Giải Lịch sử 9 Bài 17 (Chân trời sáng tạo): Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1965

Với giải bài tập Lịch sử 9 Bài 17:  Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1965 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 9.

1 208 11/08/2024


Giải bài tập Lịch sử 9 Bài 17: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1965

Mở đầu trang 88 Bài 17 Lịch Sử 9: Từ năm 1954 đến năm 1965, nhân dân Việt Nam đã xây dựng đất nước, chống Mỹ, cứu nước và đạt được những thắng lợi tiêu biểu nào?

Trả lời:

- Thành tựu tiêu biểu của nhân dân Việt Nam trong những năm 1954-1965:

+ Miền Bắc: hoàn thành cải cách ruộng đất; hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ nhất trong xây dựng chủ nghĩa xã hội.

+ Miền Nam: lần lượt đánh bại các chiến lược “chiến tranh đơn phương” và “chiến tranh cục bộ” của Mĩ.

Câu hỏi trang 88 Lịch Sử 9:Dựa vào các tư liệu 17.2, 17.4, 17.5, 17.6, 17.7 và thông tin trong bài, hãy nêu những thành tựu tiều biểu trong công cuộc xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa giai đoạn 1954 - 1965.

Dựa vào các tư liệu 17.2, 17.4, 17.5, 17.6, 17.7 và thông tin trong bài, hãy nêu những thành tựu tiều biểu trong công cuộc xây dựng miền Bắc

Trả lời:

- Hoàn thành cải cách ruộng đất:

+ Qua 5 đợt cải cách, trên 81 vạn héc-ta ruộng đất của đế quốc và địa chủ dã bị tịch thu, trưng thu, trưng mua và đem chia cho khoảng 2,2 triệu hộ nông dân và dân nghèo ở nông thôn.

+ Khẩu hiệu “Người cày có ruộng” đã trở thành hiện thực. Sau cải cách ruộng đất, bộ mặt nông thôn miền Bắc thay đổi cơ bản, giai cấp địa chủ phong kiến bị xoá bỏ, giai cấp nông dân được giải phóng và trở thành người làm chủ ở nông thôn.

- Trong những năm 1955-1957, miền Bắc thực hiện khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và đã đạt được nhiều thành tựu.

- Trong những năm 1958-1960, miền Bắc tiến hành cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế-văn hoá và đạt nhiều thành tựu. Trong đó, trọng tâm là việc phát triển thành phần kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể (Nhà nước, tập thể quản lí).

- Trong những năm 1961-1965, miền Bắc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất nhằm xây dựng cơ sở vật chất-kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội và đạt được nhiều thành tựu; đồng thời, trong thời gian này, miền Bắc tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hậu phương, chi viện cho tiền tuyến miền Nam.

Câu hỏi trang 91 Lịch Sử 9: Dựa vào tư liệu 17.9 và thông tin trong bài, hãy mô tả lại phong trào Đồng khởi ở Bến Tre (lực lượng tham gia, mục đích, kết quả).

Dựa vào tư liệu 17.9 và thông tin trong bài, hãy mô tả lại phong trào Đồng khởi ở Bến Tre

Trả lời:

- Bối cảnh:

+ Sau khi Pháp rút khỏi miền Nam, đế quốc Mỹ can thiệp và dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta.

+ Từ năm 1957 đến năm 1959, Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm phá bỏ Hiệp định Giơ-ne-vơ, từ chối tổng tuyển cử, thi hành chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng”, tăng cường khủng bố, đàn áp nhân dân miền Nam; thực hiện “Luật 10/59″ lê máy chém khắp miền Nam, giết hại nhiều người vô tội.

- Chủ trương của Đảng: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 15 (đầu năm 1959) đã quyết định:

+ Để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mỹ-Diệm.

+ Phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang nhân dân.

- Diễn biến chính: Dưới ánh sáng nghị quyết của Đảng, phong trào nổi dậy của quần chúng bùng nổ.

+ Từ những cuộc nổi dậy lẻ tẻ ở các địa phương như: Vĩnh Thạnh (Bình Định), Bác Ái (Ninh Thuận) (2-1959), Trà Bồng (Quảng Ngàn) (8-1959), phong trào quần chúng đã lan rộng khắp miền Nam, trở thành cao trào cách mạng, tiêu biểu là cuộc Đồng khởi ở Bến Tre.

+ Từ Bến Tre, phong trào Đồng khởi lan khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở miền Trung Trung Bộ.

- Kết quả: Từng mảng lớn bộ máy cai trị của chính quyền địch ở thôn, xã bị phá vỡ, các uỷ ban nhân dân tự quản được thành lập, ruộng đất của địa chủ, cường hào bị tịch thu và chia cho dân cày nghèo.

Câu hỏi trang 91 Lịch Sử 9: Quân dân miền Nam từng bước đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt" của Mỹ ở miền Nam như thế nào?

Quân dân miền Nam từng bước đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt

Trả lời:

- Lãnh đạo trực tiếp: Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

- Phương thức: kết hợp chính trị, quân sự và binh vận; đấu tranh trên cả 3 vùng chiến lược (đô thị, nông thôn đồng bằng và rừng núi).

- Thắng lợi tiêu biểu:

+ Mặt trận quân sự:

▪ Chiến thắng Ấp Bắc (2/1/1963) → chứng tỏ khả năng đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của quân dân miền Nam; dấy lên phong trào “thi đua Ấp Bắc - giết giặc lập công”.

▪ Chiến thắng Bình Giã (2/12/1964) → chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” phá sản về cơ bản.

▪ Chiến thắng An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài,... → chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” phá sản hoàn toàn.

+ Mặt trận chính trị: Diễn ra sôi nổi tại các đô thị lớn: Huế, Sài Gòn, Đà Nẵng... lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Tiêu biểu là các cuộc đấu tranh của tín đồ Phật giáo, “đội quân tóc dài”,...

+ Chống phá bình định:

▪ Diễn ra ở vùng nông thôn, lôi cuốn hàng chục triệu người tham gia.

▪ Nhân dân kiên quyết bám đất, giữ làng; phá “ấp chiến lược”, lập làng chiến đấu.

Luyện tập 1 trang 93 Lịch Sử 9: Hãy vẽ sơ đồ tư duy về những thành tựu tiêu biểu trong công cuộc xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa giai đoạn 1954-1965

Trả lời:

Hãy vẽ sơ đồ tư duy về những thành tựu tiêu biểu trong công cuộc xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa

Luyện tập 2 trang 93 Lịch Sử 9: Theo em, thắng lợi tiêu biểu nào về quân sự của quân đâm miền Nam giai đoạn 1960-1965 có ý nghĩa quyết định làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ?

Trả lời:

- Chiến thắng Ấp Bắc (2/1/1963) → chứng tỏ khả năng đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của quân dân miền Nam; dấy lên phong trào “thi đua Ấp Bắc-giết giặc lập công”.

- Chiến thắng Bình Giã (2/12/1964) → chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” phá sản về cơ bản.

- Chiến thắng An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài,... → chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” phá sản hoàn toàn.

Vận dụng trang 93 Lịch Sử 9: Hãy sưu tầm tư liệu về cuộc đấu tranh thống nhất đất nước diễn ra ở khu vực vĩ tuyến 17 (cầu Hiền Lương-sông Bến Hải). Sau đó, viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) với chủ đề: “Khát vọng thống nhất non sông”.

Trả lời:

Lời giải:

(*) Tham khảo bài viết: Cầu Hiền Lương – Khát vọng thống nhất non sông

Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, vĩ tuyến 17 trở thành giới tuyến quân sự tạm thời nhưng với âm mưu xâm lược và chia cắt lâu dài đất nước ta, Mỹ đã biến sông Bến Hải từ một dòng sông hiền hòa, thơ mộng trở thành nơi “chia mặt, cách lòng”, oằn mình để làm mốc phân chia đất nước Việt Nam. Nỗi đau chia cắt như một định mệnh khắc nghiệt làm cho đôi bờ Hiền Lương đi vào lịch sử như là một chứng tích bi hùng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước để thống nhất đất nước của dân tộc ta.

Hiếm có nơi nào trên thế giới mà cuộc chiến tranh đã diễn ra gay go, quyết liệt, dưới nhiều hình thức như cuộc chiến trên cầu Hiền Lương và bên bờ Hiền Lương. Một cuộc đấu tranh lúc bằng lý trí, khi thì bằng cả sự sống còn của thân phận con người dưới mưa bom, bão đạn. Một cuộc chiến đấu bằng mọi phương thức, thủ đoạn: đấu khẩu, đấu màu sơn của cầu, đấu loa và đấu màu cờ 2 bên bờ Bến Hải. Một cuộc chiến âm thanh và màu sắc.

Trong số những cột cờ nổi tiếng ở Việt Nam, cột cờ Hiền Lương sẽ được rất nhiều người nhớ tới với nhiều tình tiết lịch sử, đặc biệt là cuộc “chọi cờ” có một không hai. Bây giờ, mỗi lần đi trên Quốc lộ 1A qua bến Hiền Lương, hình ảnh đập vào mắt cao nhất, rõ nhất, đẹp nhất và cũng thiêng liêng nhất là cột cờ Hiền Lương. Với nhân dân Việt Nam, lá cờ đỏ sao vàng là biểu tượng của lòng yêu nước, cho ý chí đấu tranh giành độc lập, tự do và cho khát vọng thống nhất đất nước.

Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), vĩ tuyến 17 chính là nơi đánh dấu sự chia cắt đất nước thành hai: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Việt Nam Cộng hòa. Cột cờ Hiền Lương được ra đời trong ý nghĩa nhằm xây dựng một biểu tượng để nhân dân đôi bờ Hiền Lương thấy được niềm tin, khơi nên một khát vọng cháy bỏng cho ngày thống nhất. Tại nơi này, từ năm 1956 đến năm 1967 đã diễn ra cuộc “chạy đua” độc đáo nhằm giành ưu thế về chiều cao của cột cờ và chiều rộng của lá cờ.

Cuộc chiến bảo vệ ngọn cờ Tổ quốc trên đầu cầu giới tuyến kéo dài suốt 1.440 ngày đêm với 11 lần bị kẻ thù đánh gãy cột bằng bom đạn nhưng cột cờ này gãy xuống cột cờ khác lại mọc lên, hiên ngang trong lửa đạn như thách thức với quân thù. Dù trong chiến tranh ác liệt, quân và dân Vĩnh Linh bằng mọi giá, dù phải ngã xuống vẫn luôn giữ cho màu cờ Tổ quốc tung bay trên quê hương. Cán bộ, chiến sĩ công an vũ trang Vĩnh Linh vẫn luôn chiến đấu với lời thề quyết tử: “Ngày nào tim còn đập thì lá cờ còn tung bay”.

Xem thêm Lời giải bài tập Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 18: Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1975

Bài 19: Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1991

Bài 20: Trật tự thế giới mới từ năm 1991 đến nay

Bài 21: Liên bang Nga và nước Mỹ từ năm 1991 đến nay

Bài 22: Châu Á từ năm 1991 đến nay

1 208 11/08/2024