Giải Lịch sử lớp 4 trang 41, 42 Bài 14: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên

Với giải bài tập Lịch sử lớp 4 trang 41, 42 Bài 14: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên chi tiết bám sát nội dung sgk Lịch sử lớp 4 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Lịch sử lớp 4.

1 342 lượt xem
Tải về


Giải Lịch sử lớp 4 trang 41, 42 Bài 14: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên

Lịch sử lớp 4 trang 41 Câu hỏi 1: Nêu những sự kiện chứng tỏ tinh thần quyết tâm kháng chiến chống quân Mông - Nguyên của quân dân nhà Trần.

Trả lời

Khi quân Mông - Nguyên tràn vào nước ta, lo nghĩ trước sức mạnh của quân xâm lược, vua Trần đã hỏi Trần Thủ Độ nên đánh hay nên hoà. Trần Thủ Độ khảng khái trả lời: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”.

Trong cuộc kháng chiến lần thứ hai, vua Trần mời các bô lão cả nước về kinh đô Thăng Long, ở điện Diên Hồng, để hỏi kế đánh giặc. Trả lời câu hỏi của vua: “Nên đánh hay nên hoà?”, điện Diên Hồng vang lên tiếng hô đồng thanh của các bô lão: “Đánh!”. Ý chí quyết chiến với giặc đã được toàn dân hưởng ứng. Trần Hưng Đạo, người chỉ huy tối cao của cuộc kháng chiến, đã viết Hịch tướng sĩ, trong đó có câu: "Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng...". Lời Hịch đã khích lệ mọi người. Các chiến sĩ tự mình thích vào cánh tay hai chữ “Sát Thát” (giết giặc Mông cổ).

Lịch sử lớp 4 trang 41 Câu hỏi 2: Nhà Trần đã đối phó với giặc như thế nào khi chúng mạnh và khi chúng yếu ? Kết quả ra sao?

Trả lời

a. Nhà Trần đối phó với quân giặc.

Cả ba lần, trước cuộc tấn công của hàng vạn quân giặc, vua tôi nhà Trần đều chủ động rút khỏi kinh thành Thăng Long. Quân Mông - Nguyên vào được Thăng Long, nhưng không có lương ăn. Chúng điên cuồng phá phách, nhưng chỉ thêm một mỏi và đói khát.

Chính lúc đó, quân ta tấn công quyết liệt vào Thăng Long. Lần thứ nhất, chúng cắm cổ rút chạy, không còn hung hăng cướp phá như khi vào xâm lược. Lần thứ hai, tướng giặc là Thoát Hoan phải chui vào ống đồng để thoát thân. Lần thứ ba, quân ta chặn đường rút lui của giặc, dùng kế cắm cọc gỗ tiêu diệt chúng trên sông Bạch Đằng.

b. Kết quả

Sau ba lần đại bại, quân Mông - Nguyên không dám sang xâm lược nước ta nữa.

Lịch sử lớp 4 trang 42 Bài 1: Ý chí quyết tâm tiêu diệt quân xâm lược Mông - Nguyên của quân dân nhà Trần được thể hiện như thế nào ?

Trả lời

Khi quân Mông - Nguyên tràn vào nước ta, lo nghĩ trước sức mạnh của quân xâm lược, vua Trần đã hỏi Trần Thủ Độ nên đánh hay nên hoà. Trần Thủ Độ khảng khái trả lời: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”.

Trong cuộc kháng chiến lần thứ hai, vua Trần mời các bô lão cả nước về kinh đô Thăng Long, ở điện Diên Hồng, để hỏi kế đánh giặc. Trả lời câu hỏi của vua: “Nên đánh hay nên hoà?”, điện Diên Hồng vang lên tiếng hô đồng thanh của các bô lão: “Đánh!”. Ý chí quyết chiến với giặc đã được toàn dân hưởng ứng. Trần Hưng Đạo, người chỉ huy tối cao của cuộc kháng chiến, đã viết Hịch tướng sĩ, trong đó có câu: "Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng...". Lời Hịch đã khích lệ mọi người. Các chiến sĩ tự mình thích vào cánh tay hai chữ “Sát Thát” (giết giặc Mông cổ).

Lịch sử lớp 4 trang 42 Bài 2: Khi giặc Mông - Nguyên vào Thăng Long, vua tôi nhà Trần đã dùng kế gì để đánh giặc ?

Trả lời

Cả ba lần, trước cuộc tấn công của hàng vạn quân giặc, vua tôi nhà Trần đều chủ động rút khỏi kinh thành Thăng Long. Đây là kế "vườn không nhà trống".

Lịch sử lớp 4 trang 42 Bài 3: Em hãy sưu tầm các mẩu chuyện kể về tấm gương yêu nước của Trần Quốc Toản trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.

Trả lời

Câu chuyện: Bóp nát quả cam

Năm đó, giặc Nguyên cho sứ thần sang giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta. Thấy sứ giặc ngang ngược đủ điều, Trần Quốc Toản vô cùng căm giận.
Sáng nay, biết vua họp bàn việc nước ở dưới thuyền Rồng, Quốc Toản quyết đợi gặp Vua để nói hai tiếng “xin đánh”. Đợi từ sang đến trưa, vẫn không được gặp, cậu bèn liều chết xô mấy người lính gác ngã chúi, xăm xăm xuống biển. Quân lính ập đến vây kín. Quốc Toản mặt đỏ bừng bừng, tuốt gươm, quát lớn:
- Ta xuống xin bệ kiến Vua, không kẻ nào được giữ ta lại.
Vừa lúc ấy, cuộc họp dưới thuyền rồng tạm nghỉ, Vua cùng các vương hầu ra ngoài mui thuyền.
Quốc Toản bèn chạy đến, quỳ xuống tâu:
- cho Giặc mượn đường là mất nước. Xin bệ hạ cho đánh!
Nói xong, cậu tự đặt thanh gươm lên gáy, xin chịu tội.
Vua truyền cho Quốc Toản đứng dậy, ôn tồn bảo:
- Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phải trị tội. Nhưng xét thấy em còn trẻ mà đã biết lo việc nước, ta có lời khen.
Nói rồi, Vua ban cho Quốc Toản một quả cam.
Quốc Toản tạ ơn Vua, chân bước lên bờ mà lòng ấm ức: “Vua ban cho cam quý nhưng xem ta như trẻ con, vẫn không cho dự bàn việc nước”. Nghĩ đến quân giặc đang lăm le đè đầu cưỡi cổ dân mình, cậu nghiến răng, hai bàn tay bóp chặt.
Thấy Quốc Toản trở ra, mọi người ùa tới. Cậu xoè bàn tay phải cho họ xem cam quý Vua ban. Nhưng quả cam đã nát từ bao giờ…

Xem thêm các bài giải sách bài tập Lịch sử lớp 4 chi tiết, hay khác:

Lịch sử lớp 4 trang 43, 44 Bài 15: Nước ta cuối thời Trần

Lịch sử lớp 4 trang 46 Bài 16: Chiến thắng Chi Lăng

Lịch sử lớp 4 trang 47, 48 Bài 17: Nhà Hậu Lê và việc tổ chức quản lí đất nước

Lịch sử lớp 4 trang 50 Bài 18: Trường học thời Hậu Lê

Lịch sử lớp 4 trang 52 Bài 19: Văn học và khoa học thời Hậu Lê

1 342 lượt xem
Tải về