Soạn bài Trao duyên (trang 44, 45, 46, 47) Cánh diều

Với soạn bài Trao duyên trang 44, 45, 46, 47 Ngữ văn lớp 11 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.

1 4,547 06/11/2023


Soạn bài Trao duyên

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 43 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1)

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn và nội dung bài Nguyễn Du – Cuộc đời và sự nghiệp để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Đọc nội dung giới thiệu sau đây để hiểu bối cảnh đoạn trích:

Gia đình Thúy Kiều mắc oan bởi lời vu cáo của tên bán tơ. Bọn sai nha ập đến nhà Kiều “Sạch sành sanh vét cho đầy túi tham”, bắt giam, tra khảo, đánh đập dã man cha và em trai của Kiều. Trước cơn gia biến, Kiều đã hi sinh mối tình với Kim Trọng để “bán mình chuộc cha”. Trước ngày ra đi theo Mã Giám Sinh, Kiều ngồi trắng đêm nghĩ về thân phận, nghĩ về tình yêu. Nàng nhờ cậy em gái là Thúy Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng. Đoạn trích trong văn bản dưới đây (từ câu 723 đến câu 756 trong Truyện Kiều) thường được đặt nhan đề là Trao duyên.

- Đọc diễn cảm đoan Trao duyên theo nội dung cảm xúc, chú ý sự chuyển đổi từ lời đối thoại sang đan xen giữa đối thoại và độc thoại.

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính: Đoạn trích là là lời của Thúy Kiều nói với Thúy Vân khi muốn nhờ em gái trả nghĩa cho Kim Trọng. Qua đây, Nguyễn Du đã khắc họa được bi kịch tình yêu, cùng với thân phận bất hạnh cũng như nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều.

Soạn bài Trao duyên | Hay nhất Soạn văn 11 Cánh diều

* Trả lời câu hỏi giữa bài

Câu 1 (trang 44 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Chú ý lời nói, hành động, lí lẽ của Thúy Kiều khi thuyết phục Thúy Vân.

Trả lời:

- Lời nói, hành động, lí lẽ của Thúy Kiều khi thuyết phục Thúy Vân: lời nói “cậy” với mong muốn, hi vọng thiết tha, gửi gắm đầy sự tin tưởng, hành động “ngồi lên”, “lạy”, “thưa” kính cẩn, trang trọng, lí lẽ chặt chẽ, thấu tình, hợp lí.

Câu 2 (trang 45 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Thúy Kiều để lại những kỉ vật nào trong tình yêu?

Trả lời:

- Những kỉ vật trong tình yêu mà Thúy Kiều đã để lại: chiếc vành, bức tờ mây, của chung, của tin.

Câu 3 (trang 45 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Chú ý việc Thúy Kiều hi vọng con đường trở về với tình yêu, nhận được sự đồng cảm của Kim Trọng.

Trả lời:

- Việc Thúy Kiều hi vọng con đường trở về với tình yêu, nhận được sự đồng cảm của Kim Trọng: sự đau đớn, đầy tuyệt vọng của Kiều, tấm lòng thủy chung một lòng hướng về Kim trọng của Kiều.

Câu 4 (trang 45 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Thúy Kiều nói với ai? Về điều gì? Tâm trạng của Kiều như thế nào?

Trả lời:

- Thúy Kiều tự nói về bản thân mình, về “trâm gãy gương tan”, “tơ duyên ngắn ngủi”, “phận bạc như vôi”, “nước chảy hoa trôi lỡ làng”, tự nhận mình là người phụ bạc. Nàng ý thức rõ được về cái hiện hữu của mình, xót xa cho thân phận mình.

* Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 (trang 46 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Đoạn trích Trao duyên kể lại sự kiện gì, thể hiện chủ đề nào của Truyện Kiều?

Trả lời:

- Đoạn trích Trao duyên kể về việc Thúy Kiều trao duyên cho Thúy Vân, nhờ trả nghĩa Kim Trọng. Đoạn trích thể hiện chủ đề về bi kịch trong tình yêu của người phụ nữ tài sắc nhưng mệnh bạc.

Câu 2 (trang 46 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Thúy Kiều đã có lời nói, hành động và lí lẽ như thế nào để thuyết phục Thúy Vân thay mình trả nghĩa, kết duyên với Kim Trọng?

Trả lời:

Những lời nói, hành động và lí lẽ của Thúy Kiều để thuyết phục Thúy Vân thay mình trả nghĩa, kết duyên với Kim Trọng:

- Lời nhờ cậy của Kiều:

+ “Cậy”: một thanh trắc với âm điệu nặng nề, gợi sự quằn quại, đau đớn, khó nói, còn mang hàm nghĩa là trông mong, giúp đỡ, hi vọng tha thiết, sự gửi gắm đầy tin tưởng.

+ Chịu: nài ép, bắt buộc, không thể từ chối.

→ Thúy Vân bị ép vào thế dù cho không muốn nhưng cũng phải nhận tình yêu mà Kiều trao.

- Hành động nhờ cậy:

+ “ngồi lên”, “lạy”, “thưa”: Kính cẩn trang trọng với người bề trên hoặc người hàm ơn.

→ Sự thay bậc đổi ngôi, đi ngược với lễ giáo phong kiến nhưng chấp nhận được, bởi: Kiều coi Vân như ân nhân của mình. Kiều trân trọng tình yêu với Kim Trọng. Cách nói đã thể hiện sự thông minh, khéo léo của Thúy Kiều.

- Lí lẽ của Kiều:

+ “Ngày xuân em hãy còn dài” gợi ra tình cảnh ngang trái, khó xử của mình để em thấu hiểu.

+ “Xót tình máu mủ thay lời nước non”: Vân vẫn còn trẻ, còn cả tương lai phía trước.

+ “Thịt nát xương mòn”, “Ngậm cười chín suối”: nói về cái chết đầy mãn nguyện.

→ Cách lập luận hết sức chặt chẽ, thấu tình cho thấy Thúy Kiều là người sắc sảo tinh tế, có đức hi sinh, một người con hiếu thảo, trọng tình nghĩa.

Câu 3 (trang 46 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Vì sao sau khi cậy nhờ Thúy Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng, bi kịch của Thúy Kiều lại càng tăng?

Trả lời:

- Thông qua việc Thúy Kiều nhờ cậy Thúy Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng, bi kịch của nàng lại được đẩy lên càng tăng bởi nó đã thể hiện sự đau đớn, đầy tuyệt vọng, ta lại càng thấy được tấm lòng thủy chung một lòng hướng về Kim Trọng của nàng.

Câu 4 (trang 46 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Việc Thúy Kiều để lại những kỉ vật trong tình yêu có ý nghĩa gì?

Trả lời:

- Việc Thúy Kiều để lại những kỉ vật trong tình yêu thể hiện sự giằng xé trong tâm trạng Thúy Kiều. Kiều chỉ có thể gửi gắm mối duyên dang dở cho Vân chứ không thể trao hết tình yêu mặn nồng xưa kia giữa nàng và Kim Trọng.

Câu 5 (trang 46 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Đoạn Trao duyên là lời của Thúy Kiều nói với những ai? Phân tích diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều qua sự chuyển đổi lời thoại.

Trả lời:

- Đoạn Trao duyên là lời của Thúy Kiều nói với Thúy Vân, với chính mình và với Kim Trọng.

- Diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều qua sự chuyển đổi lời thoại: tâm trạng giằng xé đầy mâu thuẫn, đau đớn tột cùng khi không trọn vẹn trong tình yêu và lời thề với Kim Trọng. Trò chuyện với chính mình, Kiều đã trách thân phận, có duyên mà không có phận với chàng Kim “phận bạc như vôi” và xác định rằng cuộc đời mình sẽ là “nước chảy hoa trôi lỡ làng”.

Câu 6 (trang 46 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Phân tích một số biện pháp nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong đoạn trích Trao duyên (biện pháp ẩn dụ, cách dùng thành ngữ, độc thoại nội tâm,…)

Trả lời:

- Một số biện pháp nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong đoạn trích Trao duyên:

+ Tác giả sử dụng những điển cố, điển tích điển hình để thể hiện nỗi đau đớn, xót xa của Thúy Kiều, “Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề”, “trâm gãy bình tan”, “ngậm cười chín suối”, “Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai”. Những hình ảnh này nhằm làm nổi bật nỗi thống cổ trong hoàn cảnh éo le của nàng Kiều.

+ Độc thoại: thể hiện ý chí quyết tâm cắt bỏ đoạn tình cảm với chàng Kim, nhưng rồi lại khổ đau tột cùng khi nghĩ đến việc phải rời xa người yêu, “Duyên này thì giữ, vật này của chung”, “Dù em nên vợ nên chồng/ Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên.”. Kiều vẫn muốn giữ lại chút tấm lòng, chút tình cảm sâu nặng giữa hai người, thể hiện lối suy nghĩ của một cô gái sắc sảo, thông minh.

Câu 7 (trang 46 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Thúy Kiều qua đoạn trích Trao duyên.

Trả lời:

Đoạn trích Trao duyên của tác giả Nguyễn Du khắc họa hình ảnh nhân vật Thúy Kiều đã đọng lại trong em vô vàn suy nghĩ. Một cô gái xinh đẹp mặn mà sắc sảo là thế nhưng lại bị chính cái xã hội đen tối phong kiến kia làm cho Kiều có cuộc đời gian truân, sóng gió. Với từng hành động “Cậy em, ngồi lên, lạy rồi sẽ thưa” em hiểu được sự trăn trở trong Kiều cùng với nhiều hi vọng và trông cậy vào Vân. Sự kí gửi tình cảm của nàng với em gái cho thấy Kiều đã xót xa, đau đớn như thế nào. Từng cử chỉ, hành động, lời nói của Kiều đều rất chân thực, đều rất chua xót, đau đớn. Với từng kỉ vật như chiếc vành, như bức tờ mây, Kiều đều trân trọng, đều luyến tiếc và níu giữ. Sự níu giữ ấy cũng vì nàng yêu, nàng trân trọng mối tình đẹp với Kim Trọng nhưng bị xã hội ấy vùi dập làm đau, làm đớn. Qua đó, em thấy càng thêm chua xót cho những suy nghĩ, cho số phận nàng Kiều hẩm hiu.

Bài giảng Ngữ văn 11 Trao duyên - Cánh diều

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:

Nguyễn Du – Cuộc đời và sự nghiệp

Đọc Tiểu Thanh kí

Anh hùng tiếng đã gọi rằng

Thực hành tiếng Việt trang 52

Viết bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật

Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật

Tự đánh giá: Thề nguyền

Hướng dẫn tự học trang 63

1 4,547 06/11/2023


Xem thêm các chương trình khác: