Giáo án Vẻ đẹp của sông Đà (Chân trời sáng tạo) Ngữ văn 9
Với Giáo án Vẻ đẹp của sông Đà Ngữ văn lớp 9 sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Ngữ văn 9 Vẻ đẹp của sông Đà.
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo bản word (cả năm) trình bày đẹp:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Ngữ văn 9 (Chân trời sáng tạo): Vẻ đẹp của sông Đà
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/yêu cầu cần đạt:
- Xác định được thể loại của văn bản.
- Nhận diện và xác định được đối tượng, sự việc xuất hiện trong văn bản.
- Xác định được bố cục và chỉ ra các nét độc đáo trong văn bản.
- Nhận biết và phân tích được các yếu tố nghệ thuật tiêu biểu: Yếu tố kì ảo, tính tượng trưng…
- Xác định và phân tích được ý nghĩa của văn bản.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện;
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác.
3. Phẩm chất:
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Yêu thương con người, yêu thiên nhiên…
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Văn chương trước hết phải là văn chương, nghệ thuật trước hết phải là nghệ thuật. Và đã là nghệ thuật thì phải có phong cách độc đáo. Nhà văn ấy chính là Nguyễn Tuân. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ được tiếp xúc với tác giả này qua văn bản “Vẻ đẹp sông Đà”.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: + Đọc và giới thiệu về tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm Vẻ đẹp của sông Đà. + Xác định bố cục và nội dung của từng đoạn trong văn bản Vẻ đẹp của sông Đà. - GV hướng dẫn cách đọc. GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB. - HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng. |
I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Nguyễn Tuân: 1910 - 1987 - Người Hà Nội. - Sinh ra trong một gia đình nhà nho. - Ông là một nghệ sĩ tài hoa, uyên bác, phong cách nghệ thuật độc đáo: Luôn tiếp cận cuộc sống từ góc độ tài hoa uyên bác ở phương diện văn hoá, nghệ thuật. - Ngòi bút phóng túng và có ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân. - Sở trường là tuỳ bút. 2. Tác phẩm - Thể loại: Tùy bút b. Đọc, chú thích, bố cục - Bố cục: Gồm 2 phần: + Phần 1: Từ đầu đến “gắt gỏng thác lũ ngay đấy” – Sông Đà nhìn từ tàu bay nhìn xuống. + Phần 2: Còn lại – Sông Đà nhìn từ con thuyền đang trôi trên sông. |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
a. Mục tiêu:
- Nhận diện và xác định được đối tượng, sự việc xuất hiện trong văn bản.
- Xác định được bố cục và chỉ ra các nét độc đáo trong văn bản.
- Nhận biết và phân tích được các yếu tố nghệ thuật tiêu biểu: Yếu tố kì ảo, tính tượng trưng…
- Xác định và phân tích được ý nghĩa của văn bản.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
* NV1: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi: - GV yêu cầu HS thảo luận: Nhóm 1: + Để diễn tả sự hung bạo của dòng sông Đà, tác giả đã sử dụng những từ ngữ nào? Nhóm 2: + Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn và nêu tác dụng của chúng. Nhóm 3: + Dựa vào văn bản hãy chứng minh con sông Đà cũng có những vẻ đẹp trữ tình, trẻ trung, duyên dáng. Nhóm 4: + Chứng minh rằng những đoạn văn viết về vẻ trữ tình của sông Đà cũng là kết quả của những công phu tìm tòi khó nhọc của một người nhất quyết không bao giờ chịu bằng lòng với những tri thức hời hợt? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. - GV nhận xét, chốt kiến thức. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi - HS trình bày sản phẩm. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng GV chốt lại kiến thức. |
II. Tìm hiểu chi tiết 1. Con sông Đà hung bạo * Quan sát công phu, tìm hiểu kĩ càng để khắc họa sự hung bạo trên nhiều dạng vẻ: + “… cái dây thừng ngoằn ngoèo dưới chân mình kia lại chính là cái con sông hằng năm và đời đời kiếp kiếp làm mình làm mẩy với con người Tây Bắc và phản ứng giận dỗi vô tội vạ với người lái đò Sông Đà.” = > Động từ: “làm nình, làm mẩy”, “giận dỗi vô tội vạ""… giúp cho con sông Đà càng trở nên sinh động, hấp dẫn. → Sử dụng các biện pháp so sánh, liên tưởng, nhân hóa độc đáo gợi lên cảm giác về những mối nguy hiểm của sông Đà. 2. Con sông Đà trữ tình * Sự tài hoa đã làm nên sức gợi cảm của một dòng chảy trữ tình: - Từ trên cao nhìn xuống như “dây thừng ngoằn ngoèo”, “áng tóc trữ tình”, mùa xuân có màu xanh ngọc bích, thu lừ lừ chín đỏ. - Khi đi rừng lâu ngày gặp lại con sông: sông Đà như một “cố nhân”. |
................................
................................
................................
Xem thêm các chương trình khác:
- Giáo án Lịch sử 9 Kết nối tri thức (mới nhất)
- Giáo án Địa lí 9 Kết nối tri thức (mới nhất)
- Giáo án Ngữ Văn 9 Kết nối tri thức (mới nhất)
- Giáo án Toán 9 Kết nối tri thức (mới nhất)
- Giáo án Lịch sử 9 Cánh diều (mới nhất)
- Giáo án Địa lí 9 Cánh diều (mới nhất)
- Giáo án Ngữ Văn 9 Cánh diều (mới nhất)
- Giáo án Toán 9 Cánh diều (mới nhất)