Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 20 (Chân trời sáng tạo) Ngữ văn 9
Với Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 20 Ngữ văn lớp 9 sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Ngữ văn 9 Thực hành tiếng Việt trang 20.
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo bản word (cả năm) trình bày đẹp:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Ngữ văn 9 (Chân trời sáng tạo): Thực hành tiếng Việt trang 20
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/yêu cầu cần đạt:
- Nhận viết được các biện pháp tu từ: chơi chữ, điệp thanh và điệp vần trong đoạn văn, văn bản…
- Xác định và phân tích được đặc điểm và tác dụng của các biện pháp tu từ: Chơi chữ, điệp thanh và điệp vần.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực nhận diện, phân biệt được nghĩa của một số yếu tố Hán Việt dễ nhầm lẫn trong văn bản.
3. Phẩm chất:
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề.
c. Sản phẩm: câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài ngày hôm nay, Thực hành tiếng Việt trang 20.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a. Mục tiêu:
- Nhận viết được các yếu tố Hán Việt đồng âm và các yếu tố Hán Việt gần âm.
- Xác định và phân biệt được nghĩa của một số yếu tố Hán Việt dễ nhầm lẫn.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
* NV1: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi: + Trình bày khái niệm chơi chữ. + Thế nào là điệp thanh, điệp vần? + Chỉ ra đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ chơi chữ, điệp thanh, điệp vần trong đoạn văn, văn bản. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng. |
I. Kiến thức tiếng Việt * Biện pháp tu từ chơi chữ, điệp thanh, điệp vần: Đặc điểm và tác dụng - Chơi chữ là biện pháp tu từ sử dụng âm thanh, từ ngữ để tạo ra ý nghĩa bất ngờ, thú vị, làm tăng sức hấp dẫn cho văn bản. Chơi chữ có thể dựa trên hiện tượng đồng âm, lối nói gần âm, cách điệp âm, lối nói lái, lối tách từ,... Biện pháp tu từ này thường được sử dụng trong sáng tác văn chương (đặc biệt là trong thơ văn trào phúng) và trong cuộc sống hằng ngày. Ví dụ: Bà già đi chợ Cầu Đông Bởi xem một quẻ lấy chồng lợi chăng? Thầy bói xem quẻ nói rằng: Lợi thì có lợi, nhưng răng không còn. (Ca dao) Trong ví dụ trên, tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp tu từ chơi chữ dựa trên hiện tượng đồng âm (lợi. – “lợi ích” và lợi - “phần thịt bao quanh chân răng”) với mục đích tạo ra sắc thái hài hước, dí dỏm, làm tăng sức hấp dẫn cho bài ca dao. - Điệp thanh là biện pháp tu từ lặp lại thanh diệu (thường là cùng thuộc thanh bằng hay thanh trắc) nhằm mục đích tạo nên nhạc tính, tăng tính tạo hình và sức biểu cảm cho văn bản. Ví dụ: Khi trời quanh tôi làm bằng to Khi trời quanh tôi làm bằng thơ. (Xuân Diệu, Nhị hồ) Việc sử dụng sáu thanh bằng liên tiếp trong mỗi dòng thơ gọi ra một không gian rất nhẹ và rất thơ. Trong trường hợp này, biện pháp điệp thanh giúp tăng tính tạo hình và sức biểu cảm cho sự diễn đạt, đồng thời góp phần làm nên nhạc tinh cho đoạn thơ. - Điệp vần là biện pháp tu từ lặp lại những âm tiết có phần vẫn giống nhau nhằm mục đích làm tăng sức biểu cảm và nhạc tính cho văn bản. Ví dụ: Lá bàng đang đỏ ngọn cây Sếp giang mang lạnh đang bay ngang trời (Tố Hữu, Tiếng háy sang xuân) Trong ví dụ trên, việc lặp lại các âm tiết có vần “ang” góp phần quan trọng làm nên nhạc tính cho hai dòng thơ, đồng thời gợi cho người đọc hình dung về một không gian rộng lớn, khoáng đạt. |
* NV2: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS làm bài tập nhanh Câu 1 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1 – Chân trời sáng tạo): Xác định biện pháp tu từ chơi chữ trong các trường hợp sau và nêu tác dụng của biện pháp này: a. Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc; Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia. (Bà Huyện Thanh Quan, Qua Đèo Ngang) b. Con cá đối nằm trong cối đá Mèo đuôi cụt nằm mút đuôi kèo Anh mà đối đặng, dẫu anh nghèo em cũng ưng (Ca dao) c. Tiệm bánh mì chả nóng ế khách vì bán bánh mì chả nóng. |
Câu 1 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1 – Chân trời sáng tạo): a. Chơi chữ dùng từ đồng âm: “quốc quốc” và “gia gia”. => Tác dụng: + Phép chơi chữ độc đáo ấy tạo nên nét riêng rất đặc sắc cho hai câu thơ. + Tạo nên âm hưởng dìu dặt, du dương nhưng vô cùng não nề thấm đến tâm can. + … b. Chơi chữ dùng cách nói lái: “Cá đối” – “cối đá” = > Tác dụng: + Phép chơi chữ độc đáo ấy tạo nên nét riêng rất đặc sắc cho câu thơ. + Giúp câu văn trở nên hài hước, gây hứng thú với người đọc, người nghe. + … c. Chơi chữ dùng từ đồng âm: “nóng1”, “nóng2” => Tác dụng: + Phép chơi chữ độc đáo ấy tạo nên nét riêng rất đặc sắc cho hai câu thơ. + Giúp câu văn trở nên hài hước, gây hứng thú với người đọc, người nghe. + … |
................................
................................
................................
Xem thêm các chương trình khác:
- Giáo án Lịch sử 9 Kết nối tri thức (mới nhất)
- Giáo án Địa lí 9 Kết nối tri thức (mới nhất)
- Giáo án Ngữ Văn 9 Kết nối tri thức (mới nhất)
- Giáo án Toán 9 Kết nối tri thức (mới nhất)
- Giáo án Lịch sử 9 Cánh diều (mới nhất)
- Giáo án Địa lí 9 Cánh diều (mới nhất)
- Giáo án Ngữ Văn 9 Cánh diều (mới nhất)
- Giáo án Toán 9 Cánh diều (mới nhất)