Giải Lịch sử 9 Bài 16 (Chân trời sáng tạo): Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi (1951 – 1954)

Với giải bài tập Lịch sử 9 Bài 16:  Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi (1951 – 1954) sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 9.

1 237 11/08/2024


Giải bài tập Lịch sử 9 Bài 16: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi (1951 – 1954)

Mở đầu trang 81 Bài 16 Lịch Sử 9: Vì sao cụm từ “Điện Biên Phủ Việt Nam” đã trở thành niềm tự hào của nhiều dân tộc đang đấu tranh chống áp bức trên thế giới lúc bấy giờ?

Trả lời:

- Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những đỉnh cao chói lọi, một kỳ tích vẻ vang của thời đại Hồ Chí Minh. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng vĩ đại nhất, giáng đòn quyết định tạo bước ngoặt lịch sử làm thay đổi hẳn cục diện chiến tranh giữa ta và địch. Chiến thắng này cũng là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

Câu hỏi trang 81 Lịch Sử 9: Hãy trình bày những thắng lợi trên mặt trận chính trị, kinh tế, văn hóa giáo dục của Việt Nam trong giai đoạn 1951-1953. Em có đồng ý với quan điểm cho rằng Tầm vóc vĩ đại của cuộc kháng chiến toàn dân đã tạo nền tảng cho một thời kì nở rộ của văn chương và nghệ thuật? Tại sao?

Trả lời:

♦ Thắng lợi trên mặt trận chính trị:

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 2 - 1951) họp, quyết định đưa Đảng trở lại hoạt động công khai với tên gọi là Đảng Lao động Việt Nam.

- Đại hội Chiến sĩ thi đua toàn quốc (1952).

♦ Thắng lợi trên mặt trận kinh tế:

- Phong trào thi đua sản xuất lập công, vận động sản xuất và thực hành tiết kiệm được triển khai rộng khắp góp phần tăng cường tiềm lực vật chất cho cuộc kháng chiến.

- Quốc hội thông qua Luật cải cách ruộng đất, thực hiện giảm tô ở các vùng tự do.

♦ Thắng lợi trên mặt trận văn hóa:

- Tiến hành cải cách giáo dục phổ thông theo hướng “phục vụ kháng chiến kiến quốc".

- Hệ thống trường chuyên nghiệp phát triển, trong đó có trường Mĩ thuật.

- Nền văn học, nghệ thuật cách mạng đạt được nhiều thành tựu với nhiều tác phẩm phản ánh về cuộc kháng chiến của dân tộc.

♦ Phát biểu ý kiến về nhận định:

- Em đồng ý với quan điểm cho rằng Tầm vóc vĩ đại của cuộc kháng chiến toàn dân đã tạo nền tảng cho một thời kì nở rộ của văn chương và nghệ thuật.

- Giải thích:

+ Trong thời kì 1945-1954, nền văn chương và nghệ thuật của Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, điều này được thể hiện thông qua nhiều phương diện, như: chủ đề phong phú, nhiều đề tài để phản ánh lòng tự hào về đất nước, dân tộc, sự vĩ đại của con người Việt Nam trong kháng chiến, sự tin tưởng vào sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng,... tạo cảm hứng cho các nhà văn, nhà thơ, hoạ sĩ,... tạo nên một thời kì thăng hoa của văn học và nghệ thuật.

+ Cuộc kháng chiến toàn dân đã tạo nên những thành tựu kì diệu về văn học - nghệ thuật trong thời kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), tạo điều kiện cho thời kì nở rộ của văn chương và nghệ thuật cách mạng với nhiều tác phẩm đỉnh cao sống mãi với thời gian. Tiêu biểu như: "Trường ca Sông Lô" (1947) của nhạc sĩ Văn Cao; “Tây Tiến" (1948) của nhà thơ Quang Dũng, “Sáng tháng Năm" (1951) của nhà thơ Tố Hữu,... Hội hoạ kháng chiến đi vào lịch sử với những danh hoa nổi tiếng như Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cần, Nguyễn Đỗ Cung, Phan Kế An, Dương Bích Liên, Nguyễn Sáng,...

Câu hỏi trang 83 Lịch Sử 9: Dựa vào lược đồ 16.2, 16.3 và thông tin trong bài, hãy mô tả chiến thắng của quân dân Việt Nam trong cuộc Tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954.

Dựa vào lược đồ 16.2, 16.3 , hãy mô tả chiến thắng của quân dân Việt Nam trong cuộc Tiến công chiến lược Đông-Xuân

Trả lời:

- Cuộc Tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954

+ Trước tình hình mới, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã đề ra Kế hoạch tác chiến Đông-Xuân 1953-1954. Phương hướng chiến lược là tấn công một số địa bàn có tầm quan trọng về chiến lược mà quân Pháp tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai và buộc chúng phải phân tán lực lượng đối phó.

+ Từ tháng 12/1953 – tháng 2/1954, quân chủ lực Việt Nam đã tấn công nhiều nơi, như: Lai Châu, Trung Lào, Thượng Lào, Tây Nguyên… Kết quả: Pháp buộc phải phân tán lực lượng thành năm nơi tập trung quân là: đồng bằng Bắc Bộ, Điện Biên Phủ, Xê-nô, Luông Pha-bang, Plây-ku.

=> Ý nghĩa: Những thắng lợi của quân dân Việt Nam trong Đông-Xuân 1953-1954 đã bước đầu làm phá sản kế hoạch Na-va của Pháp và can thiệp Mỹ.

- Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)

+ Từ cuối năm 1953, thực dân Pháp được Mỹ giúp sức đã xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm kiên cố ở Đông Dương.

+ Đầu tháng 12-1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ và thông qua phương án tác chiến là “đánh nhanh, thắng nhanh”. Tuy nhiên, sau khi đánh giá tình hình lực lượng giữa hai bên, phương án tác chiến đã được chuyển sang ”đánh chắc, tiến chắc”. Công tác chuẩn bị cho chiến dịch được xúc tiến khẩn trương với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

+ Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra từ ngày 13-3 đến ngày 7-5-1954 và chia làm ba đợt.

▪ Đợt 1, từ ngày 13/3 đến 17/3/1954: quân dân Việt Nam tiến công tiêu diệt các căn cứ Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc.

▪ Đợt 2, từ ngày 30/3 đến 26/4/1954: quân dân Việt Nam tiến công các cứ điểm phía đông phân khu Trung tâm Mường Thanh.

▪ Đợt 3, từ ngày 1/5 đến 7/5/1954: quân dân Việt Nam tiến công khu Trung tâm Mường Thanh và phân khu Nam. 7/5/1954, toàn bộ Ban Tham mưu của Pháp phải đầu hàng.

=> Ý nghĩa: đập tan Kế hoạch Na-va, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương, tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh ngoại giao giành thắng lợi. Chiến thắng này cũng là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

Câu hỏi trang 83 Lịch Sử 9: Vì sao Điện Biên Phủ trở thành điểm quyết chiến chiến lược của thực dân Pháp trong chiến tranh Đông Dương?

Trả lời:

- Theo đánh giá của Pháp và Mĩ: thì Điện Biên Phủ “là một vị trí chiến lược quan trọng chẳng những đối với chiến trường Đông Dương mà còn đối với miền Đông Nam Á – một trục giao thông nối liền các miền biên giới Lào, Thái Lan, Myanma và Trung Quốc”. Đó là “một cái chìa khóa để bảo vệ Thượng Lào”, một “bàn xoay” có thể xoay đi bốn phía Việt Nam, Lào, Myanma, Trung Quốc. Từ Điện Biên Phủ, quân Pháp có thể bảo vệ được Lào, rồi từ đó đánh chiếm lại các vùng đã mất ở Tây Bắc trong những năm 1950 – 1953 và tạo điều kiện thuận lợi để tiêu diệt các sư đoàn chủ lực của Việt Nam tại đây. Mặt khác đây còn là một căn cứ không quân, lục quân lợi hại, phục vụ cho chính sách xâm lược của Mỹ ở Đông Nam Á.

+ Pháp và Mĩ cho rằng, khi mở cuộc chiến đấu tại Điện Biên Phủ, phía Việt Nam sẽ không thể khắc phục được hạn chế trong công tác hậu cần (vận chuyển thủ công lương thực, thực phẩm, vũ khí, đạn dược, thuốc men,… qua địa hình đèo cao, vực sâu hiểm trở của vùng Tây Bắc).

=> Với những tính toán như vậy, nên khi kế hoạch Na-va bước đầu bị phá sản, thực dân Pháp đã chọn Điện Biên Phủ để xây dựng tập đoàn cứ điểm mạnh nhất ở Đông Dương.

Câu hỏi trang 85 Lịch Sử 9: : Theo em, thắng lợi quan trọng nhất trên mặt trận ngoại giao của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ở Hội nghị Giơ-ne-vơ là gì?

Trả lời:

- Thắng lợi quan trọng nhất trên mặt trận ngoại giao của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ở Hội nghị Giơ-ne-vơ là: buộc Pháp kí văn bản thừa nhận rút quân, chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương, tạo cơ sở pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương.

Câu hỏi trang 86 Lịch Sử 9: Tại sao cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam thắng lợi? Thắng lợi đó có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

Trả lời:

Nguyên nhân thắng lợi

- Nguyên nhân khách quan:

+ Tinh thần đoàn kết của ba nước Đông Dương.

+ Sự đồng tình, giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, nhân loại tiến bộ….

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.

+ Tinh thần đoàn kết của toàn dân trong chiến đấu và sản xuất.

+ Sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Hồ Chí Minh với đường lối đúng đắn.

+ Có hệ chống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước, mặt trận dân tộc thống nhất được củng cố, hậu phương lớn mạnh...

Ý nghĩa lịch sử

- Đối với Việt Nam: Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị của thực dân Pháp trong gần một thế kỉ ở Việt Nam

- Đối với quốc tế:

+ Giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, nô dịch của chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

+ Góp phần xóa bỏ chủ nghĩa thực dân cũ, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

Luyện tập 1 trang 87 Lịch Sử 9: Năm 1953, Pháp và Mỹ thực hiện kế hoạch Na-va nhằm mục tiêu gì Đảng và Chính phủ Việt Nam đã chủ động đối phó như thế nào? Hãy nêu và nhận xét kết quả.

Trả lời:

- Năm 1953, Pháp và Mỹ thực hiện kế hoạch Na-va nhằm mục tiêu: trong vòng 18 tháng sẽ giành thắng lợi quân sự quyết định để kết thúc chiến tranh trong danh dự

- Sự chủ động đối phó của Đảng và Chính phủ Việt Nam:

+ Mở các cuộc tiến công chiến lược trong Đông – xuân 1953-1954

+ Mở chiến dịch Điện Biên Phủ.

- Kết quả và ý nghĩa:

+ Những thắng lợi của quân dân Việt Nam trong Đông-Xuân 1953-1954 đã bước đầu làm phá sản kế hoạch Na-va của Pháp và can thiệp Mỹ.

+ Với thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ, kế hoạch Na-va của thực dân Pháp đã phá sản hoàn toàn.

Luyện tập 2 trang 87 Lịch Sử 9: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) của nhân dân Việt Nam kết thúc với những thắng lợi nào? Hãy lập sơ đồ tư duy về những thắng lợi ấy và nêu ý nghĩa.

Trả lời:

(*) Tham khảo:

- Sơ đồ 1: chiến thắng Điện Biên Phủ

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) của nhân dân Việt Nam kết thúc với những thắng lợi nào

- Sơ đồ 2: Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) của nhân dân Việt Nam kết thúc với những thắng lợi nào

Vận dụng trang 87 Lịch Sử 9: Dựa vào thông tin trong bài kết hợp quan sát tư liệu 16.6 , hãy đóng vai một nhân vật được thể hiện trong bức tranh, sau đó viết một bức thư mô tả không khí ra trận của toàn dân trong chiến dịch Điện Biên Phủ gửi đến thế hệ sau.

Dựa vào thông tin trong bài , hãy đóng vai một nhân vật được thể hiện trong bức tranh

Trả lời:

(*) Tham khảo:

Chào các cháu học sinh lớp 9…. trường THCS…..

Thật hân hạnh cho ông khi ngày hôm nay được hồi tưởng và kể lại cho các cháu nghe về những chiến công oanh liệt của dân tộc Việt Nam ta, trong đó có chiến dịch Điện Biên Phủ - chiến công rực rỡ mà ông đã từng tham gia.

Đã 70 năm trôi qua nhưng ông vẫn còn nhớ như in không khí ra trận của toàn dân ngày hôm ấy. Sau khi nhận được thông tin Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, nhằm tiêu diệt lực lượng địch ở đây, giải phóng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào; giành thắng lợi quyết định, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao để kết thúc chiến tranh, toàn bộ lực lượng chiến sĩ sẵn sàng đứng lên tham gia cuộc đấu tranh bất khuất này của dân tộc.

Bằng tinh thần dũng cảm, lòng yêu nước bất khuất, nhân dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 128.200 quân địch, thu 19.000 súng, bắn rơi và phá huỷ 162 máy bay, giải phóng nhiều vùng rộng lớn trong cả nước, riêng tại mặt trận Điện Biên Phủ, loại khỏi vòng chiến đấu 16.200 địch, bắn rơi và phá huỷ 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí và đồ dùng quân sự.

Những con số đó không chỉ thể hiện số lượng thành tích mà nhân dân ta đã là được trong chiến dịch mà nó còn thể hiện được ý chí quyết tâm bảo vệ nền độc lập của dân tộc to lớn biết nhường nào.

Ông hi vọng rằng các cháu – thế hệ trẻ của Việt Nam cố gắng học tập chăm chỉ, giúp đỡ gia đình, đóng góp thật nhiều cho sự phát triển của xã hội nhé.

Xem thêm Lời giải bài tập Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 17: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1965

Bài 18: Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1975

Bài 19: Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1991

Bài 20: Trật tự thế giới mới từ năm 1991 đến nay

Bài 21: Liên bang Nga và nước Mỹ từ năm 1991 đến nay

1 237 11/08/2024