Giải Lịch sử 9 Chủ đề 1 (Chân trời sáng tạo): Đô thị: Lịch sử và hiện tại

Với giải bài tập Lịch sử 9 Chủ đề 1: Đô thị: Lịch sử và hiện tại sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 9.

1 390 11/08/2024


Giải bài tập Lịch sử 9 Chủ đề 1: Đô thị: Lịch sử và hiện tại

Câu hỏi trang 227 Lịch Sử và Địa Lí 9: Đô thị có vai trò như thể nào đối với sự phát triển vùng?

Trả lời:

- Đô thị là trung tâm kinh tế của vùng:

+ Tạo động lực phát triển kinh tế vùng.

+ Làm thay đổi cơ cấu ngành nghề, góp phần làm tăng năng suất lao động và cải thiện đời sống

người dân trong vùng.

+ Tăng tính liên kết trong hoạt động sản xuất, trao đổi, buôn bán giữa các địa phương trong vùng.

- Đô thị là trung tâm chính trị - văn hóa – giáo dục của vùng:

+ Tác động đến quản trị cả vùng.

+ Thúc đẩy hoạt động giao lưu, bào tồn, phát huy các giá trị văn hóa vùng.

+ Cung cấp nguồn nhân lực được đào tạo, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội- môi trường của các địa phương trong vùng.

Câu hỏi trang 229 Lịch Sử và Địa Lí 9: Hãy mô tà quá trình đô thị hóa thời kì xã hội công nghiệp và hậu công nghiệp.

Trả lời:

* Quá trình đô thị hóa thời xã hội công nghiệp:

- Xã hội công nghiệp hình thành đầu tiên trên thế giới ở châu Âu vào thế kỉ XVIII, gắn với cách mạng công nghiệp.

- Trong nhiều thế kỉ, hầu hết cư dân châu Âu sống ở các vùng nông thôn. Sau năm 1800, do sự phát triển của hệ thống các nhà máy công nghiệp đã dẫn đến sự chuyển dịch trong cơ cấu dân cư.

- Vào đầu thế kỉ XX, các đô thị hiện đại (metropolis), quy mô lớn, đông dân cư được quy hoạch, có hệ thống giao thông dồng bộ, bắt đầu xuất hiện và phát triển nhanh ở phương Tây.

* Quá trình đô thị hóa thời xã hội hậu công nghiệp:

- Số dân và tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh nhưng khác nhau ở các nước phát triển và đang phát triển.

+ Ở các nước phát triển, quá trình đô thị hóa đã ổn định nên số dân thành thị tăng chậm lại.

+ Quá trình đô thị hoa diễn ra ở các nước đang phát triển gắn với sự gia tăng nhanh chóng của dân số trong các siêu đô thị.

- Sự mở rộng về không gian đô thị: quy mô các đô thị phát triển mở rộng thành vùng đô thị; các dải đô thị hay hành lang đô thị

- Sự xuất hiện các đô thị vệ tinh tại các vùng ngoại ô xung quanh những thành phố lớn được quy hoạch với các dịnh hướng và chức năng riêng

- Sự ra đời của các đô thị thông minh, đô thị xanh

Câu hỏi trang 229 Lịch Sử và Địa Lí 9: Dựa vào tư liệu 1.10 và hình 1.11, hãy nêu nhận xét về tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam.

Dựa vào tư liệu 1.10 và hình 1.11 hãy nêu nhận xét về tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam

Trả lời:

- Đô thị hóa ở Việt Nam diễn ra sớm, gắn liền với những biến động của lịch sử đất nước.

- Đô thị hóa và sự phát triển của đô thị trở thành động lực thúc đẩy phát triển nền kinh tế quốc gia và các vùng kinh tế.

- Tốc độ dô thị hoá ở nước ta diễn ra nhanh, tăng cả về dân số, mạng lưới đô thị và chất lượng cơ sở hạ tầng, kĩ thuật.

- Sự phát triển đô thị diễn ra không đều giữa các vùng, so với các nước trong khu vực và trên thế giới, tỉ lệ dân thành thị và trình độ đô thị hoá nước ta còn thấp.

Câu hỏi trang 232 Lịch Sử và Địa Lí 9: Quá trình đô thị hóa có tác động như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội?

Trả lời:

- Đối với sự phát triển kinh tế:

+ Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.

+ Tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.

+ Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng.

+ Cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật hiện đại; có sức hút vốn đầu tư trong và ngoài nước

- Đối với đời sống xã hội:

+ Thay đổi đặc điểm dân số và phân bố dân cư

+ Có khả năng tạo chênh lệch thu nhập, khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng.

+ Gây sức ép hạ tầng nhà ở và các dịch vụ xã hội như: giáo dục, y tế,…

Luyện tập 1 trang 233 Lịch Sử và Địa Lí 9: Hãy liệt kê một số vai trò của đô thị đối với sự phát triển vùng.

Trả lời:

- Đô thị là trung tâm kinh tế của vùng:

+ Tạo động lực phát triển kinh tế vùng.

+ Làm thay đổi cơ cấu ngành nghề, góp phần làm tăng năng suất lao động và cải thiện đời sống người dân trong vùng.

+ Tăng tính liên kết trong hoạt động sản xuất, trao đổi, buôn bán giữa các địa phương trong vùng.

- Đô thị là trung tâm chính trị - văn hóa – giáo dục của vùng:

+ Tác động đến quản trị cả vùng.

+ Thúc đẩy hoạt động giao lưu, bào tồn, phát huy các giá trị văn hóa vùng.

+ Cung cấp nguồn nhân lực được đào tạo, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội- môi trường của các địa phương trong vùng.

Luyện tập 2 trang 233 Lịch Sử và Địa Lí 9: Hãy hoàn thành bàng về quá trình đô thị hóa ở xã hội công nghiệp và xã hội hậu công nghiệp theo mẫu đưới đây:

Xã hội công nghiệp

Xã hội hậu công nghiệp

Biểu hiện của quá trình đô thị hoá

Trả lời:

Biểu hiện

Xã hội công nghiệp

Xã hội hậu công nghiệp

Quá trình đô thị hóa và tỉ lệ dân thành thị

- Ở các nước phát triển:

+ Quá trình đô thị hóa diễn ra sớm;

+ Dân số thành thị tăng nhanh.

- Ở các nước đang phát triển:

+ Quá trình đô thị hóa ở giai đoạn đầu.

+ Dân số thành thị còn ở mức thấp.

- Ở các nước phát triển:

+ Quá trình đô thị hóa chậm lại.

+ Dân số thành thị tăng chậm.

- Ở các nước đang phát triển:

+ Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh.

+ Dân số thành thị tăng nhanh.

Quy mô

Quy mô đô thị có xu hướng tăng lên

Quy mô các đô thị phát triển mở rộng thành vùng đô thị, dải siêu đô thị.

Hoạt động kinh tế

Đô thị gắn với sản xuất công nghiệp và dịch vụ

Hoạt động kinh tế của đô thị tập trung vào công nghiệp hiện đại và kinh tế tri thức.

Hướng phát triển

Đô thị phát triển thiếu kiểm soát

Đô thị phát triển theo xu hướng đô thị xanh, đô thị thông minh

Vận dụng trang 233 Lịch Sử và Địa Lí 9: Hãy chọn và sưu tầm thông tin về 5 đô thị hiện đại trên thế giới tương ứng với 5 châu lục: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ và châu Đại Dương.

Trả lời:

(*) Tham khảo:

- Tokyo (Nhật Bản): Nhiều người có thể nhìn thấy vẻ đẹp của Tokyo qua những tòa nhà chọc trời trong khi những người khác thấy hứng thú với những ngôi chùa cổ kính và đền thờ Phật giáo. Sự lãng mạn của Tokyo vào ban đêm cũng thu hút nhiều du khách. Mùa xuân đầy hoa anh đào hay những ngọn núi phủ đầy tuyết vào mùa đông ở Tokyo cũng đáng để du khách đến và trải nghiệm.

- Washington D.C. (Mỹ): Thủ đô của Mỹ gây choáng ngợp với phong cảnh thiên nhiên và các điểm tham quan lịch sử nổi tiếng. Đài tưởng niệm Lincoln là điểm đến phổ biến ở đây, được trang trí với pha lê và cây cối xung quanh tuyệt đẹp. Washington D.C. cũng có nhiều bảo tàng thú vị, phòng trưng bày nghệ thuật, nhà hàng và khách sạn sang trọng.

- Berlin (Đức): Nghệ thuật đặc sắc, kiến trúc ấn tượng, không khí sôi động và các địa danh lịch sử là điều khiến Berlin trở nên thu hút. Du khách có thể khám phá một loạt các phong cách kiến trúc từ Baroque đến Romanesque, Renaissance, Gothic... trong các thánh đường, bảo tàng, lâu đài, khách sạn, phòng trưng bày nghệ thuật và thậm chí cả các tòa nhà dân cư của thành phố. Tất cả khách du lịch từ sinh viên đến nhà thám hiểm, người yêu lịch sử và người yêu ẩm thực đều bị thu hút bởi một thứ gì đó nơi đây. Đối với những người yêu thích bia, Berlin như một thiên đường

- Cairo (Ai Cập), Cairo là địa điểm du lịch Ai Cập nổi tiếng gắn liền với những di sản văn hóa và lịch sử, nhất là ba Kim tự tháp Giza - một trong bảy kỳ quan cổ đại của thế giới. Ngoài ra, Cairo còn có Bảo tàng Ai Cập, phố cổ và nhiều di tích, kiến trúc cổ đại khác. Thành phố cũng nổi tiếng với phong cách kiến trúc pha trộn giữa các nền văn hóa, từ kiến trúc cổ đại Ai Cập đến kiến trúc Hồi giáo và các phong cách kiến trúc khác theo thời gian. Cairo cũng là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của Ai Cập, đem lại sức hấp dẫn cho hàng triệu du khách từ khắp nơi trên thế giới. Thủ đô nổi tiếng với cảnh quan đẹp mắt, sầm uất và ẩm thực đa dạng, phong phú.

- Sydney (Úc), Nằm ở phía Đông Nam nước Úc, Sydney từ nhiều năm nay được xem là một trong những thành phố đáng sống nhất thế giới, thành phố xinh đẹp nhất nước Úc. Được thành lập vào năm 1788, hiện nay Sydney nhộn nhịp có đến 4.5 triệu dân cư sinh sống, đồng thời cũng được xem là trung tâm kinh tế văn hóa của Úc.

Xem thêm Lời giải bài tập Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 22: Châu Á từ năm 1991 đến nay

Bài 23: Công cuộc Đổi mới từ năm 1991 đến nay

Bài 24: Cách mạng khoa học, kĩ thuật và xu thế toàn cầu hoá

Chủ đề 2: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long

Chủ đề 3: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

1 390 11/08/2024