Soạn bài Một người Hà Nội (trang 11) Cánh diều
Với soạn bài Một người Hà Nội trang 11 Ngữ văn lớp 11 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.
Soạn bài Một người Hà Nội
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 11 sgk Ngữ văn 11 Tập 2)
- Suy nghĩ về vai trò của mỗi cá nhân trong việc gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc.
- Tìm thêm về tính cách người Hà Nội qua báo chí, thơ văn....
Trả lời:
- Tác giả Nguyễn Khải (1930 – 2008), tên thật là Nguyễn Mạnh Khải, ông sinh ra tại Hà Nội.
+ Trong kháng chiến chống Pháp ông gia nhập quân đội.
+ Năm 1950 ông bắt đầu viết văn.
- Hoàn cảnh ra đời: 19 – 1 – 1990, khi đất nước có nhiều thăng trầm, biến động, những giá trị truyền thồng cũng dần phai mờ, đặc biệt là những giá trị của người Hà Nội.
- Vai trò của mỗi cá nhân trong giữ gìn văn hóa dân tộc
Mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ lại có một bản sắc, một nét đẹp văn hóa khác nhau. Chúng ta cần phải biết giữ gìn bản sắc văn hóa của mình cũng như quảng bá những nét đắc sắc đó đến với bạn bè năm châu. Bản sắc văn hóa dân tộc là những nét văn hóa từ lâu đời của dân tộc được truyền từ đời này sang đời khác đã trở thành những phong tục tập quán, những đặc trưng vùng miền của cả đất nước ta. Bên cạnh đó, bản sắc văn hóa dân tộc còn là những giá trị tạo nên sự khác biệt của mỗi quốc gia, sự phong phú trong lối sống, sinh hoạt tập thể của con người và tạo nên sự đa dạng màu sắc cho cuộc sống. Bản sắc văn hóa dân tộc có tầm quan trọng lớn lao đối với cuộc sống của mỗi người nói riêng và sự phát triển của đất nước nói chung. Bản sắc văn hóa dân tộc hay cụ thể hơn là văn hóa vùng miền là nơi con người giao lưu văn hóa, cùng nhau tôn vinh vẻ đẹp của quê hương mình, cũng là nơi con người gắn kết với nhau, vui đùa. Bản sắc văn hóa dân tộc còn là những đặc trưng về văn hóa của quốc gia đó, là nét làm cho đất nước mình không bị nhầm lẫn với bất kì đất nước nào khác. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều nét đẹp trong bản sắc văn hóa dân tộc của Việt Nam ta đang bị mai một, mất dần đi hoặc suy thoái, biến tướng thành nhiều thể loại khác. Chính vì thế, mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải có ý thức tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu. Nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc. Mỗi người học sinh cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu, tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà.
- Tính cách của người Hà Nội
+ Thanh lịch, nho nhã: Nội dung bài viết không đi về tâm lý, tính cách của mỗi con người. Nó chỉ phân tích những đặc trưng cơ bản của người Hà Nội. Chắc hẳn bạn đã nghe qua câu nói: Chẳng thơm cũng thể hoa nhài, dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An. Người Tràng An ở đây ám chỉ người Hà Nội.
+ Không màu mè, phô trương, người Hà Nội chọn cho mình lối sống giản đơn, bình dị. Họ từ tốn, chậm rãi trong giao tiếp và hành xử. Không hấp tấp, vội vàng khi quyết định mọi thứ.
+ Không quá lời khi nói: người Hà Nội ứng xử văn minh, nho nhã. Họ thể hiện tính thanh lịch trong lời ăn tiếng nói. Nhiều người cho rằng: liệu xã hội có đề cao thái tính cách người Hà Nội. Không đâu, đấy hoàn toàn là sự thật.
+ Không ganh đua, đấu tranh thiệt hơn: Phải trải nghiệm nhiều năm ở Hà Nội, bạn mới thấu hiểu tính cách người Hà Nội. Những gia đình lâu đời ở Hà nội (từ 5 thế hệ trở lên), họ có nếp sống điển hình. Từ sinh hoạt gia đình, cư xử giữa các thành viên, cho đến nuôi dạy con cái. Cuộc sống người Hà Nội có phần bình an và chân thành. Họ không thích ganh đua, hay đấu tranh thiệt hơn. Dễ dàng cho qua những mâu thuẫn vụn vặt. Biết cách chấp nhận cuộc sống, mà không tìm cách luồn cúi.
+ Trong công việc, người Hà Nội có tinh thần trách nhiệm. Giải quyết công việc có tình có lý. Họ không có thói quen đố kỵ, hay chèn ép người khác. Đây chính là yếu tố làm nên tính cách thanh lịch cho người Hà Nội. Người Hà Nội không quyết liệt trong công việc. Họ không cố đạt được chức tước, quyền lợi bằng mọi cách.
+ Khiêm tốn, khoan nhượng: Người Hà Nội không phô trương, hào nhoáng. Họ vẫn giữ nếp sống khiêm tốn, khoan nhường. Không thể hiện thái quá năng lực, hay trình độ bản thân. Lúc nào ở người Hà Nội cũng toát lên vẻ chậm rãi, nhẹ nhàng. Trong mọi hoạt động, họ cho mình cách hành xử đơn giản nhất. Không làm lớn chuyện, nếu thấy không cần thiết.
2. Đọc hiểu
Nội dung chính: Đoạn trích thể hiện những trân trọng và khát khao lưu giữ vẻ đẹp và chiều sâu văn hóa của người Hà Nội cũng là của con người thời nay trước những biến động dữ dội của thời đại kinh tế thị trường và hội nhập văn hóa thế giới.
* Trả lời câu hỏi giữa bài
Trả lời:
Tình cảm của nhân vật “tôi” đối với Hà Nội vừa giải phóng: cực kì khoan khoái.
Trả lời:
Sự kết hợp giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật: Tôi đạp xe ở đường Phan Đình Phùng, tôi đạp chậm, vừa đạp vừa nghĩ ngợi. Một ông bạn trẻ đạp xe như gió, thúc mạnh bánh xe vào đít xe tôi, may mà gượng kịp. Tôi quay lại nói cũng nhẹ nhàng: “Cậu đi đâu mà vội thế?”. Hắn không trả lời, đạp vượt qua xe tôi, rồi quay mặt lại chửi một câu đến sững sờ: “Tiên sư cái anh già!”.
Câu 3. (trang 12 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 2): Với thời cuộc, nhân vật cô Hiền có thái độ như thế nào?
Trả lời:
Cô Hiền là người khôn ngoan, biết cách ứng xử với thời cuộc.
Trả lời:
Chi tiết cho thấy rõ tính cách, suy nghĩ, tính toán và quyết định việc gia đình của nhân vật cô Hiền: Sau ngày Hà Nội giải phóng, cô vẫn có hai dinh cơ, một nhà đang ở và một nhà ở Hàng Bún cho thuê.
Trả lời:
Cô Hiền đồng ý cho hai người con trai tòng quân, đi chiến đấu.
Câu 6. (trang 14 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 2): Nội thất và vật dụng trong nhà cô Hiền có gì đáng chú ý?
Trả lời:
Nội thất và vật dụng trong nhà cô Hiền toát lên vẻ cổ kính, tao nhã: Nơi tiếp khách của cô sau tấm bình phong cao hơn đầu người bằng gỗ chạm suốt mấy chục năm không hề thay đổi. Một bộ sa lông gụ “cái khánh”, cái sập gụ chân quỳ chạm rất đẹp nhưng không khảm, cái tủ chùa một cánh bên trong bày một cái lọ men Thúy Hồng, một cái lư đời Hán, một cái liễn hấp sâm Giang Tây, và mấy thứ bình lọ màu men thì thường nhưng có dáng lạ, chả rõ từ đời nào.
Câu 7. (trang 14 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 2): Hình ảnh cái bát thủy tiên men đó có ý nghĩa gì?
Trả lời:
Hình ảnh cái bát thủy tiên men đỏ gợi ra một thú chơi tao nhã vào dịp Tết của người Hà Nội - chơi hoa thủy tiên.
Câu 8. (trang 14 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 2): Những sự việc nào khiến nhân vật “tôi” buồn phiền?
Trả lời:
Cách ứng xử, nói năng của một số người làm xấu đi vẻ đẹp của người Hà Nội.
Câu 9. (trang 11 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 2): Chú ý hình ảnh cây si cổ thụ.
Trả lời:
Hình ảnh cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh khẳng định sức sống, khả năng hồi sinh của những giá trị văn hóa lâu đời, cao quý.
* Trả lời câu hỏi cuối bài
Trả lời:
Nhân vật trung tâm của truyện là cô Hiền - một người Hà Nội.
Hàng ngang: quan hệ trong gia đình
Hàng dọc: quan hệ họ hàng, người quen
Trả lời:
Những chi tiết để có thể xác định được phẩm chất, tính cách của nhân vật cô Hiền trong truyện Một người Hà Nội là:
- Thời trẻ cô Hiền là cô gái thông minh, xinh đẹp, xuất thân trong một gia đình giàu có, lương thiện.
- Cô có nếp sống và nếp nghĩ độc đáo, khác lạ với mọi người.
+ Thời chống Pháp: gia đình cô vẫn sống ở Hà Nội, vẫn giữ nền nếp sinh hoạt và lễ nghi tốt đẹp của người Hà Nội.
+ Thời kì Hà Nội giải phóng: vẫn duy trì lối sống tốt đẹp đó.
+ Thời chống Mỹ: cho con tự quyết định việc tòng quân của mình, không khuyến khích cũng không ngăn cản, hết mực ủng hộ con cái.
+ Sau 1975: vẫn duy trì lối sống tốt đẹp đó, ngoài ra còn tổ chức bữa cơm bạn bè mỗi tháng một lần.
+ Nếp nghĩ: Không chạy theo xu hướng, vừa thích ứng với cái mới, vừa giữ gìn nếp sống và cách nghĩ riêng của mình.
- Tính cách của cô cũng rất thú vị:
+ Là một người phụ nữ sắc sảo và tinh tế, dám thẳng thắn bày tỏ suy nghĩ của mình mà không sợ điều gì
+ Coi người giúp việc như người nhà.
- Là người quyết đoán và biết suy nghĩ: Làm mọi việc đều có sự tính toán trước. đã tính thì chắc chắn sẽ làm.
- Ngoài ra, cô còn là một người hết lòng yêu thương gia đình.
- Là một người giàu tự trọng và sống có trách nhiệm, luôn giữ gìn những nét đẹp của người Hà Nội.
→ Qua các chi tiết trên, có thể thấy cô Hiền là người có phẩm chất tốt đẹp, là một công dân gương mẫu, luôn ý thức mình là người Hà Nội - thủ đô của đất nước, từ đó luôn giữ gìn và phát huy những tinh hoa và nét đẹp đó. Cũng vì lý do đó mà cô được người kể chuyện gọi là “một hạt bụi vàng" của Hà Nội.
Trả lời:
Để viết nên được một tác phẩm như vậy, có thể thấy tác giả hay nhân vật tôi là một người rất giỏi quan sát, từng trải nên biết trân trọng giá trị văn hóa.
+ Khi Hà Nội được giải phóng, ông rất vui vì tình yêu của ông giành cho Hà Nội rất lớn, ông yêu cả nơi đó lẫn con người ở đó. Nơi chứa tinh hoa văn hóa đất nước cùng những con người hào hoa, đậm chất thủ đô.
+ Tác giả đã thể hiện thái độ trân trọng và khâm phục lối sống, suy nghĩ, bản lĩnh văn hóa của cô Hiền
+ Tỏ thái độ không hài lòng với thái độ hời hợt, không có trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy văn hóa của người Hà Nội ở một số người.
Trả lời:
Em đồng ý với quan điểm “Trong truyện Một người Hà Nội, lời nhân vật được cá thể hoá sâu sắc và phối hợp hài hòa với lời người kể chuyện”. Có thể thấy lời của người kể chuyện là quan trọng nhất vì từ lời nói đó, người đọc sẽ dễ dàng hình dung được tính cách và con người của các nhân vật.
Trả lời:
- Ý nghĩa của chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh:
+ Thể hiện sự khắc nghiệt và khẳng định quy luật của thiên nhiên.
+ Sự hồi sinh của cây si cổ thụ đã đem lại niềm tin cho con người.
+ Cây si là một hình ảnh ẩn dụ cho vẻ đẹp Hà Nội: Nó có thể bị tàn phá, bị nhiễm bệnh nhưng vẫn là người Hà Nội với truyền thống văn hóa được nuôi dưỡng qua từng giai đoạn lịch sử.
→ Tác dụng của nó trong việc thể hiện chủ đề của truyện là giúp người đọc có thể hiểu rõ hơn điều mà tác giả muốn hướng đến.
Câu 6. (trang 16 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 2): Từ truyện Một người Hà Nội, em có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa phẩm chất, tính cách cá nhân với việc nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc?
Trả lời:
Qua truyện Một người Hà Nội, ta có thể thấy phẩm chất, tính cách cá nhân với việc nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt là khi thế giới bước vào giai đoạn toàn cầu hóa, con người tiếp xúc với nhiều nền văn hóa và văn minh khác nhau, ít nhiều cũng có sự thay đổi về mặt tinh thần văn hóa. Tuy nhiên nếu phẩm chất và tính cách cá nhân của ta trân trọng những nét đẹp truyền thống hơn, yêu thích tinh hoa văn hóa đất nước hơn thì việc nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc sẽ được phát huy tốt hơn. Là một công dân tốt, ngoài việc học hỏi những cái đẹp, cái tốt của nền văn hóa thế giới để phát triển đất nước thì song song, chúng ta cũng phải giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta để nó không bị mai một theo thời gian.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:
Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Toán 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Toán 11 - Cánh diều
- Giải sbt Toán 11 – Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 11 – ilearn Smart World
- Giải sbt Tiếng Anh 11 - ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 11 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Giải sgk Vật lí 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Vật lí 11 – Cánh diều
- Giải sbt Vật lí 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Vật lí 11 – Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Hóa học 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Hóa 11 - Cánh diều
- Giải sbt Hóa học 11 – Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Sinh học 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Sinh học 11 – Cánh diều
- Giải sbt Sinh học 11 – Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Kinh tế pháp luật 11 – Cánh diều
- Giải sbt Kinh tế pháp luật 11 – Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Lịch sử 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Lịch sử 11 - Cánh diều
- Giải sbt Lịch sử 11 – Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Địa lí 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Địa lí 11 - Cánh diều
- Giải sbt Địa lí 11 – Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sbt Công nghệ 11 – Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Tin học 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sbt Tin học 11 – Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng an ninh 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 11 – Cánh diều
- Giải sbt Giáo dục quốc phòng 11 – Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 – Cánh diều