Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 49 Kết nối tri thức

Với Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 49 trong Bài 18: Nam châm Sách bài tập KHTN lớp 7 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập trong SBT KHTN 7 trang 49.

1 223 21/07/2022


Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 49 Kết nối tri thức

Bài 18.6 trang 49 SBT Khoa học tự nhiên 7: Xác định cực của kim nam châm ở Hình 18.1.

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Nam châm - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

Ta thấy thanh nam châm và kim nam châm đang hút nhau.

Vậy, đầu bên trái của kim nam châm là cực Nam (S), đầu bên phải là cực Bắc (N).

Bài 18.7 trang 49 SBT Khoa học tự nhiên 7: Xác định cực của kim nam châm ở Hình 18.2.

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Nam châm - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

Kim nam châm được đặt nằm trên đường sức từ của thanh nam châm nên đường sức từ đó sẽ vào ở cực Nam và ra ở cực Bắc của kim nam châm. Vậy, ta có đầu bên trái của kim nam châm là cực Nam (S), đầu bên phải là cực Bắc (N).

Bài 18.8 trang 49 SBT Khoa học tự nhiên 7: Trái Đất là một nam châm khổng lồ vì

A. Trái Đất hút mọi vật về phía nó.

B. kim của la bàn đặt trên mặt đất luôn chỉ theo hướng Bắc – Nam.

C. Trái Đất có Bắc cực và Nam cực.

D. ở Trái Đất có nhiều quặng sắt.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Trái Đất là một nam châm khổng lồ vì kim của la bàn đặt trên mặt đất luôn chỉ theo hướng Bắc – Nam.

Bài 18.9 trang 49 SBT Khoa học tự nhiên 7: Quan sát hai thanh nam châm đặt trong ống thủy tinh ở Hình 18.3. Tại sao thanh nam châm B lại lơ lửng phía trên thanh nam châm A?

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Nam châm - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

Thanh nam châm B nằm lơ lửng phía trên nam châm A vì trong trường hợp này hai cực cùng tên (cực Bắc) của hai nam châm đẩy nhau.

Xem thêm lời giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 48

1 223 21/07/2022


Xem thêm các chương trình khác: