Giải Toán lớp 2 trang 88, 89 Độ dài đoạn thẳng - Độ dài đường gấp khúc – Cánh diều
Lời giải bài tập Toán lớp 2 trang 88, 89 Độ dài đoạn thẳng - Độ dài đường gấp khúc sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán lớp 2.
Giải Toán lớp 2 Độ dài đoạn thẳng - Độ dài đường gấp khúc
Toán lớp 2 trang 88 Bài 1: Dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét đo độ dài của các đoạn thẳng sau và nêu kết quả:
Lời giải:
Em dùng thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét để đo độ dài các đoạn thẳng trên, đặt 1 điểm trùng lên vạch chia số 0 và giữ thước sao cho lề của thước trùng với đường thẳng, điểm còn lại trùng với vạch chia nào thì đấy chính là số đo độ dài đoạn thẳng ấy. Em đo được:
TE = 8 cm
OA = 5 cm
KM = 3 cm
Toán lớp 2 trang 89 Bài 2:
a) Tính độ dài đường gấp khúc ABCD trong hình sau:
b) Đo độ dài các đoạn thẳng rồi tính độ dài của đường gấp khúc MNOPQ sau:
Lời giải:
a) Quan sát hình vẽ, em thấy đường gấp khúc ABCD gồm ba đoạn thẳng AB, BC và CD.
Có: AB = 4 cm, BC = 2 cm, CD = 4 cm
Độ dài đường gấp khúc ABCD là tổng độ dài các đoạn thẳng AB, BC và CD:
4 cm + 2 cm + 4 cm = 10 cm
Vậy đường gấp khúc ABCD dài 10 cm.
b) Đường gấp khúc MNOPQ gồm 4 đoạn thẳng MN, NO, OP và PQ.
Em thực hiện đo độ dài các đoạn trên (cách đo xem Bài 1) rồi tính độ dài đường gấp khúc MNOPQ.
Em đo được:
MN = 2 cm
NO = 4 cm
OP = 4 cm
PQ = 6 cm
Độ dài đường gấp khúc MNOPQ là tổng độ dài bốn đoạn thẳng trên:
2 + 4 + 4 + 6 = 16 (cm)
Vậy độ dài đường gấp khúc MNOPQ là 16 cm.
Toán lớp 2 trang 89 Bài 3:
a) Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 4 cm.
b) Vẽ đoạn thẳng CD có độ dài 7 cm.
Lời giải:
a) Em vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 4 cm như sau:
+ Em đánh dấu điểm A bất kì trên vở.
+ Em đặt thước có chia xăng-ti-mét sao cho điểm A trùng với vạch chia số 0 của thước, sau đó kẻ thẳng theo thước đến vạch chia số 4, em đánh dấu điểm B trùng với vạch chia số 4 trên thước.
Em được đoạn thẳng AB dài 4 cm.
Lưu ý: Đối với một số vở ô ly có chia ô ly với mỗi cạnh dài 1 cm, em có thể đếm số ô ly để vẽ đoạn thẳng thỏa mãn yêu cầu giống như hình trên, hoặc nếu không vẽ đoạn thẳng trên vở ô ly, em làm theo các bước đã hướng dẫn (tham khảo hình vẽ ở câu b).
b) Em vẽ đoạn thẳng CD có độ dài 7 cm như sau:
+ Em đánh dấu điểm C bất kì trên vở.
+ Em đặt thước có chia xăng-ti-mét sao cho điểm C trùng với vạch chia số 0 của thước, sau đó kẻ thẳng theo thước đến vạch chia số 7, em đánh dấu điểm D trùng với vạch chia số 7 trên thước.
Em được đoạn thẳng CD dài 7 cm.
Toán lớp 2 trang 89 Bài tập vận dụng: Xem bức tranh rồi trả lời các câu hỏi:
a) Mỗi bạn Nhím đi quãng đường từ A đến B dài bao nhiêu đề-xi-mét?
b) Đường đi của bạn Nhím nào ngắn nhất? Đường đi của bạn Nhím nào dài nhất?
Lời giải:
a) Quan sát bức tranh đã cho, em thấy có ba bạn Nhím: Nhím Nâu, Nhím Xám và Nhím Đen.
+ Nhím Nâu và Nhím Xám đi theo các đường gấp khúc từ A đến B
+ Nhím Đen đi thẳng một đường từ A đến B với AB = 14 dm. Do đó Nhím Đen đi quãng đường dài 14 dm.
Để tính quãng đường đi của Nhím Nâu và Nhím Xám, em đặt tên các điểm như sau:
+ Nhím Nâu đi theo đường gấp khúc AEFGHKB gồm sáu đoạn thẳng AE, EF, FG, GH, HK, KB với AE = 6 dm, EF = 2 dm, FG = 3 dm, GH = 2 dm, HK = 1 dm, KB = 4 dm.
Độ dài đường gấp khúc AEFGHKB chính là tổng độ dài của sáu đoạn thẳng trên:
6 dm + 2 dm + 3 dm + 2 dm + 1 dm + 4 dm = 18 dm
Do đó Nhím Nâu đi quãng đường từ A đến B dài 18 dm.
+ Nhím Xám đi theo đường gấp khúc AMB gồm hai đoạn thẳng AM và MB với AM = 9 dm, MB = 6 dm.
Độ dài đường gấp khúc AMB chính là tổng độ dài các đoạn thẳng AM và MB:
9 dm + 6 dm = 15 dm
Do đó Nhím Xám đi quãng đường từ A đến B dài 15 dm.
b) Vì 14 dm < 15 dm < 18 dm.
Vậy đường đi của Nhím Đen là ngắn nhất và đường đi của Nhím Nâu là dài nhất.
Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 2 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:
Toán lớp 2 trang 90, 91 Thực hành lắp ghép, xếp hình phẳng
Toán lớp 2 trang 92, 93 Luyện tập chung
Toán lớp 2 trang 94, 95 Ôn tập về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 20
Toán lớp 2 trang 96, 97 Ôn tập về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100
Xem thêm các chương trình khác: