Hãy nêu cảm xúc của nhân vật trữ tình trong từng khổ thơ của bài Tôi yêu em

Trả lời câu 1 trang 21 sgk Ngữ văn 11 Tập 1 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong sách Ngữ văn 11.

1 598 16/04/2023


Giải Ngữ văn 11 (Cánh diều) Thực hành đọc: Tôi yêu em

Câu 1 trang 21 Ngữ văn 11 Tập 1: Hãy nêu cảm xúc của nhân vật trữ tình trong từng khổ thơ. Cụm từ nào trở thành điệp khúc? Xác định vị trí, tác dụng nghệ thuật của cụm từ đó trong bài thơ.

Trả lời:

- Cảm xúc của nhân vật trữ tình trong từng khổ thơ: 

+ Bốn câu thơ đầu là cảm xúc bị kìm nén, chi phối bởi lí trí, mạch cảm xúc tuôn trào, tuân theo mệnh lệnh lí trí khẳng định tình yêu. Đồng thời cũng là lời từ giã thấm đượm nỗi buồn của tình cảm vô vọng, đầy ắp tình yêu nồng cháy, thấm đượm nỗi buồn trong mối tình vô vọng. Càng giã từ lại càng say đắm, thiết tha, mãnh liệt.

+ Hai câu thơ 5 và 6 là sự kìm nén cảm xúc, chế ngự nhưng xúc cảm vẫn trào dâng, da diết.  Nhân vật trữ tình thành thực hết mức, không né tránh đưa ra cùng kiệt tất cả những yếu đuối, bất lực, những góc tối tận đáy sâu tâm hồn. Nếu hai câu 5- 6 là sự dằn vặt, u buồn thì hai câu kết là sự thanh thoát, hóa giải sự nuối tiếc, xót xa, để tự tin kiêu hãnh với tình yêu của mình. Nhân vật trữ tình vượt lên trên sự ích kỉ để cầu mong người yêu được hạnh phúc.

- Cụm từ trở thành điệp khúc là "Tôi yêu em". 

+ Cụm từ được dùng trong câu mở đầu khổ một, hai, câu ba khổ hai. 

+ Tôi yêu em được sử dụng lên 3 lần. 

- Tác dụng: Tạo nên giọng điệu của toàn bài, là lời giãi bày tình cảm của chủ thể trữ tình "tôi". Làm cho bài thơ có nhịp điệu, gây ấn tượng sâu sắc với người đọc. 

1 598 16/04/2023


Xem thêm các chương trình khác: