Giải Lịch sử 9 Bài 12 (Chân trời sáng tạo): Mỹ La-tinh từ năm 1945 đến năm 1991
Với giải bài tập Lịch sử 9 Bài 12: Mỹ La-tinh từ năm 1945 đến năm 1991 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 9.
Giải bài tập Lịch sử 9 Bài 12: Mỹ La-tinh từ năm 1945 đến năm 1991
Câu hỏi trang 60 Lịch Sử 9: Hãy nêu những nét nổi bật về chính trị, kinh tế, xã hội của các nước Mỹ La-tinh giai đoạn 1945-1991.
Trả lời:
- Về chính trị: Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình chính trị nổi bật ở các nước Mỹ La-tinh là cuộc đấu tranh chống lại chế độ độc tài quân sự và sự can thiệp của Mỹ.
+ Sau thành công của cách mạng Cu-ba (1959), từ những năm 1960, phong trào chống chế độ độc tài quân sự, diễn ra mạnh mẽ ở Ni-ca-ra-goa; En Xa-va-do; Bô-li-vi-a; Vê-nê-du-ê-la; Chi-lê, ... Mỹ La-tinh được mệnh danh là "Lục địa bùng cháy".
+ Kết quả là chính quyền độc tài phản động ở nhiều nước bị lật đổ; chính quyền dân chủ được thành lập, tiến hành các chính sách cải cách tiến bộ.
- Sau khi giành độc lập, các nước Mỹ La-tinh bước vào thời kì xây dựng và phát triển kinh tế. Tuy đạt được nhiều thành tựu nhưng các nước Mỹ La-tinh cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, như:
+ Về kinh tế: Kinh tế phát triển không ổn định. Đầu những năm 1980, các nước lâm vào suy thoái, khủng hoảng, nợ nước ngoài tăng cao, lạm phát,...
+ Về xã hội: Người dân thường xuyên phải đối mặt với tình trạng khan hiếm hàng hoá, giá cả cao, thất nghiệp, khoảng cách giàu nghèo trong xã hội ngày càng lớn…
Câu hỏi trang 60 Lịch Sử 9: Hãy xác định trên hình 12.1 vị trí của các quốc gia xảy ra những cuộc cách mạng tiêu biểu trong giai đoạn này.
Trả lời:
Các quốc gia xảy ra những cuộc cách mạng tiêu biểu trong giai đoạn này là: Cu-ba; Ni-ca-ra-goa; En Xa-va-do; Bô-li-vi-a; Vê-nê-du-ê-la; Chi-lê, ...
Câu hỏi trang 61 Lịch Sử 9: Hãy lập bảng niên biểu về các sự kiện chính của cách mạng Cu-ba (1953-1959). Từ tư liệu 12.4, hãy cho biết người dân có thái độ như thế nào khi Chính quyền Ba-ti-xta (Batista) bị lật đổ, cách mạng Cu-ba thắng lợi.
Trả lời:
- Bảng niên biểu về các sự kiện chính của cách mạng Cu-ba (1953-1959):
Thời gian |
Sự kiện |
Tháng 3-1952 |
Chế độ độc tài quân sự của tướng Ba-ti-xta do Mỹ trợ giúp được thiết lập. |
Tháng 7-1953 |
Phi-đen Cát-xtơ-rô lãnh đạo 135 thanh niên yêu nước tấn công pháo đài Môn-ca-đa nhưng thất bại. |
Năm 1955 |
Phi-đen Cát-xtơ-rô bị trục xuất, phải chuyển sang Mê-hi-cô hoạt động. |
Tháng 11-1956 |
Phi-đen Cát-xtơ-rô cùng 81 chiến sĩ yêu nước trên tàu Gran-ma trở về Cu-ba, lập căn cứ địa và phát triển lực lượng. |
Năm 1958 |
Nghĩa quân tổng công kích xuống đồng bằng, giải phóng các đô thị và nhiều vùng ở nông thôn. |
1-1-1959 |
Chế độ độc tài Ba-ti-xta bị lật đổ. Cách mạng giành thắng lợi, nước Cộng hoà Cu-ba được thành lập |
- Bgười dân Cu-ba rất vui mừng, phấn khởi khi Chính quyền Ba-ti-xta (Batista) bị lật đổ, cách mạng Cu-ba thắng lợi.
Câu hỏi trang 61 Lịch Sử 9: Em có đánh giá gì về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Cu-ba? Theo em, thành tựu nào đảng chú ý nhất? Tại sao?
Trả lời:
- Nhận xét:
+ Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Cu-ba đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng; góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới.
+ Tuy nhiên, Đảng và Nhà nước Cu-ba còn chậm đề ra chính sách phù hợp để thoát khỏi tình trạng cấm vận của Mỹ và ứng phó với khủng hoảng kinh tế sau khi Liên Xô tan rã.
- Thành tựu nổi bật nhất của Cu-ba trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội là tỉ lệ người biết chữ cao nhất trong các nước Mỹ La-tinh (96%).
Luyện tập 1 trang 62 Lịch Sử 9: Hãy nêu những thành tựu và hạn chế trong quá trình xây dựng đất nước của các quốc gia khu vực Mỹ La-tinh trong giai đoạn 1945-1991.
Trả lời:
- Thành tựu: giành được độc lập, tự chủ, thành lập chính phủ dân chủ.
- Hạn chế: tình hình kinh tế không ổn định, đời sống người dân khó khăn.
Luyện tập 2 trang 62 Lịch Sử 9:Hãy vẽ đường thời gian thể hiện các sự kiện chính của cách mạng Cu-ba (1953- 1959)
Trả lời:
(*) Sơ đồ tham khảo:
Vận dụng trang 62 Lịch Sử 9: Việt Nam và Cu-ba là hai đất nước có mối quan hệ khăng khít trong lịch sử. Hãy tìm hiểu những thông tin về mối quan hệ Việt Nam-Cu-ba và viết một đoạn văn ngắn về mối quan hệ này.
Trả lời:
Có thể nói, trong lịch sử thế giới đương đại, hiếm có mối quan hệ nào đặc biệt như quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Cuba. Mối quan hệ tốt đẹp này đã được các nhà lãnh tụ cách mạng tiền bối José Martí, Fidel Castro, Hồ Chí Minh, cũng như các thế hệ lãnh đạo Cuba và Việt Nam dày công vun đắp. Chính Anh hùng dân tộc José Martí là người đầu tiên gieo mầm cho những tình cảm thân thiết giữa Việt Nam - Cuba và nhân dân hai nước qua tác phẩm “Một cuộc dạo chơi trên mảnh đất những người An Nam” đăng trên Tạp chí “Tuổi vàng” dành cho thiếu nhi Cuba từ cuối thế kỷ XIX. Tổng Tư lệnh cách mạng Cuba Fidel Castro - người học trò và cũng là người kế tục xuất sắc nhất tư tưởng của Anh hùng dân tộc José Martí - đã khẳng định, Việt Nam và Cuba tuy về mặt địa lý cách nhau nửa vòng trái đất, nhưng có rất nhiều điểm chung. Theo Tổng Tư lệnh Fidel Castro, tình hữu nghị anh em giữa hai nước đã được sinh ra và lớn lên trong tương đồng lịch sử của hai dân tộc cùng đấu tranh chống kẻ thù chung.
Trong suốt hơn nửa thế kỷ qua, kể từ ngày hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao (năm 1960), hai dân tộc Việt Nam - Cuba đã luôn kề vai sát cánh trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ở mỗi nước.
Việt Nam mãi mãi ghi nhớ với lòng biết ơn sâu sắc về sự ủng hộ mạnh mẽ và giúp đỡ chí tình mà Đảng Cộng sản và nhân dân Cuba anh em đã dành cho nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Tình đoàn kết thủy chung, trong sáng, đầy tinh thần quốc tế cao cả đó của Cuba được thể hiện vô cùng sinh động trong những câu nói bất hủ của Tổng Tư lệnh Fidel Castro: “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình”, “Trong hòa bình, Cuba sẵn sàng đổ mồ hôi để góp phần xây dựng lại Việt Nam mười lần to đẹp hơn như Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong muốn”. Về phần mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng khẳng định: “Việt Nam và Cuba cách xa nhau hàng vạn dặm nhưng lòng dân hai nước gần gũi như anh em một nhà” (1). Thực hiện di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các thế hệ lãnh đạo và nhân dân Việt Nam luôn khẳng định: “Đoàn kết, ủng hộ Cuba là lương tâm và trách nhiệm của những người cộng sản và toàn thể nhân dân Việt Nam!”.
Xem thêm Lời giải bài tập Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 13: Một số nước ở châu Á từ năm 1945 đến năm 1991
Bài 15: Những năm đầu Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1950)
Bài 16: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi (1951 – 1954)
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Văn mẫu 9 - Chân trời sáng tạo
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 9 – Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 9 - Chân trời sáng tạo
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 9 – Chân trời sáng tạo
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn 9 – Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Toán 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Toán 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Anh 9 - Friends plus
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh lớp 9 Friends plus đầy đủ nhất
- Trọn bộ Ngữ pháp Tiếng Anh 9 Friends plus đầy đủ nhất
- Giải sbt Tiếng Anh 9 – Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tin học 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tin học 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Công nghệ 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Giáo dục công dân 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 – Chân trời sáng tạo