Giải SBT Địa lí 6 Bài 15 (Chân trời sáng tạo): Thực hành phân tích biểu đồ nhiệt lượng và lượng mưa

Với giải sách bài tập Địa lí lớp 6 Bài 15: Thực hành phân tích biểu đồ nhiệt lượng và lượng mưa sách Chân trời sáng tạo chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong sách bài tập Địa lí 6. 

1 487 lượt xem
Tải về


Mục lục Giải SBT Địa lí 6 Bài 15: Thực hành phân tích biểu đồ nhiệt lượng và lượng mưa

Câu 1 trang 49 Địa Lí 6: Cho đoạn văn sau:

Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta

Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa khí hậu:

- Từ tháng 11 đến tháng 4, chịu ảnh hưởng của gió Đông Bắc, thời tiết các địa phương trong cả nước khác nhau: Miền Bắc nhiệt độ trung bình nhiều tháng xuống thấp dưới 200C, có tiết trời se lạnh và khô hanh vào đầu đông, cuối đông có mưa phùn ẩm ướt; miền Nam và Tây Nguyên có thời tiết nóng khô.

- Từ tháng 5 đến tháng 10, gió Tây Nam hoạt động chủ yếu, nhiệt độ cả nước đều cao, nhiệt độ trung bình các tháng thường trên 250C, thời gian này có mưa nhiều, chiếm 80% lượng mưa cả năm.

Đọc kĩ đoạn văn trên, trả lời các câu hỏi dưới đây:

1. Những loại gió nào ảnh hưởng đến sự phân chia các mùa khí hậu ở nước ta?

2. Những tháng cuối năm, thời tiết ở miền Bắc khác với thời tiết ở miền Nam như thế nào?

3. Mô tả thời tiết nước ta trong thời gian mùa hạ.

Lời giải:

1. Các loại gió ảnh hưởng đến sự phân chia các mùa khí hậu ở nước ta: gió Đông Bắc và gió Tây Nam.

2. Những tháng cuối năm

- Miền Bắc: có mưa phùn ẩm ướt.

- Miền Nam: có thời tiết nóng khô.

3. Thời tiết nước ta trong thời gian mùa hạ

- Thời gian: từ tháng 5 đến tháng 10.

- Loại gió: gió Tây Nam hoạt động chủ yếu.

- Đặc điểm

+ Nhiệt độ cả nước đều cao, nhiệt độ trung bình các tháng thường trên 250C.

+ Lương mưa: thời gian này có mưa nhiều, chiếm 80% lượng mưa cả năm.

Câu 2 trang 49 Địa Lí 6: Quan sát biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của địa điểm A và địa điểm B, em hãy cho biết:

1. Ở mỗi địa điểm, tháng nào có nhiệt độ trung bình cao nhất? Tháng nào có nhiệt độ trung bình thấp nhất?

2. Dựa vào kiến thức đã học ở chương 2 SGK, cho biết địa điểm nào thuộc bán cầu Nam, địa điểm nào thuộc bán cầu Bắc?

Lời giải:

1. Nhận xét

Địa điểm

Nhiệt độ trung bình cao nhất

Tháng

Nhiệt độ trung bình thấp nhất

Tháng

A

320C

5

210C

1

B

200C

12

90C

6

2. Địa điểm A thuộc bán cầu Bắc, địa điểm B thuộc bán cầu Nam.

Câu 3 trang 50 Địa Lí 6: Cho bảng số liệu sau:

Bảng 15.1. Nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

Dựa vào bảng 15.1 để điền các thông tin vào bảng dưới đây:

Địa điểm

Hà Nội

TP. Hồ Chí Minh

Nhiệt độ trung bình năm (0C)

Tổng lượng mưa hàng năm (mm)

Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là bao nhiêu 0C?

Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất là bao nhiêu 0C?

Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng có nhiệt độ cao nhất và thấp nhất là bao nhiêu 0C?

Lượng mưa tháng cao nhất là bao nhiêu mm?

Lượng mưa tháng thấp nhất là bao nhiêu mm?

Hãy nhận xét nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có điểm nào giống nhau? Điểm nào khác nhau?

Lời giải:

Một số thông số về nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Địa điểm

Hà Nội

TP. Hồ Chí Minh

Nhiệt độ trung bình năm (0C)

26,0

27,0

Tổng lượng mưa hàng năm (mm)

1700

1984

Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là bao nhiêu 0C?

27,1

29,0

Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất là bao nhiêu 0C?

26,1

27,0

Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng có nhiệt độ cao nhất và thấp nhất là bao nhiêu 0C?

2,3

3,4

Lượng mưa tháng cao nhất là bao nhiêu mm?

208

338

Lượng mưa tháng thấp nhất là bao nhiêu mm?

71

3

Nhận xét

* Giống nhau

- Nền nhiệt độ cao, trên 250C.

- Lượng mưa trung bình nằm lớn, trên 1500mm.

* Khác nhau

- Hà Nội có lượng mưa tháng thấp nhất cao hơn TP. Hồ Chí Minh (71mm so với 3mm).

- Các chỉ số nhiệt độ trung bình năm, lượng mưa trung bình năm, tháng mưa lớn nhất, nhiệt độ trung bình tháng cao/thấp nhất của Hà Nội đều thấp hơn TP. Hồ Chí Minh.

Xem thêm lời giải sách bài tập Địa lí lớp 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 16: Thủy quyển. Vòng tuần hoàn nước. Nước ngầm, băng hà

Bài 17: Sông và hồ

Bài 18: Biển và đại dương

Bài 19: Lớp đất và các nhân tố chính hình thành đất. Một số nhóm đất điển hình

Bài 20: Sinh vật và sự phân bố của đới thiên nhiên. Rừng nhiệt đới

1 487 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: