Giải Tin học 6 Bài 4 (Cánh diều): Cấu trúc lặp trong thuật toán

Với giải bài tập Tin học lớp 6 Bài 4: Cấu trúc lặp trong thuật toán sách Cánh diều chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Tin học 6. 

1 751 11/10/2024
Tải về


Mục lục Giải Tin học 6 Bài 4: Cấu trúc lặp trong thuật toán

Hoạt động trang 89 Tin học 6:

Em hãy trả lời cá câu hỏi sau:

1. Thuật toán ở Hình 1b có đúng là thuật toán để giải bài toán nêu ở Hình 1a không?

2. Những thao tác nào ở Hình 1b được lặp đi lặp lại và được lặp bao nhiêu lần?

Trả lời:
1. Có đúng là thuật toán

2. Thao tác :"Hỏi số tranh của một bạn, cộng thêm vào Tổng đang có " => lặp lại 4 lần.

Luyện tập 1 trang 92 Tin học 6: Cho trước một dãy số có 20 số nguyên. Nhiệm vụ được giao: Cần thông báo lần lượt bình phương của mỗi số nguyên trong dãy đã cho. Em hãy mô tả thuật toán cho nhiệm vụ đó

Trả lời:

Đầu vào: Dãy số có 20 số nguyên

Đầu ra: Thông báo lần lượt bình phương của mối số nguyên trong dãy đã cho

+Các bước của thuật toán:

Bước 1: Tổng đang có =0

Bước 2: Lặp với đếm từ 1 đến 20

a. Thông báo lần lượt bình phương của mỗi số nguyên trong dãy, gọi là bình phương mỗi số nguyên

Hết lặp

Bước 3: Thông báo: Đáp số cần tìm là Tổng đang có

Luyện tập 2 trang 92 Tin học 6: Em hãy mô tả thuật toán tìm tổng các số tự nhiên liên tiếp bắt đầu từ số 1, đến khi lần đầu tiên nhận được tổng số lớn hơn 500 thì dừng lại và thông báo tổng số đó

Trả lời:

Đầu vào: Các số tự nhiên liên tiếp bắt đầu từ số 1

Đầu ra: Tổng các số tự nhiên liên tiếp lớn hơn 500

+ Các bước của thuật toán

Bước 1: Tổng đang có =0

Bước 2: Lặp khi tổng các số tự nhiên liên tiếp bắt đầu từ 1 bé hơn 500

a. Các số tự nhiên liên tiếp bắt đầu từ 1, gọi là các số tự nhiên liên tiếp bắt đầu từ 1

b. Cộng thêm các số liên tiếp bắt đầu từ 1 vào Tổng đang có

Hết lặp

Bước 3: Thông báo: Đáp số cần tìm là Tổng đang có

Câu hỏi tự kiểm tra trang 92 Tin học 6: Trong các câu sau, câu nào đúng?

1. Đầu vào của bài toàn nhiều chỗ giống nhau sẽ yêu cầu thuật toán có cấu trúc lặp.

2. Có cấu trúc lặp trong thuật toán khi mô tả thuật toán thấy có một loạt thao tác kế tiếp nhau được lặp lại.

3. Trong mẫu cấu trúc "Lặp khi < điều kiện lặp> được thỏa mãn..." thao tác lặp được thực hiện ít nhất một lần .

4. Cấu trúc lặp luôn kết thúc với dấu hiệu "Hết lặp".

Trả lời:

Câu đúng là:

2. Có cấu trúc lặp trong thuật toán khi mô tả thuật toán thấy có một loạt thao tác kế tiếp nhau được lặp lại.

3. Trong mẫu cấu trúc "Lặp khi < điều kiện lặp> được thỏa mãn..." thao tác lặp được thực hiện ít nhất một lần .

4. Cấu trúc lặp luôn kết thúc với dấu hiệu "Hết lặp".

Lý thuyết Tin học 6 Bài 4: Cấu trúc lặp trong thuật toán

1. Vòng lặp

- Khi có một (hay nhiều) thao tác được thực hiện lặp lại một số lần liên tiếp trong quá trình thực hiện thuật toán thì cần dùng cấu trúc lặp.

2. Biến số và thể hiện cấu trúc lặp khi biết trước số lần lặp

- Biến là đại lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ giá trị và giá trị có thể thay đổi trong quá trình thực hiện thuật toán, chương trình.

- Để thực hiện cấu trúc lặp khi biết số lần lặp ta sử dụng biến đếm.

Tài liệu VietJack

Hình 4.1: Mẫu cấu trúc lặp biết trước số lặp

- Khi dùng từ “Hết lặp” để dánh dấu những thao tác nào sẽ được lặp và các thao tác được thực hiện trình tự liệt kê.

Ví dụ: Sử dụng thuật toán cộng dồn để tính tổng số tranh của lớp 6A gồm 35 học sinh.

Thuật toán cộng dồn 1

Đầu vào: Lớp 6A có 35 học sinh.

Số tranh sưu tầm được mỗi học sinh lớp 6A trong trường.

Đầu ra: Tổng số tranh lớp 6A sưu tầm được.

Các bước của thuật toán:

Bước 1 Tổng đang có = 0.

Bước 2. Lặp với đếm từ 1 đến 35:

a) Hỏi số tranh sưu tầm được của một bạn, gọi là số tranh của một bạn

b) Cộng thêm số tranh của một bạnTổng đang có

Hết lặp

Bước 3. Thông báo: Đáp án cần tìm là Tổng đang có

- Trong mô tả trên, khi đếm là 1 thì thao tác a của Bước 2 được thực hiện rồi đến thao tác b. Tiếp theo, đếm là 2 cũng thao tác a và b được thực hiện tuần tự, … như vậy cho đến khi đếm là 35 thì được thực hiện lần cuối trong cấu trúc lặp.

3. Thể hiện cấu trúc lặp khi không biết trước số lần lặp

- Có những trường hợp không biết trước số lần lặp cần làm.

- Để thực hiện cấu trúc lặp khi không biết trước là xác định điều kiện thực hiện các thao tác trong vòng lặp hay gọi là điều kiện lặp.

Tài liệu VietJack

Hình 4.2: Mẫu cấu trúc lặp không biết trước số cần lặp

Ví dụ: Dựa vào ví dụ trên, chúng ta có thêm trường hợp không biết trước danh sách sưu tầm tranh có bao nhiêu bạn, điều kiện lặp là: còn bạn sưu tầm tranh chưa được hỏi về số tranh.

Thuật toán cộng dồn 2 (tính tổng số tranh, không biết có bao nhiêu bạn sưu tầm tranh)

Đầu vào: Số tranh của mỗi bạn sưu tầm tranh.

Đầu ra: Tổng số tranh học sinh lớp 6A sưu tầm được.

Các bước của thuật toán:

Bước 1 Tổng đang có = 0.

Bước 2. Lặp khi chưa hỏi hết học sinh sưu tầm tranh:

a) Hỏi số tranh sưu tầm được của một bạn, gọi là số tranh của một bạn

b) Cộng thêm số tranh của một bạnTổng đang có

Hết lặp

Bước 3. Thông báo: Đáp án cần tìm là Tổng đang có

Xem thêm lời giải bài tập Tin học lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 8: Dự án nhỏ: Lợi ích của sơ đồ tư duy

Bài 1: Khái niệm thuật toán

Bài 2: Mô tả kĩ thuật toán, cấu trúc tuần tự trong thuật toán

Bài 3: Cấu trúc rẽ nhánh trong thuật toán

Bài 5: Thực hành về mô tả thuật toán

1 751 11/10/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: