Giáo án Luyện từ và câu: Tính từ | Cánh diều Tiếng Việt lớp 4

Với Giáo án Luyện từ và câu: Tính từ Tiếng Việt lớp 4 sách Cánh diều sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Tiếng Việt 4 Luyện từ và câu: Tính từ.

1 395 23/02/2024
Mua tài liệu


Chỉ 500k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt 4 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt (chỉ 70k cho 1 tuần giáo án bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Tiếng Việt lớp 4 (Cánh diều): Luyện từ và câu: Tính từ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nhận biết tính từ trong câu. Hiểu được tác dụng của tính từ.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết thảo luận nhóm về ý nghĩa của tính từ.

- Năng lực tự chủ và tự học: tự giải quyết nhiệm vụ học tập: tìm ra tính từ trong các câu, nắm được kiến thức cơ bản về ý nghĩa của tính từ, xác định được ý nghĩa của tính từ trong các câu cụ thể.

Năng lực văn học:

- Biết sử dụng tính từ để miêu tả sự vật, hoạt động, trạng thái; viết những câu văn đúng và hay.

3. Phẩm chất

- Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm (có ý thúc lựa chọn sử dụng từ ngữ để tả cây hoa/ đồ vật/ con vật một cách sinh động; tìm tính từ và nêu tác dụng của tính từ trong câu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

a. Đối với giáo viên

- SGK Tiếng Việt 4 (tập 1), SGV Tiếng Việt 4 (tập 1).

- Bảng phụ máy chiếu (nếu có).

b. Đối với học sinh

- SGK Tiếng Việt 4 (tập 1), SBT.

III. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu

- GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS.

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi khởi động: Cả lớp chơi trò chơi Ai nhanh ai thắng chia lớp thành 2 đội, mỗi đội gồm 6 HS xếp thành 1 hàng dọc. Lần lượt từng bạn liệt kê các động từ và danh từ mà mình biết. Sau 5 phút đội nào có nhiều từ hơn sẽ dành chiến thắng.

- GV nhận xét, gợi ý thêm:

+ danh từ: cô, chú, anh, chị, bác sĩ, kĩ sư, cô giáo

+ động từ: chạy, nhảy, đi, ăn, uống, khóc, tức giận,...

- GV dẫn dắt vào bài học: Các em đã được học về danh từ và động từ. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về một từ loại khác là tính từ.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nhận xét.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ:

- Nắm được kiến thức về tính từ.

- Trả lời được những câu hỏi trong bài và vận dụng vào những BT có liên quan.

b. Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tính từ.

- GV mời HS đọc to yêu cầu của BT1:

Các từ in đậm dưới đây miêu tả đặc điểm của những sự vật, hoạt động, trạng thái,... não?

Ngôi nhà của ông bà nội tôi nằm giữa một khu vườn rộng. Tôi nhớ mãi về căn nhà nhỏ này, nơi lưu giữ tuổi thơ yêu dấu. Ngôi nhà khung gỗ, có những cột gỗ lim lên nước đen bóng. Trong ngôi nhà mát dịu, ông nội tôi hay ngồi sau án thư bên cửa sổ, bắt mạch, kê đơn, châm cứu và bốc thuốc. [...] Ba anh em đánh nhau tít mù khiến lá cây rơi lả tả. Thường là đến hồi bất phân thắng bại thì ông nội thò đầu ra cửa sổ, quát to: “Nghịch vừa vừa thôi!".

Theo LÊ THANH NGA

- GV tổ chức cho HS làm việc độc lập.

- GV mời 1 – 2 HS trả lời CH trước lớp, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Từ in đậm

Sự vật, hoạt động, trạng thái,... được từ in đậm miêu tả đặc điểm

Ngôi nhà

Rộng

Khu vườn

Nhỏ

Căn nhà

Đen bóng

Cột gỗ lim

Mát dịu

Ngôi nhà

Tít mù

Đánh nhau

Lả tả

Rơi

To

Quát

Vừa vừa

Nghịch

Nhiệm vụ 2: Xếp các từ in đậm ở BT1 vào nhóm thích hợp

- GV mời 1 HS đọc to yêu cầu của BT2.

- HS làm việc độc lập.

- GV mời 1 – 2 HS trả lời CH trước lớp, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Chỉ hình dánh

Chỉ màu sắc

Chỉ tính chất

Rộng, nhỏ

Đen bóng

Cũ, mát dịu, tít mù, lả tả, to, vừa vừa

Hoạt động 2: Rút ra bài học.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- HS nắm được kiến thức về tính từ

- Vận dụng vào hoàn thiện BT và trả lời những câu hỏi có liên quan.

b. Tổ chức thực hiện

- GV mời 1 – 2 HS đọc to bài học trong SGK, các HS khác đọc thầm theo:

Tính từ là từ chỉ đặc điểm của sự vật, hoạt động, trạng thái.

- GV giải thích kĩ hơn về ý nghĩa của tính từ; giúp HS nhận diện tính từ trong câu.

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, cùng học thuộc nội dung bài học.

- GV mời HS nhắc lại cho cả lớp nghe nội dung bài học.

Hoạt động 3: Luyện tập.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- HS nắm được kiến thức về tính từ.

- Vận dụng vào luyện tập, hoàn thiện BT và trả lời những câu hỏi có liên quan.

b. Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1: Tìm tính từ trong hai khổ thơ.

- GV yêu cầu HS tự đọc thầm và làm BT: Tìm tính từ trong hai khổ thơ sau:

Giàn gốc đan lá

Xanh một khoảng trời

Gió về gió quạt

Mát chỗ em ngồi...

Trái gấc xinh xinh

Chín vàng nắng đỏ

Bao nhiêu Mặt Trời

Ngủ say trong đó.

ĐẶNG VƯƠNG HƯNG

- GV tổ chức cho một số HS báo cáo kết quả làm BT.

- GV mời vài HS trình bày kết quả giải BT, GV nhận xét, sửa lỗi (nếu có) và nêu đáp án đúng: Đáp án: xanh, mát, xinh xinh, chín vàng, đỏ, say.

Nhiệm vụ 2. Đặt câu; tìm tính từ trong câu, nêu tác dụng của những tính từ ấy.

- GV yêu cầu HS tự đọc thầm và làm BT: Đặt một câu tả một cây hoa (hoặc một đồ vật, con vật,...). Cho biết trong câu đó, từ nào là tính từ, tính từ ấy miêu tả đặc điểm của sự vật hoặc hoạt động, trạng thái.... nào.

- GV mời một số HS báo cáo kết quả làm BT (GV có thể áp dụng các kĩ thuật trò chơi, thi đấu,...). Các HS khác nêu nhận xét, góp ý.

- GV nhận xét, đánh giá và gợi ý, VD: Cái bàn học của em tuy không to nhưng rất mới, đẹp và tiện lợi.

+ Các tính từ: to, mới, đẹp, tiện lợi.

+ Việc sử dụng các tỉnh từ có tác dụng nêu lên đặc điểm của sự vật (cái bàn) về hình dáng (to), về tính chất (mới, đẹp, tiện lợi).

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV nhận xét tiết học.

- GV nêu nhận xét về bài viếtđể cả lớp rút kinh nghiệm.

- HS chuẩn bị bài mới.

- HS chơi trò chơi.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.

- HS xác định yêu cầu BT.

- HS làm việc độc lập.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc yêu cầu BT.

- HS làm việc cá nhân.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc bài học.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS hoạt động nhóm đôi.

- HS nhắc lại nội dung bài.

- HS đọc bài.

- HS báo cáo kết quả.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc bài và làm bài.

- HS báo cáo kết quả.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hi

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Để mua Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô truy cập Link tài liệu

Xem thêm giáo án Tiếng Việt lớp 4 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giáo án Đọc: Kỉ niệm xưa

Giáo án Viết: Luyện tập viết đoạn văn tưởng tượng (trang 91, 92)

Giáo án Đọc: Mảnh sân chung

Giáo án Viết: Luyện tập viết đoạn văn tưởng tượng (trang 94)

Giáo án Nói và nghe: Trao đổi: Em đọc sách báo (trang 94)

1 395 23/02/2024
Mua tài liệu