Giải Lịch Sử 10 Bài 1 ( Chân trời sáng tạo ): Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

Với giải bài tập Lịch Sử 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch Sử 10 Bài 1

1 3886 lượt xem
Tải về


Giải bài tập Lịch Sử lớp 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

Video giải Lịch Sử lớp 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

I. Lịch sử

Câu hỏi trang 5 Lịch Sử 10: Hình 1.1 và Hình 1.2 khác nhau như thế nào? Chúng giúp em biết gì về hiện thực lịch sử?

Trả lời:

- Hình 1.1: Là một di tích lịch sử, phản ánh một sự kiện đã diễn ra. Đó là địa điểm ghi dấu sự kiện quân dân nhà Trần lập nên chiến thắng lẫy lừng - Chiến thắng Bạch Đằng (năm 1288). Những cọc còn xót lại tuy mục nát, nhưng đến nay vẫn còn hiện hữu, có thể tận mắt nhìn thấy. Di tích bãi cọc Bạch Đằng là một biểu tượng cho truyền thống đánh giặc ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.

- Hình 1.2: Là một mô hình khôi phục lại, dựng lại giống như sinh hoạt của con người trong văn hóa Hòa Bình xưa.

- Hai hình ảnh trên đều giúp em biết và hình dung được những sự việc đã diễn ra trong quá khứ. Trong đó, hình 1.1 là hiện thực lịch sử; hình 1.2 là nhận thức lịch sử.

Câu hỏi 1 trang 5 Lịch Sử 10: Lịch sử được con người nhận thức như thế nào (lấy ví dụ từ câu chuyện Con ngựa gỗ thành Tơ-roa)?

Trả lời:

- Con người đã nhận thức lịch sử ở nhiều góc độ khác nhau để nhằm phục dựng bức tranh lịch sử một cách chân thực.

- Câu chuyện ngựa gỗ thành Tơ-roa đã tái hiện lại lịch sử theo hình thức văn học, từ một lát cắt nhỏ (cuộc chiến vì nàng He-len), cuộc chiến ấy có nguyên nhân là vì các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nô lệ. Câu chuyện ngựa gỗ thành Tơ-roa đã tái hiện lại phần nào đó xã hội Hy Lạp thời kỳ cổ đại.

Câu hỏi 2 trang 5 Lịch Sử 10: Sách thẻ tre giúp em nhận thức được điều gì về lịch sử (ghi chép, giấy viết,...)?

Trả lời:

- Sách thẻ trẻ giúp chúng ta biết được: từ xa xưa, người Trung Quốc đã biết dùng các thẻ tre, ghép lại với nhau để tạo thành sách. Sách thẻ tre là một trong những biểu tượng của nền văn hóa Trung Hoa với lịch sử phát triển lâu đời.

- Bên cạnh đó, sách thẻ tre cung cấp nhiều thông tin lịch sử về: chính trị, quân sự đến đời sống kinh tế, văn hóa… của Trung Quốc trước khi có giấy viết.

II. Sử học

Câu hỏi trang 5 Lịch Sử 10: Em hãy nêu khái niệm sử học?

Trả lời:

- Sử học là khoa học nghiên cứu lịch sử của xã hội loài người nói chung hoặc của một quốc gia, dân tộc, địa phương, con người nói riêng.

Câu hỏi trang 6 Lịch Sử 10Đối tượng nghiên cứu của Sử học là gì?

Trả lời:

- Đối tượng nghiên cứu của sử học là quá trình phát sinh, phát triển của xã hội loài người trong quá khứ (cá nhân, tổ chức, dân tộc, quốc gia, châu lục). Như vậy, đối tượng của Sử học mang tính toàn diện.

Câu hỏi trang 6 Lịch Sử 10: Qua câu danh ngôn “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống” của XI.xê-rô, em hiểu thế nào về chức năng, nhiệm vụ của Sử học?

Trả lời:

 - Chức năng của Sử học:

+ Chức năng khoa học: Lịch sử cung cấp tri thức khoa học nhằm khôi phục, mien tả giải thích hiện tượng lịch sử một cách chính xác, khách quan.

+ Chức năng xã hội: Lịch sử giúp con người tìm hiểu các quy luật phát triển của xã hội loài người trong quá khứ, từ đó nhận thức hiện tại và dự đoán được tương lai.

+ Chức năng giáo dục: Thông qua những tấm gương lịch sử, bài học lịch sử.

- Nhiệm vụ của Sử học:

+ Rút ra bài học kinh nghiệm lịch sử phục vụ cuộc sống hiện tại.

+ Góp phần bồi dưỡng nhân sinh quan và thế giới quan khoa học, nâng cao trình độ nhận thức của con người.

+ Góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức và phát triển nhân cách con người.

Câu hỏi trang 6 Lịch Sử 10: Em hãy nêu những nguyên tắc cơ bản của Sử học.

Trả lời:

- Những nguyên tắc cơ bản của Sử học:

+ Khách quan: trình bày lịch sử một cách khách quan, không định kiến, thiên vị

+ Trung thực: tôn trọng sự thật lịch sử

+ Tiến bộ: góp phần xây dựng giá trị tốt đẹp

+ Toàn diện và cụ thể: phản ánh đầy đủ, gắn với không gian, thời gian cụ thể

Câu hỏi trang 7 Lịch Sử 10Các hình 1.5, 1.6, 1.7 thuộc loại hình sử liệu nào?

Giải Lịch Sử 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử (ảnh 1) 

Trả lời:

- Hình 1.5: Rìu lưỡi xéo Đông Sơn (Hà Đông, Hà Nội) là sử liệu hiện vật.

- Hình 1.6: Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải (Quảng Trị) là sử liệu hiện vật

- Hình 1.7: Bản nhạc Mười chín tháng tám của Xuân Oanh là sử liệu thành văn (bài hát ra đời vào thời điểm nhạc sĩ Xuân Oanh đang hòa mình vào dòng người biểu tình giành thắng lợi ngày 19/8/1945 ở Hà Nội).

Câu hỏi trang 8 Lịch Sử 10: Hai phương pháp cơ bản của Sử học (phương pháp lịch sử và phương pháp logic) giống nhau và khác nhau như thế nào?

Trả lời:

- Giống nhau: đều là những phương pháp cơ bản trong nghiên cứu lịch sử.

- Khác nhau:

+ Phương pháp lịch sử: xem xét, trình bày các hiện tượng, sự vật qua các giai đoạn phát triển lịch sử cụ thể (quá trình ra đời, phát triển, kết thúc)

+ Phương pháp logic: nghiên cứu các sự vật, hiện tượng trong hình thức tổng quát nhằm vạch ra bản chất, quy luật, khuynh hướng vận động của lịch sử.

Luyện tập và Vận dụng (trang 8)

Luyện tập 1 trang 8 Lịch Sử 10: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử giống nhau và khác nhau như thế nào? Dựa vào kiến thức đã học, hãy nêu ví dụ và giải thích.

Trả lời:

* So sánh hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

Giải Lịch Sử 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử (ảnh 1)

* Ví dụ:

- Ví dụ về hiện thực lịch sử: Đầu tháng 8/1945, Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki của Nhật Bản.

- Ví dụ về nhận thức lịch sử:

+ Nhận thức số 1: Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản làm cho Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt sớm hơn nhiều tháng, hạn chế thiệt hại sinh mạng cho các bên tham chiến

+ Nhận thức số 2: Mĩ không cần thiết phải ném bom nguyên tử. Đó là tội ác chiến tranh, là hành vi tàn bạo chống lại loài người

Luyện tập 2 trang 8 Lịch Sử 10: Lịch sử là quá khứ, vậy hiện thực lịch sử có phải là quá khứ hay không? Dựa vào kiến thức đã học, hãy giải thích.

Trả lời:

- Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người để nhận thức về hiện thực lịch sử. Do vậy, hiện thực lịch sử cũng là quá khứ.

Vận dụng trang 8 Lịch Sử 10: Trên cơ sở sưu tập các sử liệu và giới thiệu về một di tích lịch sử ở địa phương em, hãy phân loại, đánh giá để xác định độ tin cậy và giá trị thông tin của các nguồn sử liệu ấy.

Trả lời:

- Một số nguồn sử liệu về di tích lịch sử Khu chứng tích Sơn Mỹ (xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi):

+ Hiện trường di tích Khu chứng tích Sơn Mỹ.

+ Lời kể của những nhân chứng lịch sử

+ Các bài báo, bài giới thiệu về di tích lịch sử.

+ Các bộ phim tài liệu, video clip có nội dung về vụ thảm sát Mỹ Lai (năm 1968) của quân đội Mỹ.

+ Các bức ảnh về sự kiện này do phóng viên Ronald Haeberle (Mỹ) chụp.

- Đánh giá về độ tin cậy: Các nguồn sử liệu trên có độ tin cậy cao, có sự thuyết phục và có giá trị cao, giúp cho chúng ta hình dung, hiểu về sự kiện Vụ thảm sát Mỹ Lai (1968) ở Quảng Ngãi.

Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác

Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

Bài 5: Khái quát lịch sử văn minh thế giới cổ - trung đại

Bài 6: Văn minh Ai Cập cổ đại

1 3886 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: