Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 48 Kết nối tri thức
Với Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 48 trong Bài 18: Nam châm Sách bài tập KHTN lớp 7 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập trong SBT KHTN 7 trang 48.
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 48 Kết nối tri thức
Bài 18.1 trang 48 SBT Khoa học tự nhiên 7: Có hai thanh nam châm. Thanh nam châm thứ nhất được sơn màu, một nửa màu xanh trên ghi chữ S, nửa kia màu đỏ trên ghi chữ N. Thanh nam châm thứ hai không đánh dấu cực. Làm thế nào xác định được các cực của nam châm này?
Lời giải:
Đưa một đầu của thanh nam châm thứ hai lại gần một đầu của thanh nam châm thứ nhất, ví dụ đưa lại gần đầu cực Bắc:
+ Nếu thấy chúng hút nhau thì hai đầu khác tên.
+ Nếu đẩy nhau thì hai đầu cùng tên.
Từ đó, xác định được cực của nam châm thứ hai.
Bài 18.2 trang 48 SBT Khoa học tự nhiên 7: Hãy khoanh vào từ “Đúng” hoặc “Sai” các câu dưới đây nói về nam châm.
STT |
Nói về nam châm |
Đánh giá |
|
1 |
Nam châm hút được tất cả các vật bằng kim loại. |
Đúng |
Sai |
2 |
Nam châm nào cũng có 2 cực một cực gọi là cực Bắc, một cực gọi là cực Nam. |
Đúng |
Sai |
3 |
Hai nam châm cứ để gần nhau là hút nhau. |
Đúng |
Sai |
4 |
Kim la bàn là một kim nam châm. Đầu kim la bàn chỉ hướng Bắc là đầu cực Nam của kim nam châm. |
Đúng |
Sai |
Lời giải:
1 – sai vì nam châm chỉ hút được các vật liệu từ: sắt, thép, …
2 – đúng.
3 – sai vì hai đầu cực cùng tên của hai nam châm đặt gần nhau thì đẩy nhau.
4 – sai vì đầu kim la bàn chỉ hướng Bắc là đầu cực Bắc của kim nam châm.
Bài 18.3 trang 48 SBT Khoa học tự nhiên 7: Mạt sắt đặt ở chỗ nào trên thanh nam châm thì bị hút mạnh nhất?
A. Ở phần giữa của thanh.
B. Chỉ ở đầu cực Bắc của thanh nam châm.
C. Chỉ ở đầu cực Nam của thanh nam châm.
D. Ở cả hai đầu cực Bắc và cực Nam của thanh nam châm.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Mạt sắt đặt ở cả hai đầu cực Bắc và cực Nam của thanh nam châm thì bị hút mạnh nhất.
Bài 18.4 trang 48 SBT Khoa học tự nhiên 7: Một nam châm vĩnh cửu hình chữ U, sơn đánh dấu cực trên nam châm đã bị tróc, bằng những cách nào xác định được cực của nam châm này?
Lời giải:
- Cách thứ nhất: dùng kim nam châm thử.
- Cách thứ hai: dùng một nam châm đã biết cực. Đưa một đầu nam châm đã biết cực lại gần một đầu của nam châm hình chữ U, nếu hút nhau thì hai cực khác tên, nếu đẩy nhau thì hai cực cùng tên.
Bài 18.5 trang 48 SBT Khoa học tự nhiên 7: Một thanh nam châm bị gãy làm hai thì
A. một nửa là cực Bắc, một nửa là cực Nam.
B. cả hai nửa đều mất từ tính.
C. mỗi nửa đều là một nam châm có hai cực Bắc – Nam.
D. mỗi nửa đều là một nam châm và cực của mỗi nửa ở chỗ đứt gãy cùng tên.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Một thanh nam châm bị gãy làm hai thì mỗi nửa đều là một nam châm có hai cực Bắc – Nam.
Xem thêm lời giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 49
Xem thêm lời giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Bài 18.5 trang 48 SBT Khoa học tự nhiên 7: Một thanh nam châm bị gãy làm hai thì: A. một nửa là cực Bắc, một nửa là cực Nam...
Bài 18.6 trang 49 SBT Khoa học tự nhiên 7: Xác định cực của kim nam châm ở Hình 18.1....
Bài 18.7 trang 49 SBT Khoa học tự nhiên 7: Xác định cực của kim nam châm ở Hình 18.2...
Bài 18.8 trang 49 SBT Khoa học tự nhiên 7: Trái Đất là một nam châm khổng lồ vì: A. Trái Đất hút mọi vật về phía nó...
Xem thêm lời giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Bài 20: Chế tạo nam châm điện đơn giản
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Toán 7 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Toán 7 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Lịch sử 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch Sử 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Lịch sử 7 – Kết nối tri thức
- Soạn văn lớp 7 (hay nhất) – Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Kết nối tri thức
- Soạn văn lớp 7 (ngắn nhất) – Kết nối tri thức
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Kết nối tri thức
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Kết nối tri thức
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Kết nối tri thức
- Văn mẫu lớp 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Ngữ văn lớp 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa Lí 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa Lí 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Địa lí 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Global Success – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tiếng Anh 7 Global Success - Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Anh 7 Global success theo Unit có đáp án
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 7 Global success đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 7 Global success
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết GDCD 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục công dân 7 – Kết nối tri thức
- Giải vth Giáo dục công dân 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm lớp 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Công nghệ 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Công nghệ 7 – KNTT
- Giải sgk Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục thể chất 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Âm nhạc 7 – Kết nối tri thức