Giải Lịch sử 9 Chủ đề 2 (Chân trời sáng tạo): Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long

Với giải bài tập Lịch sử 9 Chủ đề 2: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 9.

1 339 11/08/2024


Giải bài tập Lịch sử 9 Chủ đề 2: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long

Mở đầu trang 234 Chủ đề 2 Lịch Sử và Địa Lí 9: Châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long tuy có lịch sử hình thành khác nhau nhưng đều có những nét đặc sắc về văn hóa, được hun đúc và phát triển trên cơ sở văn minh của các dòng sông nơi hai vùng châu thổ hình thành. Vậy, những nét đặc sắc về văn hóa đó là gì? Hiện nay, biến đổi khí hậu ở hai vùng châu thổ này diễn ra ra sao và có tác động như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của hai vùng?

Trả lời:

- Châu thổ sông Hồng là một trong những cái nôi của nền văn minh lúa nước. Dấu ấn của nền văn minh này thể hiện qua những nét đặc sắc về văn hóa được lưu giữ qua nhiều thế hệ trở thành những di sản văn hoá.

- Trong quá trình khai khẩn, con người ở châu thổ sông Cửu Long đã thích ứng với thiên nhiên, tạo nên nền văn hoá sông nước đặc sắc.

- Hiện nay, biến đổi khí hậu đang gây ra nhiều tác động tiêu cực, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của 2 vùng.

Câu hỏi trang 234 Lịch Sử và Địa Lí 9: Hãy vẽ sơ đồ tư duy thể hiện những nét chính về văn hóa ở châu thổ sông Hồng. Em có nhận xét gì về nét sinh hoạt của cư dân xưa ở vùng này?

Trả lời:

Hãy vẽ sơ đồ tư duy thể hiện những nét chính về văn hóa ở châu thổ sông Hồng

Câu hỏi trang 235 Lịch Sử và Địa Lí 9: Hãy trình bày những nét chính về văn hóa ở châu thổ sông Cửu Long. Theo em, đặc trưng quan trọng trong văn hóa ở vùng này là gì?

Trả lời:

- Nét chính về văn hóa ở châu thổ sông Cửu Long:

+ Kiến trúc nhà nổi, buôn bán trên sông, nhiều điểm tập trung thành các chợ nổi như Cái Răng, Phụng Hiệp, Ngã Năm,...

+ Di chuyển bằng ghe, xuồng rất phổ biến.

+ Nét văn hoá ẩm thực ở châu thổ sông Cửu Long gắn liền với sản vật từ sông nước, lúa gạo, tiêu biểu là các loại mắm, cá khô,... và các loại bánh làm từ gạo.

+ Một số nghề thủ công tiêu biểu như nghề đóng ghe xuồng ở Hậu Giang, nghề làm bột gạo ở Sa Đéc (Đồng Tháp), nghề làm đường thốt nốt ở An Giang,...

- Tại châu thổ sông Cửu Long có rất nhiều lễ hội và nghệ thuật dân gian như lễ hội miếu Bà Chúa Xứ, lễ hội Nghinh Ông, lễ hội Chôl Chnăm Thmây, lễ hội Đua ghe Ngo, đặc biệt nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ đã được tổ chức UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá phi vật thể của thế giới.

- Đặc trưng quan trọng trong văn hóa ở vùng này là: Cuộc sống và hoạt động sản xuất của người dân châu thổ sông Cửu Long gắn liền với sông nước.

Câu hỏi trang 236 Lịch Sử và Địa Lí 9: Dựa vào bảng 2.1, bảng 2.2 và thông tin trong bài, hãy: Cho biết dưới sự ảnh hưởng của biển đổi khi hậu, nhiệt độ và lượng mưa thay đổi như thế nào ở hai vùng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long.

Dựa vào bảng 2.1, bảng 2.2 và thông tin trong bài hãy Cho biết dưới sự ảnh hưởng của biển đổi khi hậu

Trả lời:

♦ Thay đổi nhiệt độ và lượng mưa

- Biến đổi khí hậu làm cho nhiệt độ trung bình năm ở hai vùng châu thổ tăng khoảng 0,2C/thập kỉ. Đặc biệt những năm gần đây, từ năm 2011 đến năm 2018 nền nhiệt tăng mạnh nhất, lên tới 0,4°C. Mức tăng của nhiệt độ trung bình cũng khác nhau giữa các thời điểm trong năm.

- Biến đổi khí hậu làm lượng mưa trung bình năm ở hai vùng châu thổ có xu hướng tăng nhẹ với mức tăng 2,1% (giai đoạn 1958 - 2018) và biến động theo mùa.

Câu hỏi trang 236 Lịch Sử và Địa Lí 9: Dựa vào bảng 2.1, bảng 2.2 và thông tin trong bài, hãy: Trình bày các biểu hiện của hiện tượng thời tiết cực đoan, mực nước biển dâng ở hai vùng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long.

Dựa vào bảng 2.1, bảng 2.2 và thông tin trong bài hãy Trình bày các biểu hiện của hiện tượng thời tiết cực đoan

Trả lời:

- Các hiện tượng thời tiết cực đoan:

+ Biến đồi khí hậu làm gia tăng số ngày nắng nóng và hạn hán ở cả hai vùng châu thổ.

+ Các hiện tượng thời tiết cực đoan khác như bão, dông, lốc, mưa lớn, ... xuất hiện nhiều hơn, khó dự đoán và có cường độ lớn.

- Mực nước biển dâng

+ Biến đồi khí hậu làm cho mực nước biền dâng với xu hướng tăng trung bình 2,7 mm/năm.

+ Hai vùng châu thổ có vị trí giáp biển, lại có địa hình thấp nhất cả nước nên có nguy cơ ngập rất cao.

Câu hỏi trang 237 Lịch Sử và Địa Lí 9: Dựa vào thông tin trong bài, hãy nêu những tác động của biến đổi khí hậu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long.

Trả lời:

♦ Đối với phát triển kinh tế

- Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thu sản là ngành chịu tổn thất trực tiếp và nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, cụ thể:

+ Biến đổi khí hậu làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp; thay đổi thời vụ sản xuất, cơ cấu cây trồng, vật nuôi; phát sinh nhiều loại sâu bệnh mới, giảm năng suất nông sản ở cả hai vùng châu thổ.

+ Biến dổi khí hậu gây suy giảm da dạng sinh học, tăng nguy cơ cháy rừng; gây thiệt hại, làm giảm diện tích và sản lượng thuỷ sản.

- Công nghiệp và xây dựng: Biến đổi khí hậu phá huỷ các công trình xây dựng, nhà máy; thiếu nguồn nước và năng lượng cung cấp cho hoạt động sản xuất công nghiệp.

- Dịch vụ: Biến đổi khí hậu tàn phá nguồn tài nguyên, cơ sở hạ tầng; tác động bất lợi đến hoạt động của ngành dịch vụ, đặc biệt là du lịch.

♦ Đối với xã hội:

- Biến đổi khí hậu gây thiếu nước sinh hoạt trầm trọng, dịch bệnh gia tăng, tác động tiêu cực đến sức khoẻ con người.

- Biến đổi khí hậu làm mất địa bàn cư trú của người dân ven biển.

Câu hỏi trang 238 Lịch Sử và Địa Lí 9: Dựa vào bảng 2.3 và thông tin trong bài, hãy đề xuất một số biện pháp giúp giảm nhẹ, thích ứng với biến đổi khí hậu ở hai vùng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long.

Dựa vào bảng 2.3 và thông tin trong bài hãy đề xuất một số biện pháp giúp giảm nhẹ thích ứng với biến đổi khí hậu

Trả lời:

♦ Đối với vùng châu thổ sông Hồng:

- Biện pháp giảm nhẹ:

+ Phát triển công nghiệp xanh.

+ Nâng cao năng lực dự báo, vận hành các hồ chứa, đập xả trữ nước thuỷ điện, thuỷ lợi.

+ Tăng cường sử dụng năng lượng mới, giảm lượng khí nhà kính.

+ Tăng cường bảo vệ rừng, đa dạng sinh học.

+ Giáo dục và tăng cường nhận thức cộng đồng về biến đổi khí hậu.

- Biện pháp thích ứng:

+ Chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi thích ứng với nhiệt độ tăng cao.

+ Hạn chế phát thải công nghiệp.

+ Thay đổi thời vụ sản xuất (vụ đông).

+ Xây dựng các mô hình nông nghiệp xanh thích ứng với biến đổi khí hậu.

+ Điều tiết nguồn nước từ các công trình thuỷ điện ở thượng lưu.

♦ Đối với vùng châu thổ sông Cửu Long:

- Biện pháp giảm nhẹ:

+ Đẩy mạnh trồng rừng và tái tạo rừng, giảm lượng khí nhà kính.

+ Quy hoạch 3 tiểu vùng sinh thái: nước ngọt, nước lợ, nước mặn với ba trọng tâm: thuỷ sản-cây ăn quả-lúa.

+ Sử dụng nước tiết kiệm.

+ Tuyên truyền, giáo dục ý thức người dân về biến đổi khí hậu.

- Biện pháp thích ứng:

+ Xây dựng các công trình thuỷ lợi, chống xâm nhập mặn.

+ Chuyển đổi thời vụ sản xuất, sử dụng giống lúa chịu phèn, chịu hạn, chịu mặn.

+ Phát triển du lịch miệt vườn, sinh thái, sông nước gắn với các khu bảo tồn thiên nhiên.

+ Sử dụng các mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu: lúa-tôm, lúa-cá, trồng rừng ngập mặn.

+ Xây dựng hệ thống bờ ao, chống sạt lở bờ sông, biển.

Luyện tập 1 trang 239 Lịch Sử và Địa Lí 9: Hãy hoàn thành bảng thống kê về nét đặc sắc của văn hóa ở châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long theo mẫu dưới đây vào vở:

Văn hóa châu thổ sông Hồng

Văn hóa châu thổ sông Cửu Long

Đời sống vật chất

Đời sống tinh thần

Trả lời:

Văn hóa châu thổ sông Hồng

Văn hóa châu thổ sông Cửu Long

Đời sống vật chất

- Làng xã có tính quần cư và biệt lập. Một số làng chuyên về nghề thủ công

- Xây dựng nhà ở hài hòa với cảnh quan

- Bữa cơm hằng ngày có: cơm – rau – cá

- Trang phục của cư dân hướng đến sự thích ứng với thiên nhiên.

- Kiến trúc nhà nổi, buôn bán trên sông, nhiều điểm tập trung thành các chợ nổi như Cái Răng, Phụng Hiệp, Ngã Năm,...

- Di chuyển bằng ghe, xuồng rất phổ biến.

Đời sống tinh thần

- Văn hoá ẩm thực với các món ăn truyền thống gắn với đồng ruộng, lúa gạo;

- Các nghề thủ công truyền thống

- Các lễ hội độc đáo

- Các loại hình nghệ thuật, diễn xướng dân gian

- Nếp sống của cộng đồng dân cư và văn học dân gian truyền miệng

- Nét văn hoá ẩm thực ở châu thổ sông Cửu Long gắn liền với sản vật từ sông nước, lúa gạo

- Một số nghề thủ công

- Nhiều lễ hội và nghệ thuật dân gian.

- Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ

Luyện tập 2 trang 239 Lịch Sử và Địa Lí 9: Tóm tắt những biểu hiện của biến đổi khí hậu ở hai vùng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long.

Trả lời:

♦ Thay đổi nhiệt độ và lượng mưa

- Biến đổi khí hậu làm cho nhiệt độ trung bình năm ở hai vùng châu thổ tăng khoảng 0,2C/thập kỉ. Đặc biệt những năm gần đây, từ năm 2011 đến năm 2018 nền nhiệt tăng mạnh nhất, lên tới 0,4°C. Mức tăng của nhiệt độ trung bình cũng khác nhau giữa các thời điểm trong năm.

- Biến đổi khí hậu làm lượng mưa trung bình năm ở hai vùng châu thổ có xu hướng tăng nhẹ với mức tăng 2,1% (giai đoạn 1958 - 2018) và biến động theo mùa.

♦ Các hiện tượng thời kiết cực đoan và nước biển dâng

- Các hiện tượng thời tiết cực đoan:

+ Biến đồi khí hậu làm gia tăng số ngày nắng nóng và hạn hán ở cả hai vùng châu thổ.

+ Các hiện tượng thời tiết cực đoan khác như bão, dông, lốc, mưa lớn, ... xuất hiện nhiều hơn, khó dự đoán và có cường độ lớn.

- Mực nước biển dâng

+ Biến đồi khí hậu làm cho mực nước biền dâng với xu hướng tăng trung bình 2,7 mm/năm.

+ Hai vùng châu thổ có vị trí giáp biển, lại có địa hình thấp nhất cả nước nên có nguy cơ ngập rất cao.

Vận dụng 1 trang 239 Lịch Sử và Địa Lí 9: Những nét văn hóa truyền thống nào còn được lưu giữ trong đời sống của người Việt Nam hiện nay ở vùng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long?

Trả lời:

- Một số nét văn hóa truyền thống được lưu giữ trong đời sống của người Việt Nam hiện nay ở vùng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long:

+ Văn hoá ẩm thực gắn liền với sản vật từ sông nước, lúa gạo

+ Một số nghề thủ công

+ Các lễ hội và nghệ thuật dân gian.

+ …

Vận dụng 2 trang 239 Lịch Sử và Địa Lí 9: Hãy sưu tầm hình ảnh về những tác động của biến đổi khi hậu đối với hai vùng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long, sau đó chia sẻ với các bạn cùng lớp.

Trả lời:

Hãy sưu tầm hình ảnh về những tác động của biến đổi khi hậu đối với hai vùng châu thổ

Hình 1. Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long

Hãy sưu tầm hình ảnh về những tác động của biến đổi khi hậu đối với hai vùng châu thổ

Hình 2. Nước lũ dâng cao ở sông Hồng

Xem thêm Lời giải bài tập Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 22: Châu Á từ năm 1991 đến nay

Bài 23: Công cuộc Đổi mới từ năm 1991 đến nay

Bài 24: Cách mạng khoa học, kĩ thuật và xu thế toàn cầu hoá

Chủ đề 1: Đô thị: Lịch sử và hiện tại

Chủ đề 3: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

1 339 11/08/2024