Giải Lịch Sử 10 Bài 4 ( Chân trời sáng tạo ): Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

Với giải bài tập Lịch Sử 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch Sử 10 Bài 4. 

1 2742 lượt xem
Tải về


Giải bài tập Lịch Sử lớp 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

Video giải Lịch Sử lớp 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

I. Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên

Câu hỏi trang 19 Lịch Sử 10: Phố cổ Hà Nội trong Hình 4.2 và Chùa Cầu (Hội An) trong Hình 4.3 có phải là di sản văn hóa hay không? Vì sao chúng được bảo tồn đến ngày nay?

Giải Lịch Sử 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại (ảnh 1)

Trả lời:

- Phố cổ Hà Nội trong Hình 4.2 và Chùa Cầu (Hội An) trong Hình 4.3 là di sản văn hóa.

- Hai di sản trên được bảo tồn đến ngày nay bởi vì:

+ Các di tích này có giá trị và ý nghĩa lớn đối với việc nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu văn hóa và phát triển du lịch.

+ Các chuyên gia cùng chính quyền sở tại và nhân dân địa phương đã có nhiều biện pháp để bảo tồn, phục dựng lại và phát triển du lịch với hai di sản này.

Câu hỏi trang 19 Lịch Sử 10: Quan sát Hình 4.4 và cho biết vì sao phải có ý thức bảo tồn Thánh địa Mỹ Sơn.

Giải Lịch Sử 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại (ảnh 1)

Trả lời:

- Theo em, cần phải có ý thức bảo tồn Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam) bởi vì:

+ Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam) là một di sản văn hóa có giá trị và ý nghĩa quan trọng. Nghiên cứu về Thánh địa Mỹ Sơn sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về lịch sử của Vương quốc Chăm-pa và đời sống văn hóa của cư dân Chăm-pa trên lãnh thổ Việt Nam thời trung đại.

+ Thánh địa Mỹ Sơn là một di sản có niên đại cách đây rất lâu (từ thời trung đại), nằm ngoài trời nên có thể bị hư hại, xuống cấp và mất đi giá trị văn hóa nếu chúng ta không chú trọng bảo tồn đúng cách.

+ Thánh địa Mỹ Sơn hiện là địa điểm tham quan hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước. Bảo tồn di tích này sẽ giúp chúng ta thu được những hiệu quả thiết thực cho sự phát triển kinh tế, xã hội.

II. Sử học với sự phát triển công nghiệp văn hóa

Câu hỏi trang 20 Lịch Sử 10: Dựa vào Hình 4.5 và những hiểu biết của cá nhân, em hãy cho biết vai trò của Sử học đối với lĩnh vực công nghiệp văn hóa.

Giải Lịch Sử 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại (ảnh 1)

Trả lời:

- Hình 4.5 cho thấy một buổi biểu diễn áo dài Việt Nam tại Festival Huế năm 2018, trong đó Sử học góp phần cung cấp tri thức, ý tưởng cho các nhà thiết kế tạo nên các bộ sưu tập áo dài.

- Vai trò của Sử học đối với lĩnh vực công nghiệp văn hóa:

+  Sử học cung cấp chất liệu, cốt lõi, tri thức, ý tưởng và cảm hứng cho một số ngành nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa (Thời trang, phim ảnh, âm nhạc, sân khấu, triển lãm, xuất bản,…).

+ Sử học góp phần thúc đẩy sáng tạo những sản phẩm có giá trị của công nghiệp văn hóa.

Câu hỏi trang 21 Lịch Sử 10: Em hãy tìm hiểu mối liên hệ giữa một số ngành, nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa đối với Sử học được thể hiện trong Hình 4.6 và Hình 4.7. 

Giải Lịch Sử 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại (ảnh 1)

Giải Lịch Sử 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại (ảnh 1)

Trả lời:

- Hình 4.6 mô tả lễ hội đua ghe Ngo (Sóc Trăng) của đồng bào dân tộc Khmer ở Sóc Trăng. Qua nghiên cứu lễ hội này, giúp chúng ta hiểu biết rõ hơn về đời sống văn hóa - tinh thần của đồng bào dân tộc Khmer ở Sóc Trăng. Từ đó định hướng cho các nghiên cứu về sử học, dân tộc học.

- Hình 4.7 thể hiện một số sản phẩm của Gốm Bát Tràng (Hà Nội). Qua nghiên cứu về các sản phẩm gốm này, các nhà nghiên cứu sẽ có thêm những tri thức về lịch sử hình thành và phát triển của làng gốm Bát Tràng (Hà Nội) nói riêng và các ngành kinh tế Việt Nam thời trung đại nói chung. Đó là những tư liệu quý giá phục vụ cho công tác nghiên cứu sử học.

- Mối quan hệ giữa ngành Công nghiệp văn hóa đối với Sử học:

+ Các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hoá cung cấp những thông tin, tư liệu quý giá giúp Sử học khôi phục bức tranh lịch sử xã hội một cách đầy đủ, chính xác và sinh động hơn.

+ Công nghiệp văn hoá phát triển với nhiều ngành nghề mới đặt ra nhu cầu xã hội và nhu cầu nội tại của công nghiệp văn hoá thúc đẩy Sử học nghiên cứu các di sản.

III. Sử học với sự phát triển du lịch

Câu hỏi 1 trang 22 Lịch Sử 10: Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại có những giá trị lịch sử và văn hóa như thế nào?

Trả lời:

- Giá trị lịch sử của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương:

+ Góp  phần giúp chúng ta hiểu rõ hơn về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ, qua đó giúp ích rất nhiều cho công tác nghiên cứu sử học.

+ Thể hiện lòng tôn kính đối với tổ tiên.

+ Giáo dục cho thế hệ trẻ truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”.

+ Giúp thế hệ con cháu tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc, bồi dưỡng lòng yêu nước và có ý thức bảo vệ Tổ quốc để xứng đáng với công lao của các thế hệ cha ông đi trước.

- Giá trị văn hóa của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương:

+ Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là biểu tượng của tinh thần yêu nước và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân.

+ Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã trở thành bản sắc văn hóa, đạo lý truyền thống của người Việt Nam. Dù làm gì, ở đâu, mỗi người con đất Việt đều hướng về cội nguồn, hướng về tổ tiên với tấm lòng thành kính, tri ân. 

+ Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Lễ hội Đền Hùng thể hiện sự gắn bó của cộng đồng trong nghĩa “đồng bào”, từ đó có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục tinh thần cố kết cộng đồng dân tộc.

Câu hỏi 2 trang 22 Lịch Sử 10: Lễ hội Nghinh Ông là nét văn hóa của cư dân vùng nào ở Việt Nam? Lễ hội này có ý nghĩa như thế nào về mặt lịch sử?

Trả lời:

 - Lễ hội Nghinh Ông là nét văn hóa của cư dân vùng Trung Bộ và Nam Bộ ở Việt Nam.

- Ý nghĩa về mặt lịch sử của lễ hội Nghinh ông:

+ Là lễ hội truyền thống gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng cá Ông (cá Voi) nhằm: cầu cho trời yên biển lặng, ngư dân may mắn làm ăn phát đạt, mọi người, mọi nhà an khang, thịnh vuợng 

+ Thể hiện tấm lòng thành kính, biết ơn, tạ ơn Thần Nam Hải (cá Ông) và Thần Biển của ngư dân huyện Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh).

+ Thể hiện tinh thần “Uống nước nhớ nguồn”, là dịp để ngư dân tưởng niệm về những người con Cần Giờ có công đầu trong việc chế tạo ra những phương tiện đi biển, ngư cụ đánh bắt thủy hải sản để phục vụ cho ngư dân nhưng đã qua đời và những người đã bỏ mình trong lòng biển sâu.

Câu hỏi trang 22 Lịch Sử 10Em hãy phân tích các hình từ 4.10 đến 4.13 để thấy được tác động của du lịch đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Giải Lịch Sử 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại (ảnh 1)

Trả lời:

* Phân tích các hình ảnh từ 4.10 đến 4.13

- Hình 4.10: Một đoạn Vạn Lý Trường Thành (Trung Quốc)

+ Vạn Lý Trường Thành là công trình kiến trúc nổi tiếng của Trung Quốc, được xây dựng bằng đất và đá từ thế V TCN cho tới thế kỉ XVI.

+ Ngày nay, Vạn Lý Trường Thành là điểm đến hấp dẫn và thú vị của du khách.

- Hình 4.11: Đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước (Ga Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh)

+ Chiếc đầu máy Tự Lực số 141-158 được lắp ráp năm 1964 tại Nhà máy xe lửa Nguyễn Văn Trỗi.  Đây là chiếc đầu máy lịch sử gắn liền với công cuộc tái thiết đất nước sau ngày thống nhất.

+ Hiện chiếc đầu máy này được đặt trong một khuôn viên nhỏ trước cổng ga Sài Gòn, nhiều người qua lại nơi đây để nhìn lại một đầu máy xe lửa lịch sử.

- Hình 4.12. Lễ hội chùa Hương (Hà Nội)

+ Lễ hội chùa Hương (Hà Nội) là một lễ hội lớn, thu hút hàng trăm ngàn lượt du khách và tăng ni, Phật tử tham gia hành hương.

+ Du khách đến với lễ hội chùa Hương không chỉ là để hướng đến những bậc siêu nhiên, thần thánh mà còn là để cảm nhận sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên.

- Hình 4.13. Lễ hội Bài Chòi (Bình Định)

+ Lễ hội Bài Chòi là thú vui tao nhã của người dân miền Trung Việt Nam nhân dịp đầu xuân. Đây vừa là loại hình nghệ thuật diễn xướng mang tính sáng tạo ngẫu hứng, vừa là trò chơi dân gian vui nhộn, đầy trí tuệ, ra đời từ nhu cầu liên lạc với nhau giữa các chòi canh trên nương rẫy, ở vùng trung du, rồi lan rộng đến các vùng nông thôn và ra cả miền biển.

* Tác động của du lịch đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

- Du lịch là nguồn động lực thúc đẩy sự tăng cường bảo tồn và phát huy những giá trị di tích lịch sử - văn hóa của địa phương, dân tộc.

- Du lịch phát triển vừa tạo ra việc làm, thu nhập cho người lao động, vừa tạo ra nguồn lực kinh tế để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, di tích lịch sử.

Luyện tập và Vận dụng (trang 23)

Luyện tập 1 trang 23 Lịch Sử 10: Kể tên một số tác phẩm sử học nghiên cứu về di sản văn hóa.

Trả lời:

Một số tác phẩm sử học nghiên cứu về di sản văn hóa:

- Thành cổ Việt Nam (tác giả: Đỗ Văn Ninh)

- Nghệ thuật và nghệ nhân vùng kinh thành Huế (Tác giả: Le’opold Michel Cadière, Edmond Gras; dịch giả: Lê Đức Quang)

- Hội Hè Lễ Tết Của Người Việt (Tác giả: Nguyễn Văn Huyên).

- Đình Miếu Và Lễ Hội Dân Gian Miền Nam (Tác giả: Sơn Nam)…

- Di tích lịch sử và di sản văn hóa Việt Nam (tác giả: Thùy Linh - Việt Trinh).

- Di sản văn hóa Việt Nam dưới góc nhìn lịch sử (tác giả: Phan Huy Lê)

-…

Luyện tập 2 trang 23 Lịch Sử 10Theo em ngành du lịch cần làm gì để góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa và di sản thiên nhiên?

Trả lời:

- Để góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa và di sản thiên nhiên, ngành du lịch cần phải:

+ Có chiến lược phát triển rõ ràng, phù hợp với đặt điểm, giá trị của từng di sản, di tích

+ Sử dụng thành tựu nghiên cứu của các ngành khoa học để đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững di sản, di tích

+ Tăng cường quảng bá hình ảnh của di sản, di tích đến du khách trong nước và quốc tế

+ Nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm của người dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

+ Tăng cường công tác quản lí và có các chế tài xử phạt đối với những hành vi xâm phạm đến di sản, di tích

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Vận dụng trang 23 Lịch Sử 10: Hãy cùng một nhóm bạn trong lớp (3-5 người) sưu tầm tài liệu và thực hiện một đoạn băng hình về một di sản văn hóa hoặc di sản thiên nhiên của địa phương, dân tộc em để giới thiệu với du khách.

Trả lời:

(*) Giới thiệu về: Thành nhà Hồ (Thanh Hóa)

- Thông tin tham khảo về Thành Nhà Hồ ở Thanh Hóa:

Thành Nhà Hồ - tên thường gọi của tòa thành bằng đá độc đáo còn khá nguyên vẹn giữa vùng đồng bằng lưu vực sông Mã và sông Bưởi, thuộc địa phận các thôn Tây Giai, Xuân Giai (xã Vĩnh Tiến), Đông Môn (xã Vĩnh Long), huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Thành còn có các tên gọi khác như: An Tôn, Tây Đô, thành Phủ Thanh Hoá, Tây Kinh, Thạch Thành, Tây Giai.

Thành Nhà Hồ là hiện tượng có tính đột khởi về kỹ thuật khai thác, chế tác và xây dựng một đại công trình với nguyên liệu cơ bản là các tảng đá lớn. Không phải công trình duy nhất trong nước và khu vực có lối kiến trúc bằng đá, nhưng Thành Nhà Hồ vẫn là minh chứng “vô tiền khoáng hậu” về kỹ thuật xây dựng khác biệt, độc đáo.

Theo sử liệu, năm 1397, trước nguy cơ đất nước bị giặc Minh từ phương Bắc xâm lăng, Hồ Quý Ly đã chọn đất An Tôn (nay là Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) để xây dựng kinh thành nhằm chuẩn bị cho một cuộc kháng chiến lâu dài.

Với tư cách là kinh đô của nhà nước Đại Việt cuối Trần đầu Hồ, Tây Đô được xây dựng dựa trên những nguyên tắc cơ bản về địa thế, phong thủy, tiền án hậu chẩm đều có hình sông thế núi bao bọc. Thành tọa lạc ở vị trí giáp ranh đồng bằng và miền núi, cảnh quan đẹp, sông núi hài hòa, địa hình đa dạng tạo lợi thế về quân sự. Phía Bắc có núi Thổ Tượng, phía Tây có núi Ngưu Ngọa, phía Đông có núi Hắc Khuyển, phía Nam còn là nơi hội tụ của sông Mã chảy từ phía Tây về và sông Bưởi chảy tới. Thành Nhà Hồ được kết cấu gồm 3 phần: La thành, Hào thành và Hoàng thành.

Toàn bộ tường thành và bốn cổng chính được xây dựng bằng những phiến đá vôi màu xanh, được đục đẽo tinh xảo, vuông vức, xếp chồng khít lên nhau mà không cần chất kết dính. Các phiến đá dài trung bình 1,5m, có tấm dài tới 6m, trọng lượng ước nặng 24 tấn. Tổng khối lượng đá được sử dụng xây thành khoảng 20.000m3 và gần 100.000m3 đất được đào đắp công phu.

Cũng theo sử sách trong thành còn rất nhiều công trình được xây dựng, như Điện Hoàng Nguyên, cung Diên Thọ (chỗ ở của Hồ Quý Ly), Đông cung, tây Thái Miếu, đông Thái miếu, núi Thọ Kỳ, Dục Tượng… rất nguy nga, chẳng khác gì kinh đô Thăng Long.

- Đoạn băng ghi hình về thành nhà Hồ:

+ Tiêu đề: Thành nhà Hồ: Những câu chuyện linh thiêng bí ẩn

+ Đường link video tham khảo:

https://www.youtube.com/watch?v=dc_Q9ZhHgH4&ab_channel=%C4%90%C3%A0iPTTHThanhHo%C3%A1

Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác

Bài 5: Khái quát lịch sử văn minh thế giới cổ - trung đại

Bài 6: Văn minh Ai Cập cổ đại

1 2742 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: