Giáo án Sinh học 11 Bài 21 (Chân trời sáng tạo 2024): Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Với Giáo án Bài 21: Sinh trưởng và phát triển ở động vật Sinh học lớp 11 sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Sinh học 11 Bài 21.

1 513 28/12/2023
Mua tài liệu


Chỉ 400k mua trọn bộ Giáo án Sinh học 11 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt (Chỉ 50k cho 1 bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 21. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nêu được đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở động vật Trình bày được các giai đoạn chính trong quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật, các giai đoạn phát triển của con người.

- Phân biệt các hình thức phát triển qua biến thái và không qua biến thái.

- Phân tích được ý nghĩa của sự phát triển qua biến thái hoàn toàn đối với đời sống của động vật.

- Trình bày được ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài, nhân tố bên trong, vai trò của một số hormone đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.

- Phân tích được khả năng điều khiển sự sinh trưởng và phát triển ở động vật.

- Vận dụng được hiểu biết về sinh trưởng và phát triển ở động vật, vai trò của hormone vào thực tiễn; áp dụng chế độ ăn uống hợp lí.

- Phân tích đặc điểm tuổi dậy thì ở người và ứng dụng hiểu biết về tuổi dậy thì để bảo vệ sức khoẻ, chăm sóc bản thân và người khác

2. Năng lực

Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Thay đổi được cách biểu hiện thái độ, cảm xúc của

- bản thân sau khi học về tuổi dậy thì.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết lựa chọn nội dung, kiểu loại văn bản, ngôn ngữ phù hợp trong quá trình làm việc nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện và nêu được tình huống có liên quan đến sinh trưởng và phát triển ở động vật trong thực tiễn.

Năng lực sinh học

- Năng lực nhận thức sinh học:

+ Nêu được đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở động vật

+ Dựa vào sơ đồ vòng đời, trình bày được các giai đoạn chính trong quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật (giai đoạn phôi và hậu phôi).

+ Phân biệt các hình thức phát triển qua biến thái và không qua biến thái.

+ Phân tích được ý nghĩa của sự phát triển qua biến thái hoàn toàn ở động vật đối với đời sống của chúng.

+ Dựa vào hình ảnh (hoặc sơ đồ, video), trình bày được các giai đoạn phát triển của con người từ hợp tử đến cơ thể trưởng thành.

+ Nêu được ảnh hưởng của các nhân tố bên trong đến sinh trưởng và phát triển động vật (di truyền; giới tính; hormone sinh trưởng và phát triển).

+ Nêu được vai trò của một số hormone đối với hoạt động sống của động vật.

+ Trình bày được ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển động vật (nhiệt độ, thức ăn,...).

+ Phân tích được khả năng điều khiển sự sinh trưởng và phát triển ở động vật.

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

+ Vận dụng được hiểu biết về các giai đoạn phát triển để áp dụng chế độ ăn uống hợp lí.

+ Vận dụng hiểu biết về hormone để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn (ví dụ: không lạm dụng hormone trong chăn nuôi; thiến hoạn động vật...)

+ Vận dụng được hiểu biết về sinh trưởng và phát triển ở động vật vào thực tiễn (ví dụ: để xuất được một số biện pháp hợp lí trong chăn nuôi nhằm tăng nhanh sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi; tiêu diệt côn trùng, muỗi,...).

+ Phân tích đặc điểm tuổi dậy thì ở người và ứng dụng hiểu biết về tuổi dậy thì để bảo vệ sức khoẻ, chăm sóc bản thân và người khác.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Hiểu rõ được ý nghĩa của việc vận dụng kiến thức về sinh trưởng và phát triển ở động vật nói chung, con người nói riêng vào thực tiễn.

- Chăm chỉ:

+ Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân thuận lợi và khó khăn khi học tập.

+ Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập, có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SHS, SGV sinh học 11, máy tính, máy chiếu.

- Hình ảnh liên quan đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.

- Phiếu học tập

2. Đối với HS

- SHS sinh học 11 chân trời sáng tạo.

- Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.

- Báo cáo kết quả (Hình thức: Powerpoint):

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về sự ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu về sự ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Đưa ra câu hỏi mở đầu giúp HS hứng thú và chú ý vào bài học mới.

b) Nội dung: HS trả lời câu hỏi mở đầu có nội dung liên quan đến bài học.

c) Sản phẩm: Đáp án cho câu hỏi mở đầu liên quan đến bài học

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đưa ra câu hỏi mở đầu cho HS:

“Trải qua các giai đoạn trong vòng đời, những con kiến có nhiều đặc điểm khác nhau, đặc biệt là từ giai đoạn ấu trùng tới kiến trưởng thành. Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi đó?”

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.

Bước 3: Báo cáo thảo luận:

- Các HS xung phong phát biểu trả lời.

- GV không yêu cầu tính đúng sai của các câu trả lời của HS.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Các em vừa nêu ra các phương án trả lời cho câu hỏi khởi động. Để có giải đáp cho câu hỏi trên chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu Bài 21: Sinh trưởng và phát triển ở động vật

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở động vật.

a) Mục tiêu: Nêu được đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở động vật.

b) Nội dung: GV sử dụng phương pháp hỏi - đáp để hướng dẫn và gợi ý cho HS tìm hiểu nội dung SGK.

c) Sản phẩm: câu trả lời CH thảo luận 1 SGK trang 141 và kết luận về đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở động vật

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, nghiên cứu SGK và trả lời CH thảo luận 1:

Hãy liệt kê các đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở động vật

- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghiên cứu SGK, suy nghĩ, trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- 2 - 3 HS phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận, thái độ làm việc của các HS.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

I. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT

Đáp án CH thảo luận 1

- Cơ thể động vật sinh trưởng với tốc độ không đều có giai đoạn diễn ra nhanh có giai đoạn diễn ra chậm.

- Các phần khác nhau của cơ thể động vật có tốc độ sinh trưởng không giống nhau.

- Sinh trưởng đạt mức tối đa khi cơ thể trưởng thành, tùy thuộc vào các giống, loài động vật.

- Phôi thai có sự phát triển của các cơ quan, hệ cơ quan khác nhau.

Kết luận:

- Sự sinh trưởng và phát triển của động vật khác nhau về:

+ Tốc độ sinh trưởng và phát triển ở mỗi giai đoạn.

+ Mỗi phần khác nhau trên cơ thể.

+ Thời gian sinh trưởng và phát triển tốt đa.

Hoạt động 2: Tìm hiểu các giai đoạn chính trong quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật

a) Mục tiêu: Dựa vào sơ đồ vòng đời, trình bày được các giai đoạn chính trong quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật (giai đoạn phôi và hậu phôi).

b) Nội dung: GV sử dụng phương pháp hỏi - đáp để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK.

c) Sản phẩm: câu trả lời CH thảo luận 2 SGK trang 142 và kết luận về các giai đoạn chính trong quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật.

.............................................

.............................................

.............................................

Xem thử và mua tài liệu tại đây: Link tài liệu

1 513 28/12/2023
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: