Giải SBT Địa Lí 6 Bài 28 (Kết nối tri thức): Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên

Với giải sách bài tập Địa Lí lớp 6 Bài 28: Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên sách Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong sách bài tập Địa Lí 6.

1 1,162 25/10/2022
Tải về


Mục lục Giải SBT Địa Lí 6 Bài 28: Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên

Câu 1 trang 65 SBT Địa Lí 6 – KNTT:Cho biết những từ chỉ yếu tố thiên nhiên mà con người cần hằng ngày để tồn tại: không khí, gió, nước, đất, ánh sáng, địa hình, nhiệt lượng, sông ngòi.

Lời giải:

Các yếu tố thiên nhiên mà con người cần hằng ngày để tồn tại: không khí, nước, ánh sáng, nhiệt lượng.

Câu 2 trang 65 SBT Địa Lí 6 – KNTT: Lựa chọn đáp án đúng.

a) Các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư là

A. địa hình và khí hậu.

B. khí hậu và đất trồng.

C. đất trồng và nguồn nước.

D. tất cả đều đúng.

b) Người E-xki-mô sống ở vùng cực Bắc thường mặc đồ bằng da thú, mục đích chủ yếu là để

A. hợp thời trang.

B. theo truyền thống.

C. chống lạnh.

D. khỏi lãng phí.

c) Ngành kinh tế chịu tác động rõ rệt nhất của hoàn cảnh tự nhiên là

A. công nghiệp.

B. xây dựng.

C. giao thông vận tải.

D. nông nghiệp.

Lời giải:

a) Chọn D.

b) Chọn C.

c) Chọn D.

Câu 3 trang 65 SBT Địa Lí 6 – KNTT: Ghép các ô bên trái với các ô bên phải sao cho phù hợp:

Tài liệu VietJack

Lời giải:

Tài liệu VietJack

Câu 4 trang 66 SBT Địa Lí 6 – KNTT: Kể tên mười loại khoáng sản được sử dụng trong sản xuất công nghiệp.

Lời giải:

Mười loại khoáng sản được sử dụng trong sản xuất công nghiệp: sắt, nhôm, đồng, than đá, man-gan, dầu mỏ, khí đốt, a-pa-tít, phốt phát, bô-xít.

Câu 5 trang 66 SBT Địa Lí 6 – KNTT: Kể tên năm loại thiên tai gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp ở nước ta.

Lời giải:

Năm loại thiên tai gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp ở nước ta là: bão, mưa đá, lũ lụt, sương muối, hạn hán.

Câu 6 trang 66 SBT Địa Lí 6 – KNTT: Hãy nêu năm tác động tích cực và năm tác động tiêu cực của con người đối với thiên nhiên theo mẫu sau.

Lời giải:

TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI TỚI THIÊN NHIÊN

Tác động tích cực

Tác động tiêu cực

- Phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.

- Bảo vệ rừng.

- Canh tác theo hướng hữu cơ, bền vững.

- Cải tạo các vùng đất xấu, hoang hoá.

- Bảo tồn tính đa dạng sinh học.

- Khai thác khoáng sản bừa bãi.

- Gây ô nhiễm môi trường.

- Chặt phá rừng.

- Sử dụng nhiều thuốc trừ sâu và phân bón hoá học.

- Làm thay đổi các dạng cảnh quan tự nhiên do khai thác khoáng sản, du lịch, sản xuất nông nghiệp,...

Câu 7 trang 66 SBT Địa Lí 6 – KNTT: Hãy sử dụng những cụm từ sau để hoàn thành đoạn thông tin dưới đây:

suy thoái

nhiều

có hạn

cạn kiệt

lớn

Con người ngày càng khai thác (1)...... tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho nhu cầu ngày càng (2)........ của mình, trong khi lượng tài nguyên thiên nhiên trên Trái Đất là (3). .......................... Điều đó dẫn tới nhiều loại tài nguyên bị (4)………. (tài nguyên đất, tài nguyên sinh vật,..) hoặc có khả năng (5)………….. (tài nguyên khoáng sản).

Lời giải:

Con người ngày càng khai thác (1) nhiều tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho nhu cầu ngày càng (2) lớn của mình, trong khi lượng tài nguyên thiên nhiên trên Trái Đất là (3) có hạn. Điều đó dẫn tới nhiều loại tài nguyên bị (4) suy thoái (tài nguyên đất, tài nguyên sinh vật,..) hoặc có khả năng (5) cạn kiệt (tài nguyên khoáng sản).

 

Xem thêm lời giải sách bài tập Địa Lí lớp 6 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 25: Sự phân bố các đới thiên nhiên trên Trái Đất

Bài 26: Thực hành: Tìm hiểu môi trường tự nhiên địa phương

Bài 27: Dân số và sự phân bố dân cư trên thế giới

Bài 29: Bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên vì sự phát triển bền vững

Bài 30: Thực hành: Tìm hiểu mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên ở địa phương

Xem thêm tài liệu Địa lí lớp 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 28: Mối quan hệ của con người với thiên nhiên

Trắc nghiệm Bài 28: Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên

1 1,162 25/10/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: