Hệ thống kiến thức Sinh học lớp 11 Giữa học kì 2

Hệ thống kiến thức Sinh học lớp 11 Giữa học kì 2 chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Sinh học 11 giữa học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:

1 2514 lượt xem
Tải về


Hệ thống kiến thức Sinh học lớp 11 Giữa học kì 2

Bài 27: Cảm ứng ở động vật (tiếp theo)

3. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống

a) Cấu trúc của hệ thần kinh dạng ống

- Gặp ở động vật có xương sống như cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.

- Cấu tạo gồm 2 phần: Thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên.

+ Thần kinh trung ương: Não (não ttrước, não trung gian, não giữa, não sau, hành não) và tủy sống nằm trong cột sống. Não bộ phát triển mạnh và là bộ phận cao cấp nhất tiếp nhận và xử lí hầu hết thông tin đưa từ bên ngoài vào, quyết định mức độ và cách phản ứng.

+ Thần kinh ngoại biên gồm dây thần kinh và hạch thần kinh.

⇒ Hệ thần kinh dạng ống có cấu tạo phức tạp và hoàn thiện dần nên các hoạt động của động vật ngày càng đa dạng, chính xác và hiệu quả.

b) Hoạt động của hệ thần kinh dạng ống

- Hệ thần kinh dạng ống hoạt động theo nguyên tắc phản xạ, bao gồm:

+ Phản xạ đơn giản (phản xạ không điều kiện): Do một số tế bào thần kinh nhất định tham gia, không phải qua học tập.

+ Phản xạ phức tạp (phản xạ có điều kiện): Do một số lượng lớn tế bào thần kinh tham gia, đặc biệt là tế bào thần kinh võ não.

⇒ Cùng với sự tiến hóa của hệ thần kinh dạng ống, số lượng các phản xạ ngày càng nhiều, đặc biệt là các phản xạ có điều kiện ngày càng tăng → động vật ngày càng thích nghi tốt hơn với môi trường sống.

Bài 28. Điện thế nghỉ

I. KHÁI NIỆM ĐIỆN THẾ NGHỈ

- Điện thế nghỉ là sự chênh lệch về điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng tích điện âm so với phía ngoài màng tế bào tích điện dương.

II. CƠ CHẾ HÌNH THÀNH ĐIỆN THẾ NGHỈ

Bài 29: Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh

I. ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG

1. Đồ thị điện thế hoạt động

Lý thuyết Sinh 11: Bài 29. Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh

→→ Khi tế bào thần kinh bị kích thích: Điện thế nghỉ chuyển sang điện thế hoạt động.

→→ Điện thế hoạt động gồm 3 giai đoạn: mất phân cực (khử cực), đảo cực và tái phân cực.

2. Cơ chế hình thành điện thế động

a) Giai đoạn mất phân cực

- Khi bị kích thích thì tế bào thần kinh hưng phấn và xuất hiện điện thế hoạt động.

- Khi bị kích thích tính thấm của màng thay đổi cổng Na+ mở, Na+ khuếch tán từ ngoài vào trong màng làm trung hòa điện tích âm ở bên trong.

II. LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH TRÊN SỢI THẦN KINH

- Điện thế hoạt động khi xuất hiện được gọi là xung thần kinh hay xung điện.

1. Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin

2. Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin

Bài 30: Truyền tin qua xináp

I. KHÁI NIỆM XINÁP

- Xináp là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh, hoặc giữa tế bào thần kinh với loại tế bào khác như tế bào cơ, tế bào tuyến… có vai trò dẫn truyền xung thần kinh.

Lý thuyết Sinh 11: Bài 30. Truyền tin qua xináp

II. CẤU TẠO CỦA XINÁP

- Có 2 loại xináp: xináp hóa học và xináp điện. (Nội dung bài học chỉ đề cập đến xináp hóa học).

Lý thuyết Sinh 11: Bài 30. Truyền tin qua xináp

1. Cấu tạo xináp hóa học

- Chùy xináp gồm: Ti thể, túi chứa chất trung gian hóa học và màng trước xináp.

- Khe xináp, nằm giữa màng trước và màng sau.

- Màng sau xináp và thụ quan tiếp nhận chất trung gian hóa học.

2. Đặc điểm

- Mỗi xináp chỉ chứa một loại chất trung gian hóa học.

- Chất trung gian hóa học phổ biến ở động vật là axêtincôlin và norađrênalin.

- Các chất trung gian hóa học khác, ít phổ biến hơn: đôpamin, serôtônin…

III. QUÁ TRÌNH TRUYỀN TIN QUA XINÁP

Quá trình truyền tin qua xináp gồm 3 giai đoạn:

- Xung thần kinh lan truyền đến chùy xináp và làm Ca2+ đi vào trong chùy xináp.

- Ca2+ làm cho các bóng chứa chất trung gian hóa học gắn vào màng trước và vỡ ra. Chất trung gian hóa học đi qua khe xináp đến màng sau.

- Chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau xináp làm xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau. Điện thế hoạt động (xung thần kinh) hình thành lan truyền đi tiếp.

Lý thuyết Sinh 11: Bài 30. Truyền tin qua xináp

Bài 31: Tập tính của động vật

I. TẬP TÍNH LÀ GÌ?

- Tập tính là chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.

II. PHÂN LOẠI TẬP TÍNH

- Có 2 loại tập tính: tập tính bẩm sinh và tập tính học được.

1. Tập tính bẩm sinh

- Là loại tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ và đặc trưng cho loài.

→ Ví dụ: ve sầu kêu vào mùa hè, ếch đực kêu vào mùa sinh sản, nhện giăng tơ…

2. Tập tính học được

- Là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.

→ Ví dụ: chuột nghe tiếng mèo thì bỏ chạy, người đi đường thấy đèn đỏ thì dừng lại.

- Có một số tập tính vừa là học được vừa có nguồn gốc bẩm sinh.

→ Ví dụ: khả năng bắt chuột của mèo vừa là bẩm sinh vừa là học được.

III. CƠ SỞ THẦN KINH CỦA TẬP TÍNH

- Cơ sở thần kinh của tập tính là các phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.

- Các phản xạ thực hiện qua cung phản xạ. Khi số lượng các xináp trong cung phản xạ tăng lên thì mức độ phức tạp của tập tính cũng tăng lên.

Lý thuyết Sinh 11: Bài 31. Tập tính của động vật

- Tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ không điều kiện mà trình tự của chúng trong hệ thần kinh đã được gen quy định sẵn từ khi sinh ra. Tập tính bẩm sinh thường bền vững và không thay đổi.

- Tập tính học được là chuỗi phản xạ có điều kiện. Quá trình hình thành tập tính là sự hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron. Tập tính học được có thể thay đổi.

- Sự hình thành tập tính học được ở động vật phụ thuộc vào mức độ tiến hóa của hệ thần kinh và tuổi thọ.

- Tập tính sinh sản, ngủ đông là kết quả phối hợp hoạt động của hệ thần kinh và hệ nội tiết

Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật

I. KHÁI NIỆM

- Sinh trưởng của thực vật là sự tăng lên về kích thước, khối lượng và thể tích của các tế bào, mô, cơ quan trên cơ thể thực vật.

Ví dụ: Sự tăng về số lượng lá trên cây, sự dài ra của rễ, tăng kích thước của cánh hoa…

II. SINH TRƯỞNG SƠ CẤP VÀ SINH TRƯỞNG THỨ CẤP

1. Các mô phân sinh

- Mô phân sinh là nhóm các tế bào chưa phân hóa, duy trì được khả năng nguyên phân.

- Mô phân sinh bao gồm: mô phân sinh đỉnh, mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng.

Bài 35: Hoocmôn thực vật

I. KHÁI NIỆM

II. HOOCMÔN KÍCH THÍCH

1. Auxin (Axit Inđôl Axêtic – AIA)

2. Gibêrelin – GA

3. Xitôkinin

III. HOOCMÔN ỨC CHẾ

1. Êtilen

2. Axit abxixic – AAB

IV. TƯƠNG QUAN HOOCMÔN THỰC VẬT

Bài 36: Phát triển ở thực vật có hoa

I. PHÁT TRIỂN LÀ GÌ?

II. NHỮNG NHÂN TỐ CHI PHỐI SỰ RA HOA

1. Tuổi của cây

2. Nhiệt độ thấp và quang chu kỳ

3. Hoocmôn ra hoa

III. MỐI QUAN HỆ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN

IV. ỨNG DỤNG KIẾN THỨC VỀ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN

Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật 

I. KHÁI NIỆM SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT

1. Khái niệm

- Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình gia tăng khối lượng và kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào.

- Phát triển của cơ thể động vật là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái cơ thể.

2. Các kiểu sinh trưởng

- Sinh trưởng và phát triển không qua biến thái.

- Sinh trưởng và phát triển qua biến thái, gồm:

+ Sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn.

+ Sinh trưởng và phát triển qua biến thái không hoàn toàn.

II. PHÁT TRIỂN KHÔNG QUA BIẾN THÁI

Bài 38: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật

I. NHÂN TỐ BÊN TRONG

Hoocmôn là nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật.

1. Các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống

a) Hoocmôn sinh trưởng

- Do tuyến yên tiết ra.

2. Các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật không xương sống

1 2514 lượt xem
Tải về