Giáo án Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ (Chân trời sáng tạo) Ngữ văn 9
Với Giáo án Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ Ngữ văn lớp 9 sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Ngữ văn 9 Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ.
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo bản word (cả năm) trình bày đẹp:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Ngữ văn 9 (Chân trời sáng tạo): Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/yêu cầu cần đạt:
- HS nhận diện và xác định được cách viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ, đảm bảo các bước: Chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu); tìm ý và lập dàn ý; viết bài; chỉnh sửa bài viết, rút kinh nghiệm;
- HS viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài;
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân;
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận;
- Năng lực viết, tạo lập văn bản.
3. Phẩm chất:
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau học các bước để viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ
a. Mục tiêu: Xác định được một số điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ.
b. Nội dung: Hs sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
* NV1: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: + Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ là gì? + Trình bày các yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ. - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học; - HS trình bày sản phẩm. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận; - GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng. * NV2: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: Câu 1 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1 – Chân trời sáng tạo): Xác định nội dung câu chủ đề, câu kết đoạn của đoạn văn. Câu 2 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1 – Chân trời sáng tạo): Người viết dùng ngôi thứ mấy để chia sẻ cảm nghĩ? Cảm xúc và suy nghĩ về bài thơ được thể hiện như thế nào trong đoạn văn? Câu 3 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1 – Chân trời sáng tạo): Đoạn văn đã phân tích (những) nét đặc sắc nào về nghệ thuật của bài thơ? Câu 4 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1 – Chân trời sáng tạo): Tìm các phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn và chỉ ra tác dụng của chúng. - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học; - HS trình bày sản phẩm. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận; - GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng. |
I. Tìm hiểu chung a. Một số lưu ý khi viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ * Khái niệm: - Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ là đoạn văn thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của người đọc về một bài thơ tám chữ. * Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ: - Trình bày cảm nghĩ của người viết về một bài thơ tám chữ. - Cấu trúc gồm ba phần: + Mở đoạn: Giới thiệu nhan đề bài thơ, tác giả và cảm nghĩ chung của người viết về bài thơ bằng một câu (câu chủ đề). + Thân đoạn: Trình bày cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về một hoặc vài nét đặc sắc trong nội dung và hình thức nghệ thuật của bài thơ; làm rõ cảm xúc, suy nghĩ về những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ. + Kết đoạn: Khẳng định lại cảm nghĩ về bài thơ và ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân. b. Phân tích bài viết tham khảo Văn bản: Đoạn văn chia sẻ cảm nghĩ về bài thơ Tựu trường. Trả lời: Câu 1 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1 – Chân trời sáng tạo): - Nội dung câu chủ đề: Lòng tôi chợt bồi hồi, xao xuyến vì gặp lại những cảm xúc của thời áo trắng khi đọc bài thơ Tựu trường của nhà thơ Huy Cận. - Câu kết của đoạn văn: Cảm ơn nhà thơ đã giúp ta thêm trân trọng từng giây phút của tuổi hoa niên, giúp ta lưu giữ kí ức đẹp trong hành trình trưởng thành của mỗi người. Câu 2 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1 – Chân trời sáng tạo): - Người viết dùng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm nghĩ. - Cảm xúc và suy nghĩ về bài thơ được thể hiện trong đoạn văn là: xúc động, bồi hồi, xao xuyến và trân trọng từng khoảnh khắc. Câu 3 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1 – Chân trời sáng tạo): - Nghệ thuật liệt kê: Những sắc thái cảm xúc của nhân vật trữ tình như háo hức, xôn xao, hi vọng, tin tưởng ở ngôi trường mới … = > Dùng để nhấn mạnh ý, diễn đạt đầy đủ và sâu sắc hơn nội dung của văn bản. - Cách trình bày đoạn văn theo hình thức tổng phân hợp: Có câu chủ đề nằm ở đầu đoạn và cuối đoạn. = > Giúp cho văn bản trở nên logic, mạch lạc hơn. Câu 4 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1 – Chân trời sáng tạo): - Phép thế: “Cảm xúc”, “Những sắc thái cảm xúc” = > Sử dụng từ ngữ giúp tránh lặp lại từ “cảm xúc” đồng thời có ý nghĩa tương đương nhằm tạo tính liên kết giữa các phần văn bản. |
................................
................................
................................
Xem thêm các chương trình khác:
- Giáo án Lịch sử 9 Kết nối tri thức (mới nhất)
- Giáo án Địa lí 9 Kết nối tri thức (mới nhất)
- Giáo án Ngữ Văn 9 Kết nối tri thức (mới nhất)
- Giáo án Toán 9 Kết nối tri thức (mới nhất)
- Giáo án Lịch sử 9 Cánh diều (mới nhất)
- Giáo án Địa lí 9 Cánh diều (mới nhất)
- Giáo án Ngữ Văn 9 Cánh diều (mới nhất)
- Giáo án Toán 9 Cánh diều (mới nhất)