Giải Lịch sử 9 Bài 22 (Chân trời sáng tạo): Châu Á từ năm 1991 đến nay

Với giải bài tập Lịch sử 9 Bài 22: Châu Á từ năm 1991 đến nay sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 9.

1 174 11/08/2024


Giải bài tập Lịch sử 9 Bài 22: Châu Á từ năm 1991 đến nay

Câu hỏi trang 117 Lịch Sử 9: Hãy trình bày tình hình phát triển kinh tế của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc từ năm 1991 đến nay? Em có nhận xét gì về chiến lược phát triển kinh tế của Trung Quốc được thể hiện qua tư liệu 22.1?

Hãy trình bày tình hình phát triển kinh tế của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc từ năm 1991 đến nay

Trả lời:

♦ Tình hình kinh tế của các nước Đông Bắc Á:

- Trung Quốc:

+ Có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất, đặc biệt là từ sau khi gia nhập WTO vào năm 2001.

+ Năm 2010, Trung Quốc vượt qua Nhật Bản trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới (sau Mỹ).

- Nhật Bản:

+ Nhật Bản là một trong các trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.

+ Nền kinh tế của quốc gia này lâm vào suy thoái vào cuối thế kỉ XX nhưng bắt đầu tăng trưởng trở lại từ năm 2000 đến nay.

- Hàn Quốc: Sau khi trải qua khủng hoảng kinh tế tài chính châu Á năm 1997, kinh tế Hàn Quốc khôi phục, phát triển mạnh và vững chắc.

♦ Nhận xét về chiến lược phát triển kinh tế của Trung Quốc: sự chuyển dịch trong chiến lược phát triển kinh tế của Trung Quốc là phù hợp với xu thế phát triển của thế giới hiện nay.

Câu hỏi trang 118 Lịch Sử 9: Từ năm 1991 đến nay, tình hình xã hội Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc có điều gì đáng chú ý? Dựa vào tư liệu 22.3, hãy xác định nét đặc trưng của xã hội Nhật Bản hiện đại.

:  Từ năm 1991 đến nay, tình hình xã hội Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc có điều gì đáng chú ý

Trả lời:

♦ Tình hình xã hội của các nước Đông Bắc Á:

- Nền kinh tế thịnh vượng đã tạo ra sự ổn định xã hội, thu nhập của người dân tăng nhanh, các chương trình phúc lợi được mở rộng,...

- Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, xã hội của các nước Đông Bắc Á đã chứng tỏ được những giá trị văn hoa truyền thống, mang những nét đặc trưng riêng của cộng đồng.

- Các nước cũng phải đối phó với một số khó khăn, như:

+ Ở Trung Quốc: sự phân hoá giàu nghèo sâu sắc; tình trạng tham nhũng,…

+ Ở Nhật Bản: tình trạng già hóa dân số

+ Ở Hàn Quốc: vấn đề việc làm; tình trạng tham nhũng,…

♦ Nét đặc trưng của xã hội Nhật Bản hiện đại: có sự kết hợp hài hòa giữa các giá trị văn hóa truyền thống với hiện đại; con người là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển của quốc gia.

Câu hỏi trang 119 Lịch Sử 9: Hãy nêu các sự kiện quan trọng đánh dấu quá trình phát triển của ASEAN từ năm 1991 đến nay.

Trả lời:

Các sự kiện quan trọng đánh dấu quá trình phát triển của ASEAN từ năm 1991 đến nay

- Năm 1995, Việt Nam gia nhập ASEAN.

- Năm 1997, Lào, Mi-an-ma gia nhập ASEAN; Thông qua “Tầm nhìn ASEAN 2020".

- Năm 1999, Cam-pu-chia gia nhập ASEAN.

- Năm 2003, Việt Nam lần đầu tổ chức thế vận hội khu vực (SEA Games).

- Năm 2004, Thông qua kế hoạch xây dựng ba trụ cột trong hợp tác.

- Năm 2015, Cộng đồng ASEAN được thành lập.

Câu hỏi trang 119 Lịch Sử 9: Tại sao Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) là một thành tựu quan trọng của tiến trình hợp tác khu vực?

Tại sao Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) là một thành tựu quan trọng của tiến trình hợp tác

Trả lời:

Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) là một thành tựu quan trọng của tiến trình hợp tác khu vực, vì:

+ DOC là cụ thể hóa tính thống nhất của cộng đồng các quốc gia trong khu vực.

+ Cam kết DOC đã đảm bảo cho sự thành công của ba trụ cột trong hợp tác khu vực, đặc biệt là an ninh và hoà bình ở Biển Đông.

Luyện tập 1 trang 120 Lịch Sử 9: Hãy nêu nhận xét về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc giai đoạn 1991 2021. Theo em, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc cần ưu tiên giải quyết vấn đề nào trong các thách thức mà xã hội đang đối mặt? Tại sao?

Trả lời:

♦ Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước:

- Trung Quốc:

+ Có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất, đặc biệt là từ sau khi gia nhập WTO vào năm 2001.

+ Năm 2010, Trung Quốc vượt qua Nhật Bản trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới (sau Mỹ).

- Nhật Bản:

+ Nhật Bản là một trong các trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.

+ Nền kinh tế của quốc gia này lâm vào suy thoái vào cuối thế kỉ XX nhưng bắt đầu tăng trưởng trở lại từ năm 2000 đến nay.

- Hàn Quốc: Sau khi trải qua khủng hoảng kinh tế tài chính châu Á năm 1997, kinh tế Hàn Quốc khôi phục, phát triển mạnh và vững chắc.

♦ Các vấn đề xã hội mà các nước cần quan tâm giải quyết:

- Trung Quốc: sự phân hoá giàu nghèo sâu sắc; tình trạng tham nhũng,…

- Nhật Bản: tình trạng già hóa dân số

- Hàn Quốc: vấn đề việc làm; tình trạng tham nhũng,…

Luyện tập 2 trang 120 Lịch Sử 9: Hãy nêu các biểu hiện cho thấy sự tăng cường hợp tác của tổ chức ASEAN trong thế kỉ XXI. Lợi ích của sự tăng cường hợp tác này là gì?

Trả lời:

- Các biểu hiện cho thấy sự tăng cường hợp tác của tổ chức ASEAN trong thế kỉ XXI:

+ Năm 2004, Thông qua kế hoạch xây dựng ba trụ cột trong hợp tác.

+ Năm 2015, Cộng đồng ASEAN được thành lập với ba trụ cột về an ninh - chính trị, kinh tế và văn hoá - xã hội đã nâng tiến trình hợp tác và liên kết khu vực lên tầm cao mới vì hoà bình, hợp tác và cùng phát triển thịnh vượng.

- Lợi ích của sự tăng cường hợp tác:

+ Củng cố môi trường hòa bình - ổn định và hợp tác, phát triển trong khu vực.

+ Góp phần nâng cao vị thế của tổ chức ASEAN trên trường quốc tế.

Vận dụng trang 120 Lịch Sử 9: Năm 1997, lần đầu tiên ASEAN ra tuyên bố chung “Tầm nhìn ASEAN 2020”, trong đó sự thống nhất khu vực được nhấn mạnh: “Sông núi không còn chia cắt mà gắn kết chúng ta trong hữu nghị và hợp tác”. Hãy sưu tầm 3 sự kiện chứng minh tinh thần hữu nghị và hợp tác của các nước ASEAN từ năm 1997 đến nay

Trả lời:

(*) Tham khảo các sự kiện sau:

- ASEAN Tiếp tục củng cố và đẩy mạnh hợp tác an ninh, chính trị với nhiều hành động tập thể như các cuộc họp, tuyên bố chung, kí kết các hiệp ước như: Hội nghị Cấp cao ASEAN; Tuyên bố ZOPFAN về tự do, hoà bình và trung lập khu vực; Hiệp ước về khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ),...

- ASEAN tăng cường hợp tác kinh tế trong khu vực như: thiết lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), kí kết Hiệp định về chương trình thuế quan ưu đãi hiệu lực chung (CEPT), thông qua chương trình hợp tác công nghiệp (AICO),...

- Không ngừng đẩy mạnh quan hệ kinh tế với các nước và khu vực bên ngoài: đầu thế kỉ XXI, các nước ASEAN chiếm khoảng 5% tổng kim ngạch xuất khẩu của EU; năm 2003, đầu tư của Nhật Bản vào ASEAN vượt ngưỡng 100 tỉ USD,...

- Tổ chức nhiều chương trình giao lưu văn hoá và hoạt động liên kết về giáo dục, như: Tuần văn hoa ASEAN, Triển lãm Di sản Văn hoá ASEAN, Triển lãm quốc tế về nghệ thuật đương đại ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN, Đại hội thể thao SEA Games,...

Xem thêm Lời giải bài tập Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 23: Công cuộc Đổi mới từ năm 1991 đến nay

Bài 24: Cách mạng khoa học, kĩ thuật và xu thế toàn cầu hoá

Chủ đề 1: Đô thị: Lịch sử và hiện tại

Chủ đề 2: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long

Chủ đề 3: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

1 174 11/08/2024