Giáo án Bếp lửa (Chân trời sáng tạo) Ngữ văn 9

Với Giáo án Bếp lửa Ngữ văn lớp 9 sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Ngữ văn 9 Bếp lửa.

1 375 04/06/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo bản word (cả năm) trình bày đẹp:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Ngữ văn 9 (Chân trời sáng tạo): Bếp lửa

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/yêu cầu cần đạt:

- Nhận biết và phân tích được các nét nổi bật về tác giả Bằng Việt.

- Xác định và phân tích được bố cục và nội dung của từng đoạn trong bài thơ “Bếp lửa”.

- Xác định và phân tích được nét độc đáo về hình thức của bài thơ “Bếp lửa” được thể hiện qua bố cục, kết cấu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ.

- Xác định và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp và bài thơ “Bếp lửa” muốn gửi đến người đọc.

- Nhận diện và phân tích được đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ chơi chữ, điệp thanh, điệp vần được sử dụng trong văn bản.

- Viết được bài văn phân tích về nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Bếp lửa”.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện;

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với văn bản khác có cùng chủ đề.

3. Phẩm chất:

- Giúp học sinh có thái độ trân trọng tình cảm gia đình, yêu quê hương đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: Nhớ lại một kỉ niệm tuổi thơ với người thân của em.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ suy nghĩ.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Bằng Việt thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ chống Mĩ cứu nước. Thơ bằng Việt trong trẻo mượt mà, khai thác những kỉ niệm và mơ ước của tuổi trẻ nên gần gũi với bạn đọc trẻ. Một trong những bài thơ tiêu biểu của ông là bài “Bếp lửa”, bài thơ gợi lại những kỉ niệm về người bà và tình bà cháu vừa sâu sắc thấm thía, vừa quen thuộc với người đọc. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu bài thơ “Bếp lửa”.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS: Đọc và giới thiệu về tác giả Bằng Việt và tác phẩm Bếp lửa.

- GV hướng dẫn cách đọc. GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB.

- HS lắng nghe.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Bằng Việt tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng, sinh năm1941.

- Quê: Thạch Thất - Hà Tây - Hà Nội

- Làm thơ từ đầu 1960 và thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ.

- Hiện là chủ tịch hội liên hiệp Văn hóa Nghệ thuật Hà Nội.

2. Tác phẩm

- “Bếp lửa” sáng tác năm 1963 – Tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở Liên Xô

- Bài thơ được đưa vào tập "Hương cây- bếp lửa"(1968). Đây là tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ.

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

a. Mục tiêu:

- Xác định và phân tích được bố cục và nội dung của từng đoạn trong bài thơ “Bếp lửa”.

- Xác định và phân tích được nét độc đáo về hình thức của bài thơ “Bếp lửa” được thể hiện qua bố cục, kết cấu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ.

- Xác định và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp và bài thơ “Bếp lửa” muốn gửi đến người đọc.

- Nhận diện và phân tích được đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ chơi chữ, điệp thanh, điệp vần được sử dụng trong văn bản.

- Xác định và phân tích được ý nghĩa của truyện.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

* NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả lời câu hỏi:

+ Xác định thể loại văn bản.

+ Xác định phương thức biểu đạt của văn bản.

+ Xác định mạch cảm xúc và bố cục của văn bản.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

- HS trình bày sản phẩm.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận

- GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng

3. Đọc - kể tóm tắt

- Thể loại: Thơ tự do (8 tiếng/câu)

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

- Mạch cảm xúc của bài thơ:

+ Đi từ quá khứ đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm theo dòng hồi tưởng.

+ Bài thơ là lời của người cháu ở nơi xa nhớ về bà và những kỉ niệm với bà, nói lên lòng kính yêu và những suy ngẫm về bà.

- Bố cục: Gồm 4 đoạn

+ Đoạn 1: Phần mở đầu: 3 dòng đầu

→ Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà.

- Đoạn 2: 4 Khổ tiếp: Hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa.

- Đoạn 3: Khổ 5: Suy ngẫm về cuộc đời bà.

- Đoạn 4: Khổ cuối: Khẳng đinh tình cảm của người cháu đã trưởng thành, đi xa song không nguôi nhớ bà.

................................

................................

................................

1 375 04/06/2024
Mua tài liệu