Giải SBT Địa Lí 6 Bài 27 (Kết nối tri thức): Dân số và sự phân bố dân cư trên thế giới

Với giải sách bài tập Địa Lí lớp 6 Bài 27: Dân số và sự phân bố dân cư trên thế giới sách Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong sách bài tập Địa Lí 6.

1 1,374 25/10/2022
Tải về


Mục lục Giải SBT Địa Lí 6 Bài 27: Dân số và sự phân bố dân cư trên thế giới

Câu 1 trang 61 SBT Địa Lí 6 – KNTT: Cho biểu đồ sau:

Tài liệu VietJack

a) Quan sát biểu đồ, cho biết:

- Trục đứng thể hiện đối tượng nào.

- Trục ngang thể hiện đối tượng nào.

- Độ cao của các cột cho chúng ta biết điều gì.

b) Lựa chọn đáp án đúng.

Dựa vào biểu đồ, cho biết các giai đoạn sau đây, giai đoạn nào dân số tăng nhanh nhất?

A. Từ năm 1804 đến năm 1927.

B. Từ năm 1927 đến năm 1960.

C. Từ năm 1960 đến năm 2011.

D. Từ năm 1927 đến năm 1987.

Lời giải:

a)

- Trục đứng của biểu đồ thể hiện số người.

- Trục ngang của biểu đồ thể hiện các năm.

- Độ cao của các cột cho chúng ta biết số lượng người trong các năm.

b) Chọn C.

Câu 2 trang 61 SBT Địa Lí 6 – KNTT: Dựa vào biểu đồ, tính thời gian dân số tăng thêm một tỉ người và ghi vào bảng theo mẫu sau. Nhận xét về tốc độ tăng dân số thế giới.

Tài liệu VietJack

Lời giải:

Mức tăng (tỉ người)

1 lên 2

2 lên 3

3 lên 4

4 lên 5

5 lên 6

6 lên 7

7 lên 8

Thời gian (năm)

123

33

14

13

12

12

13

- Dân số ngày càng tăng.

- Thời gian dân số tăng lên thêm 1 tỉ ngày càng rút ngắn (từ 123 năm, 33 năm xuống 12 năm,…).

Câu 3 trang 62 SBT Địa Lí 6 – KNTT: Dựa vào biểu đồ, tính thời gian mỗi lần dân số tăng gấp đôi và ghi vào bảng theo mẫu sau. Nêu nhận xét về quãng thời gian mỗi lần dân số tăng gấp đôi.

Dựa vào biểu đồ, tính thời gian mỗi lần dân số tăng gấp đôi và ghi vào bảng (ảnh 1)

Lời giải:

Mức tăng (tỉ người)

1 lên 2

2 lên 4

4 lên 8

Thời gian (năm)

123

47

50

- Thời gian dân số tăng thêm gấp đôi ngày càng rút ngắn.

- Tăng từ 1 lên 2 mất 123 năm nhưng từ 2 lên 4 chỉ mất 47 năm và từ 4 lên 8 mất 50 năm (dù mất nhiều năm hơn một chút nhưng không đáng kể).

Câu 4 trang 62 SBT Địa Lí 6 – KNTT: Nêu một số nguyên nhân ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư trên thế giới.

Tài liệu VietJack

Lời giải:

Tài liệu VietJack

Câu 5 trang 62 SBT Địa Lí 6 – KNTT: Dựa vào hình 2 SGK (trang 181), hãy lựa chọn đáp án đúng.

a) Phần lớn diện tích châu Mỹ có mật độ dân số

A. dưới 5 người/km2.

B. từ 5 đến 25 người/km2.

C. từ 26 đến 250 người/km2.

D. trên 250 người/km2.

b) Phần lớn khu vực phía bắc châu Phi có mật độ dân số

A. dưới 5 người/km2.

B. từ 5 đến 25 người/km2.

C. từ 26 đến 250 người/km2.

D. trên 250 người/km2.

c) Phần lớn diện tích đất nước Ấn Độ có mật độ dân số

A. dưới 5 người/km2.

B. từ 5 đến 25 người/km2.

C. từ 26 đến 250 người/km2.

D. trên 250 người/km2.

d) Phần lớn diện tích nước Việt Nam có mật độ dân số

A. dưới 5 người/km2.

B. từ 5 đến 25 người/km2.

C. từ 26 đến 250 người/km2.

D. trên 250 người/km2.

Lời giải:

a) Chọn A.

b) Chọn A.

c) Chọn D.

d) Chọn C.

Tài liệu VietJack

Câu 6 trang 63 SBT Địa Lí 6 – KNTT: 

a) Ghi tên các nước vào bảng sau theo mẫu sau sao cho phù hợp.

Tài liệu VietJack

b) Xác định tên của năm thành phố đông dân trên thế giới năm 2018 trong lược đồ sau:

Tài liệu VietJack

Lời giải:

a) Các nước, thành phố và dân số

MƯỜI THÀNH PHỐ ĐÔNG DÂN NHẤT THẾ GIỚI NĂM 2018

STT

Tên thành phố

Tên nước

Số dân

(triệu người)

STT

Tên thành phố

Tên nước

Số dân

(triệu người)

1

Tô-ky-ô

Nhật Bản

37,5

6

Cai-rô

Ai Cập

20,1

2

Niu Đê-li

Ấn Độ

28,5

7

Mum-bai

Ấn Độ

20,0

3

Thượng Hải

Trung Quốc

25,6

8

Đắc-ca

Băng-la-đét

19,6

4

Xao Pao-lô

Bra-xin

21,7

9

Bắc Kinh

Trung Quốc

19,6

5

Mê-hi-cô Xi-ti

Mê-hi-cô

21,6

10

Ô-xa-ca

Nhật Bản

19,3

b) Tên của năm thành phố đông dân trên thế giới năm 2018

Tài liệu VietJack

Câu 7 trang 64 SBT Địa Lí 6 – KNTT: Dựa vào bảng số liệu ở câu 6 (trang 63), cho biết:

a) Các nước có hai thành phố nằm trong danh sách mười thành phố đông dân nhất thế giới năm 2018.

b) Các châu lục dưới đây có bao nhiêu thành phố nằm trong danh sách mười thành phố đông dân nhất thế giới năm 2018:

- Châu Mỹ

- Châu Âu

- Châu Phi

- Châu Á

- Châu Đại Dương

- Châu Nam Cực

Lời giải:

a) Các nước có hai thành phố nằm trong danh sách mười thành phố đông dân nhất thế giới năm 2018 là: Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ.

b) Các châu lục có số thành phố nằm trong danh sách mười thành phố đông dân nhất thế giới năm 2018:

- Châu Mỹ: 2 (Mê-hi-cô Xi-ti, Xao Pao-lô).

- Châu Âu: 0.

- Châu Phi: 1 (Cai-rô).

- Châu Á: 7 (Tô-ky-ô, Niu Đê-li, Thượng Hải, Mum-bai, Đắc-ca, Bắc Kinh và Ô-xa-ca).

- Châu Đại Dương: 0.

- Châu Nam Cực: 0.

Câu 8 trang 64 SBT Địa Lí 6 – KNTT: Dựa vào hình 4 SGK (trang 183), hãy hoàn thành bảng theo mẫu sau:

Em hãy nhận xét về sự phân bố các siêu đô thị trên thế giới (ảnh 1)

- Em hãy nhận xét về sự phân bố các siêu đô thị trên thế giới.

Lời giải:

SỐ SIÊU ĐÔ THỊ TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2018 PHÂN THEO CHÂU LỤC

Châu lục

Số siêu đô thị

Từ 10 triệu đến dưới 20 triệu

Từ 20 triệu dân trở lên

Châu Mỹ

6

2

Châu Phi

2

1

Châu Âu

3

0

Châu Á

16

4

Châu Đại Dương

0

0

Châu Nam Cực

0

0

- Các siêu đô thị phân bố không đồng đều trên thế giới.

- Các siêu đô thị phân bố chủ yếu ở châu Á (20 siêu đô thị), tiếp đến là châu Mỹ (8 siêu đô thị), châu Phi (3 siêu đô thị) và châu Âu (3 siêu đô thị).

- Châu Đại Dương và châu Nam Cực không có siêu đô thị nào.

- Đô thị trên 20 triệu dân có ở châu Á (4 đô thị), châu Mỹ (2 đô thị) và châu Phi (1 đô thị).

Câu 9 trang 64 SBT Địa Lí 6 – KNTT: Theo em, sự tập trung quá đông dân cư vào đô thị trong khi kinh tế chưa thật sự phát triển có thể dẫn đến những khó khăn gì về kinh tế, xã hội, môi trường?

Lời giải:

Hậu quả của việc dân cư tập trung quá đông vào các đô thị trong khi kinh tế chưa thật sự phát triển:

- Gia tăng tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm.

- Cơ sở hạ tầng bị quá tải.

- Môi trường bị ô nhiễm.

- Gia tăng các tệ nạn xã hội,...


Xem thêm lời giải sách bài tập Địa Lí lớp 6 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 25: Sự phân bố các đới thiên nhiên trên Trái Đất

Bài 26: Thực hành: Tìm hiểu môi trường tự nhiên địa phương

Bài 28: Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên

Bài 29: Bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên vì sự phát triển bền vững

Bài 30: Thực hành: Tìm hiểu mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên ở địa phương

Xem thêm tài liệu Địa lí lớp 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 27: Dân số và sự phân bố dân cư trên thế giới

Trắc nghiệm Bài 27: Dân số và sự phân bố dân cư trên Thế Giới

1 1,374 25/10/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: