Giáo án Sinh học 10 Bài 13 (Chân trời sáng tạo 2024): Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào

Với Giáo án Bài 13: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào Sinh học lớp 10 sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Sinh học 10 Bài 13.

1 427 06/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Sinh học 10 Chân trời sáng tạo bản PPT (cả năm) trình bày đẹp mắt (Chỉ 25k cho 1 bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Sinh học 10 Bài 13 (Chân trời sáng tạo): Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (2 tiết)

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

Phẩm chất, năng lực

Mục tiêu

Mã hóa

1. Về năng lực

1.1. Năng lực Sinh học

Nhận thức sinh học

Phát biểu được khái niệm chuyển hóa năng lượng trong tế bào.

SH 1.1.1

Phân biệt được các dạng năng lượng trong chuyển hóa năng lượng ở tế bào.

SH 1.5

Giải thích được năng lượng được tích lũy và sử dụng cho các hoạt động sống của tế bào là dạng hóa năng (năng lượng tiềm ẩn trong các liên kết hóa học).

SH 1.4.1

Phân tích được cấu tạo và chức năng của ATP về giá trị năng lượng sinh học.

SH 1.4.2

Trình bày được quá trình tổng hợp và phân giải ATP gắn liền với quá trình tích lũy, giải phóng năng lượng.

SH 1.2.1

Nêu được khái niệm enzyme.

SH 1.1.2

Nêu được cấu trúc và cơ chế tác động của enzyme.

SH 1.2.2

Trình bày được vai trò của enzyme trong quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

SH 1.2.3

Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xúc tác của enzyme.

SH 1.4.3

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

Vận dụng sự hiểu biết về enzyme để giải thích một số vấn đề thực tiễn như hiện tượng không dung nạp được lactose; khi ăn nhiều sẽ bị đầy bụng, khó tiêu; khi sốt cao có nguy cơ tử vong.

SH 3.1

b. Năng lực chung

Tự chủ và tự học

Xác định được nhiệm vụ học tập khi tìm hiểu về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong tế bào dựa trên kết quả đã đạt được từ việc thực hiện các hoạt động học tập ở các bài trước.

TCTH 6.1

Giao tiếp và hợp tác

Biết sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày các thông tin về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong tế bào đã tìm hiểu được.

GTHT 1.3

2. Về phẩm chất

Chăm chỉ

Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trong quá trình hoạt động nhóm để thảo luận về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong tế bào.

CC 1.1

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Hình ảnh về một số dạng năng lượng, cơ chế xúc tác của enzyme.

- Các câu hỏi liên quan đến bài học.

2. Đối với học sinh

- Bảng trắng, bút lông.

- Giấy A4.

- Biên bản thảo luận nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1. Hoạt động khởi động (Mở đầu)

a. Mục tiêu:

- Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới: qua trò chơi “Nhìn hình đoán từ khóa”.

b. Nội dung hoạt động:

- Học sinh quan sát hình (giáo viên cho sẵn) để tìm ra từ khóa.

c. Sản phẩm học tập

- Từ khóa “NĂNG LƯỢNG”.

d. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên - học sinh

Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên chiếu các hình lên màn hình và yêu cầu học sinh tìm ra từ khóa gồm 9 chữ cái.

- Học sinh lắng nghe và quan sát.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Cá nhân học sinh quan sát và tìm ra từ khóa.

- GV gợi ý nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Học sinh đưa ra từ khóa.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét, tổng hợp ý kiến và kết luận.

- GV dẫn dắt vào bài học mới.

- Từ khóa “Năng lượng”.

2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1. Năng lượng và chuyển hóa năng lượng

a. Mục tiêu:

- SH 1.4.1; SH 1.5; SH 1.1.1; GTHT 1.3.

b. Nội dung hoạt động

- Học sinh quan sát hình (giáo viên chuẩn bị sẵn) và xác định các dạng năng lượng có trong hình.

- Thảo luận nhóm (2 học sinh) trả lời câu hỏi 1 SGK: Trong tế bào có những dạng năng lượng nào? Dạng năng lượng nào được tế bào sử dụng chủ yếu?

- Học sinh quan sát hình 13.1 và trả lời các câu 2 SGK:

+ Năng lượng loài linh dương sử dụng lấy từ đâu? Xác định dạng của năng lượng đó.

+ Khi linh dương chạy, năng lượng được biến đổi như thế nào?

c. Sản phẩm học tập

Câu trả lời của học sinh và trình bày nhóm:

- Các dạng: Hóa năng, nhiệt năng, điện năng, cơ năng

- Hóa năng là dạng năng lượng được sử dụng chủ yếu trong tế bào, do các quá trình trao đổi chất của tế bào có bản chất là các phản ứng hóa học, trong đó, quá trình phân giải các chất sẽ giải phóng năng lượng tích lũy trong các liên kết hóa học.

+ Linh dương lấy năng lượng từ thức ăn. Dạng của năng lượng này là hóa năng

+ Khi linh dương chạy, năng lượng tích lũy trong các chất hóa học được sử dụng cho hoạt động chạy và một phần năng lượng đó được chuyển hóa thành nhiệt năng.

d. Tổ chức hoạt động

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 16 trang, trên đây là tóm tắt 5 trang đầu của Giáo án Sinh học 10 Bài 13 Chân trời sáng tạo.

Để mua Giáo án Sinh học 10 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:

Tài liệu có đáp án, ấn vào đây!

Xem thêm giáo án Sinh học 10 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 10: Thực hành quan sát tế bào

Giáo án Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất

Giáo án Bài 12: Thực hành: Sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất

Giáo án Bài 14: Thực hành: Một số thí nghiệm về enzym

Giáo án Bài 15: Tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng

1 427 06/01/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: