Giáo án Làm một bài thơ tám chữ (Chân trời sáng tạo) Ngữ văn 9
Với Giáo án Làm một bài thơ tám chữ Ngữ văn lớp 9 sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Ngữ văn 9 Làm một bài thơ tám chữ.
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo bản word (cả năm) trình bày đẹp:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Ngữ văn 9 (Chân trời sáng tạo): Làm một bài thơ tám chữ
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/yêu cầu cần đạt:
- HS nhận diện và xác định được cách làm một bài thơ tám chữ, đảm bảo các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu); tìm ý và lập dàn ý; viết bài; chỉnh sửa bài viết, rút kinh nghiệm;
- HS làm được một bài thơ tám chữ.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài;
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân;
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận;
- Năng lực viết, tạo lập văn bản.
3. Phẩm chất:
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau học các bước để làm một bài thơ tám chữ.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số điểm cần lưu ý khi làm một bài thơ tám chữ.
a. Mục tiêu: Xác định được một số điểm cần lưu ý khi làm một bài thơ tám chữ.
b. Nội dung: Hs sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: + Thơ tám chữ là thể thơ như thế nào? - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học; - HS trình bày sản phẩm. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận; - GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng. |
I. Tìm hiểu chung - Thơ tám chữ là thể thơ mỗi dòng có tám chữ, khổ thơ dài ngắn khác nhau hoặc không chia khổ và có cách ngắt nhịp đa dạng. Về cách gieo vần, thơ tám chữ thường gieo vần chân và vần liền thành từng cặp luân phiên bằng, trắc (chẳng hạn như: sông - hồng; cá - mã; giang - làng (Quê hương, Tế Hanh). |
Hoạt động 2: Thực hành viết theo các bước
a. Mục tiêu: Nắm được các viết bài thơ.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em khi làm một bài thơ tám chữ chúng ta cần tuân thủ theo quy trình nào? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi - Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng. |
2. Hướng dẫn quy trình viết Bước 1: Chuẩn bị • Đọc lại những bài thơ ở phần Đọc để học cách thể hiện cảm xúc, suy ngẫm về cuộc sống của các nhà thơ. Ví dụ: Cách thể hiện tình yêu quê hương của nhà thơ Tế Hanh, cách thể hiện tình cảm đối với bà của nhà thơ Bằng Việt... * Quan sát, suy ngẫm về cuộc sống xung quanh: hình ảnh quê hương; hình ảnh người thân, bạn bè, thầy cô; hình ảnh thiên nhiên... • Định hình cảm xúc được gọi lên từ sự vật, hiện tượng: Vui, buồn, bùi ngùi, thương nhớ... * Hình dung người đọc bài thơ này có thể là những ai (người lớn, trẻ em...) để chọn cách diễn đạt cho phù hợp. Bước 2: Làm thơ • Diễn đạt cảm xúc, suy ngẫm của em bằng những từ ngữ, hình ảnh sống động, gọi cảm, ví dụ: Chưa buồm giương to như mảnh hồn làng (Tế Hanh). • Dùng từ láy, các biện pháp tu từ (nhân hoá, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ), hình ảnh tượng trưng,... để tăng hiệu quả biểu đạt của hình tượng tho. Ví dụ: hình ảnh “bếp lửa” (Bếp lửa – Bằng Việt), biện pháp so sánh Chiếc thuyền nhẹ băng nhu con tuấn mã (Quê Hương - Tế Hanh). • Lựa chọn, bổ sung hoặc giảm bớt số từ trong một dòng thơ, đảm bảo mỗi dòng thơ có tám chữ. • Gieo vần chân theo từng cặp (cùng thanh bằng hoặc thanh trắc) ở tiếng thứ 8 của hai dòng thơ liền nhau. Thay thế những từ ngữ đã có bằng những từ ngữ khác có vần giống hoặc gần giống. • Sử dụng dấu câu phù hợp để tạo sự ngắt nhịp linh hoạt cho bài thơ sao cho thể hiện được chính xác tình cảm, cảm xúc của em. • Đọc diễn cảm các câu thơ đã viết, lắng nghe xem âm thanh, nhịp điệu của bài thơ có phù hợp với cảm xúc mà em muốn thể hiện hay không. Bước 3: Chỉnh sửa • Dùng bảng kiểm sau để kiểm tra hình thức và nội dung bài thơ: |
................................
................................
................................
Xem thêm các chương trình khác:
- Giáo án Lịch sử 9 Kết nối tri thức (mới nhất)
- Giáo án Địa lí 9 Kết nối tri thức (mới nhất)
- Giáo án Ngữ Văn 9 Kết nối tri thức (mới nhất)
- Giáo án Toán 9 Kết nối tri thức (mới nhất)
- Giáo án Lịch sử 9 Cánh diều (mới nhất)
- Giáo án Địa lí 9 Cánh diều (mới nhất)
- Giáo án Ngữ Văn 9 Cánh diều (mới nhất)
- Giáo án Toán 9 Cánh diều (mới nhất)