Giới thiệu về một di tích hoặc lễ hội còn tồn tại đến ngày nay gắn với tên tuổi một thủ lĩnh

Trả lời Vận dụng trang 33 Lịch Sử 8 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 8.

1 1,030 21/04/2023


Giải Lịch sử 8 Bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở đàng ngoài thế kỉ XVIII

Vận dụng trang 33 Lịch Sử 8: Tìm hiểu thông tin từ sách, bảo và internet, hãy viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 dòng) giới thiệu về một di tích hoặc lễ hội còn tồn tại đến ngày nay gắn với tên tuổi một thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.

Trả lời:

(*) Tham khảo: Giới thiệu về di tích Thành Bản Phủ (Điện Biên)

Di tích cấp quốc gia Thành Bản Phủ, xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên (Điện Biên) được xây dựng cách đây hơn 200 năm, là chứng tích lịch sử ghi dấu công cuộc đánh đuổi giặc Phẻ (năm 1754) giải phóng Mường Then (Mường Thanh) lập nên các bản mường do thủ lĩnh áo vải Hoàng Công Chất lãnh đạo. Ngày nay, di tích là điểm đến đầy thành kính của Nhân dân các dân tộc trong và ngoài tỉnh.

 Theo tài liệu nghiên cứu của Cục Di sản - Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch: Dưới thời vua Lê Dụ Tông, năm 1748 vùng Tây Bắc bị giặc Phẻ (nhóm người Tày - Thái ở Thượng Lào và Vân Nam, Trung Quốc) tràn sang xâm lược cướp bóc, giết hại dân lành. Bất bình trước kẻ xâm lược, hai người con dân tộc Thái là Lò Văn Ngải và Lò Văn Khanh cùng đứng lên tập hợp, lãnh đạo Nhân dân các dân tộc Mường Thanh chống lại kẻ thù. Nghĩa quân của hai ông đã liên kết với nghĩa quân của Hoàng Công Chất đánh quân xâm lược, giải phóng Mường Thanh, đem lại cuộc sống ấm no cho Nhân dân.

Năm 1758, sau khi chiêu dụ dân chúng ổn định sản xuất, củng cố lực lượng, Hoàng Công Chất cho xây dựng Thành Bản Phủ với kiến trúc 2 thành kiên cố, gồm thành nội và thành ngoại, rộng hơn 80 mẫu đặt tại vị trí trung tâm cánh đồng Mường Thanh; tiếp tục đẩy mạnh hoạt động ra khắp 10 châu của phủ An Tây và giành quyền kiểm soát toàn bộ đất đai vùng Tây Bắc. Ông cũng là người có công trong việc truyền bá kiến thức, kỹ thuật trồng trọt của người miền xuôi cho đồng bào các dân tộc nơi đây; là nhân tố tạo ra sự đoàn kết cộng đồng các dân tộc. Nhân dân trong vùng tôn kính, ngợi ca ông mãi về sau rằng: "Chúa thật yêu dân/ Chúa xây bản mường/ Ai cũng nhờ chúa mà sống yên vui"...

Sau khi tướng Hoàng Công Chất qua đời (năm 1769) người dân Mường Thanh đã lập đền thờ tưởng nhớ công ơn ông và các vị tướng lĩnh trong khu vực Thành Bản Phủ. Ban chính điện đền Hoàng Công Chất thờ 10 pho tượng sơn son thếp vàng gồm: Tượng đức vua cha, Nam Tào, Bắc Đẩu, tượng Hoàng Công Chất và 6 vị tướng lĩnh. Ban công đồng đặt 7 bài vị của tướng quân Hoàng Công Chất và 6 vị tướng, trong đó có 2 tướng tài xuất chúng là tướng Lò Văn Ngải và tướng Lò Văn Khanh.

1 1,030 21/04/2023


Xem thêm các chương trình khác: