Giải Tin học 7 Bài 2 (Cánh diều): Ứng xử tránh rủi ro trên mạng
Với soạn, giải bài tập Tin học lớp 7 Bài 2: Ứng xử tránh rủi ro trên mạng sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Tin 7 Bài 2.
Giải bài tập Tin học 7 Bài 2: Ứng xử tránh rủi ro trên mạng
Video giải bài tập Tin học 7 Bài 2: Ứng xử tránh rủi ro trên mạng
Khởi động
Khởi động trang 33 Tin học 7: Em hãy trả lời hai câu hỏi sau:
1. Nghiện game, hay nghiện mạng xã hội có thể dẫn đến hậu quả gì?
2. Em tự đánh giá mình có nguy cơ bị nghiệm game, nghiện mạng xã hội không?
Trả lời:
1. Nghiện game, hay nghiện mạng xã hội có thể dẫn đến hậu quả như:
- Ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Trộm cắp lấy tiền để chơi game.
- Sống khép kín rụt rè, thiếu tự tin vì quen sống ảo, không có kĩ năng và trải nghiệm thực tế tối thiểu.
2. Em tự đánh giá thấy mình không có nguy cơ bị nghiệm game, nghiện mạng xã hội. Em tuân theo quy định của bố mẹ đặt và tự đặt ra một khung giờ hạn chế mỗi ngày dành cho chơi game hay lên mạng rồi tự giác thực hiện.
2. Phòng tranh rủi ro từ Internet
Hoạt động
Hoạt động 1 trang 34 Tin học 7: Trả lời các câu hỏi sau:
1. Thế nào là dụ dỗ và bắt nạt trên mạng?
2. Em có thể phòng tránh việc bị dụ dỗ và bắt nạt như thế nào?
3. Em sẽ làm gì khi bị đe dọa trên mạng?
Trả lời:
1. Dụ dỗ và bắt nạt trên mạng: Kẻ dụ dỗ trên mạng thường nhắm đến đối tượng học sinh. Lợi dụng sự cả tin của tuổi trẻ, chúng hiểu tâm lý của trẻ em. Tiếp theo chúng lôi kéo trẻ em làm những việc chúng muốn, hẹn gặp tặng quà, tâm sự… Sau đó chúng khống chế, hăm dọa, buộc em phải làm theo yêu cầu của chúng.
2. Em có thể phòng tránh việc bị dụ dỗ và bắt nạt: Cảnh giác với “người quen trên mạng” quá tốt bụng, đó có thể là kẻ xấu dụ dỗ em.
3. Khi bị đe dọa trên mạng: Nếu kẻ dụ dỗ muốn gặp riêng, hãy đề phòng và phải nói cho người thân mà em tin tưởng biết được. Hãy dũng cảm nói ra và nhờ bố mẹ, thầy cô hoặc người thân trong gia đình giúp đỡ mỗi khi em bị đe dọa trên không gian mạng. Hãy cảnh giác với kẻ dụ dỗ trên mạng.
Luyện tập
Trả lời:
Nêu cách phòng tránh tác hại, rủi ro và nguy cơ vi phạm pháp luật vừa kể trên:
- Không bắt nạt, tiếp tay cho kẻ bắt nạt.
- Không lan truyền tin giả, bài viết xuyên tạc sai sự thật, hình ảnh đồi trụy.
- Đừng vô tình “ăn cắp” không gian trên mạng như: mật khẩu, hình ảnh, văn bản nguyên mẫu …
Vận dụng
Vận dụng 1 trang 35 Tin học 7: Em cần làm gì khi bị đe dọa tung hình ảnh lên mạng Internet?
Trả lời:
Khi bị đe dọa tung hình ảnh lên mạng Internet em cần làm:
- Chia sẻ với bố mẹ hoặc thầy cô giáo để có biện pháp xử lý kịp thời. Tuyết đối không giấu diếm xử lý một mình.
Trả lời:
Khi muốn dùng một tấm ảnh đẹp, một đoạn văn hay trên Internet: trước tiên không được dùng nó vào mục đích xấu. Khi muốn dùng phải liên hệ với tác giả, xem có được sự đồng ý không. Nếu không liên hệ được với tác giả thì có thể sử dụng tác phẩm (tấm ảnh, đoạn văn) ở mức độ trích dẫn hoặc đưa tin. Ở một số quốc gia còn cho phép sử dụng tác phẩm cho các mục đích cá nhân, phi thương mại. Tuy nhiên việc sử dụng này phải đảm bảo không được tổn hại đến thanh danh của tác giả và tác phẩm.
Câu hỏi tự kiểm tra
Câu 1 trang 35 Tin học 7: Internet có thể gây tác hại gì?
Trả lời:
Internet có thể gây tác hại sau:
- Ảnh hưởng đến sức khỏe: bộ não không có thời gian nghỉ ngơi, dễ mất ngủ, tự ti.
- Giảm đi tương tác trực tiếp.
- Bắt nạt qua mạng.
- Tác hại của mạng xã hội khiến bạn suy nghĩ tiêu cực.
- Dễ bị mạo danh.
- Internet khiến bạn lơ là mục tiêu.
Câu 2 trang 35 Tin học 7: Các rủi ro có thể xảy ra khi dùng Internet là gì?
Trả lời:
Khi dùng Internet có thể xảy ra các rủi ro sau:
- Dễ bị dụ dỗ hoặc bắt nạt, tiếp tay cho kẻ bắt nạt.
- Nghiện mạng xã hội, nghiện các trò chơi trên mạng.
- Máy tính bị hỏng do nhiễm virus.
- Thông tin cá nhân có thể bị đánh cắp.
Câu 3 trang 35 Tin học 7: Điều gì có thể dẫn đến vi phạm pháp luật khi dùng Internet?
Trả lời:
- Bắt nạt hoặc tiếp tay cho kẻ bắt nạt.
- Lan truyền tin giả, bài viết xuyên tạc sự thật, hình ảnh đồi trụy.
- Ăn cắp thông tin trên mang (vi phạm bản quyền tác giả).
Lý thuyết Tin Học 7 Bài 2: Ứng xử tránh rủi ro trên mạng
1. Phòng tránh tác hại của Internet và mạng xã hội
Lời khuyên 1. Đừng để game, mạng xã hội biến mình thành nô lệ
- Nhiều người nghiện chơi game đến mức suy kiệt sức khỏe, chơi game liên tục nhiều ngày dẫn đến tử vong.
- Nhiều bạn trẻ tranh thủ mọi lúc để lên mạng xã hội, sống trong không gian ảo nhiều hơn ngoài đời thực dẫn đến sống khép kín, trở nên rụt rè, thiếu tự tin.
⇒ Hãy tuân theo quy định hạn chế của bố, mẹ hoặc đặt ra khung giờ hạn chế mỗi ngày dành cho chơi game hay lên mạng.
2. Phòng tránh rủi ro từ Internet
Lời khuyên 2. Cảnh giác với kẻ dụ dỗ và bắt nạt
- Tình huống: Lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của tuổi trẻ, chúng rất hiểu tâm lí trẻ em, khéo giả bộ chăm sóc em. Tiếp theo chúng lôi kéo em làm những việc “thân mật” hơn qua webcam, hẹn gặp để tặng quà, tâm sự trực tiếp, … Sau đó sẽ dùng hình ảnh từ webcam để đe dọa, bắt nạt em.
- Hãy cảnh giác với “người quen trên mạng”.
- Hãy dũng cảm nói ra và nhờ bố, mẹ, thầy, cô hoặc người thân trong gia đình giúp đỡ mỗi khi em bị đe dọa trên không gian mạng.
Hình 2.1: Hãy cảnh giác với những dụ dỗ trên mạng
Lời khuyên 3. Bắt nạt, tiếp tay cho kẻ bắt nạt là vi phạm pháp luật
- Những hình ảnh, clip video, đoạn tin nhắn, email, … có nội dung kín đáo riêng tư, nếu bị công khai sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của nạn nhân.
- Kẻ xấu có thể tung tin đồn thất thiệt hay trực tiếp xúc phạm, làm nhục, đe dọa, quấy rối nạn nhân bằng cách gửi tin nhắn, viết trên mạng xã hội.
- Nếu em lan truyền những nội dung có tính bắt nạt kiểu như trên tức là em đã tiếp tay cho kẻ bắt nạt, do đó em đã vi phạm pháp luật.
3. Không vi phạm pháp luật khi dùng Internet
Lời khuyên 4. Không lan truyền tin giả, bài viết xuyên tạc sự thật, hình ảnh đồi trụy
- Các nội dung đồi trụy là phản văn hóa, bị cấm trên mạng theo pháp luật Việt Nam.
- Cả người đăng và người lan truyền thông tin xấu đều vi phạm pháp luật.
Lời khuyên 5. Đừng vô tình “ăn cắp” trên không gian mạng
- Việc lấy trên mạng những hình ảnh đẹp, những bài văn hay của người khác, sau đó đem ra sử dụng nguyên gốc, coi như của mình thì nhẹ gọi là đạo văn, nặng là vi phạm luật bản quyền.
Xem thêm lời giải bài tập Tin học lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 1: Làm quen với bảng tính điện tử
Bài 2: Làm quen với trang tính
Bài 3: Làm quen với trang tính (tiếp theo)
Bài 4: Định dạng hiển thị dữ liệu số
Bài 5: Định dạng số tiền và ngày tháng
Xem thêm tài liệu Tin học lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Toán 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Toán 7 – Cánh Diều
- Giải VBT Toán 7 – Cánh diều
- Soạn văn lớp 7 (hay nhất)– Cánh Diều
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Cánh Diều
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Cánh Diều
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Cánh Diều
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Ngữ văn lớp 7 – Cánh Diều
- Văn mẫu lớp 7 – Cánh Diều
- Soạn văn lớp 7 (ngắn nhất) – Cánh Diều
- Giải VBT Ngữ văn lớp 7 – Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 7 - Explore English
- Giải sgk Tiếng Anh 7 – ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 7 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 7 i-learn Smart World
- Bài tập Tiếng Anh 7 iLearn Smart World theo Unit có đáp án
- Giải sbt Tiếng Anh 7 - ilearn Smart World
- Giải sgk Lịch sử 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Lịch Sử 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Lịch sử 7 – Cánh Diều
- Giải VBT Lịch sử 7 – Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Địa lí 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Địa Lí 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Địa lí 7 – Cánh Diều
- Giải VBT Địa lí 7 – Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Giáo dục công dân 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Giáo dục công dân 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Công nghệ 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Công nghệ 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Công nghệ 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục thể chất 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 – Cánh Diều