Hai xe ô tô A và B chuyển động thẳng cùng chiều. Xe A đang đi với tốc độ không đổi 72 km/h

Lời giải câu hỏi 5 trang 41 Vật lí 10 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Vật lí 10.

1 2,370 19/12/2022


Giải Vật lí 10 Cánh diều Bài 2: Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian. Độ dịch chuyển tổng hợp và vận tốc tổng hợp

Câu hỏi 5 trang 41 Vật lí 10:

Hai xe ô tô A và B chuyển động thẳng cùng chiều. Xe A đang đi với tốc độ không đổi 72 km/h thì vượt xe B tại thời điểm t = 0. Để đuổi kịp xe A, xe B đang đi với tốc độ 45 km/h ngay lập tức tăng tốc đều trong 10 s để đạt tốc độ không đổi 90 km/h. Tính:

a) Quãng đường xe A đi được trong 10 s đầu tiên, kể từ lúc t = 0.

b) Gia tốc và quãng đường đi được của xe B trong 10 s đầu tiên.

c) Thời gian cần thiết để xe B đuổi kịp xe A.

d) Quãng đường mỗi ô tô đi được, kể từ lúc t = 0 đến khi hai xe gặp nhau.

Lời giải:

Đổi 45 km/h = 12,5 m/s; 90 km/h = 25 m/s; 72 km/h = 20 m/s

a) Quãng đường xe A đi được trong 10 giây đầu tiên là

SA = vA.t = 20.10 = 200 m

b) Gia tốc của xe B là

aB=vB2vB1t=2512,510=1,25m/s2 

Quãng đường xe B đi được là

vB22vB12=2aBsBsB=vB22vB122aB=25212,522.1,25=187,5m 

c) Thời gian để xe B đuổi kịp xe A

Vì trong 10 giây đầu tiên xe A đi được quãng đường lớn hơn xe B nên hai xe không gặp nhau trong 10 giây đầu tiên.

Phương trình chuyển động của xe A là xA = vA.t = 20t

Phương trình chuyển động của xe B là xB = 187,5 + vB.(t - 10) = 187,5 + 25.(t - 10)

Khi hai xe gặp nhau, ta có xA = xB  20t = 187,5 + 25.(t - 10)  t = 12,5 giây.

Vậy hai xe gặp nhau lúc t = 12,5 giây.

d) Quãng đường xe A đi được đến lúc gặp nhau là SA = 20.12,5 = 250 m.

Quãng đường xe B đi được đến lúc gặp nhau là SB = 187,5 + 25.(12,5 - 10) = 250 m

Xem thêm các bài giải sách giáo khoa Vật lí 10 bộ sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Câu hỏi 1 trang 41 Vật lí 10Trái Đất quay quanh Mặt Trời theo quỹ đạo có bán kính 150000000 km...

Câu hỏi 2 trang 41 Vật lí 10Một người đi bằng thuyền với tốc độ 2,0 m/s về phía đông. Sau khi đi được 2,2 km...

Câu hỏi 4 trang 41 Vật lí 10Trước khi đi vào đường cao tốc, người ta làm một đoạn đường nhập làn để ô tô có...

Câu hỏi 6 trang 42 Vật lí 10Hình 1 biểu diễn đồ thị vận tốc – thời gian của một quả bóng thả rơi chạm đất rồi nảy lên...

Câu hỏi 7 trang 42 Vật lí 10Một quả bóng được thả rơi từ độ cao 1,20 m. Sau khi chạm đất, quả bóng bật lên ở độ cao...

Mở đầu trang 32 Vật lí 10Để điều tra các vụ tai nạn giao thông đường bộ, có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau...

Luyện tập trang 33 Vật lí 10Một chiếc ô tô có gia tốc trong khoảng cách dừng lại là -7,0 m/s2. Ước tính khoảng cách...

Vận dụng 1 trang 35 Vật lí 10Tại hiện trường vụ tai nạn trên một con đường, cảnh sát phát hiện vết trượt kéo dài 50 m...

Thực hành, khám phá trang 36 Vật lí 10: Dụng cụ. Bộ dụng cụ đo gia tốc rơi tự do gồm...

Vận dụng 2 trang 37 Vật lí 10: Đề xuất phương án và đo gia tốc rơi tự do với bộ dụng cụ: giá, bi thép, nam châm điện...

Xem thêm lời giải bài tập Vật lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác: 

Bài 1: Lực và gia tốc

Bài 2: Một số lực thường gặp

Bài 3: Ba định luật Newton về chuyển động

Bài 4: Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng

Bài 5: Tổng hợp và phân tích lực

1 2,370 19/12/2022


Xem thêm các chương trình khác: