẻ có kế hoạch là gì?
- Sinh đẻ có kế hoạch là điều chỉnh về số con, thời điểm sinh con và khoảng cách sinh con sao cho phù hợp với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.
2. Các biện pháp tránh thai
- Có rất nhiều biện pháp, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà áp dụng các biện pháp hợp lí để mang lại hiệu quả cao nhất.
- Một số biện pháp sinh đẻ có kế hoạch hiệu quả như: dùng bao cao su, dụng cụ tử cung, thuốc tránh thai, đình sản nam và nữ, tính ngày rụng trứng, xuất tinh ngoài âm đạo…