Giải Kinh tế pháp luật 12 Bài 13 (Chân trời sáng tạo): Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá, môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Với giải bài tập Kinh tế pháp luật 12 Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá, môi trường và tài nguyên thiên nhiên sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Kinh tế pháp luật 12.

1 204 06/08/2024


Giải bài tập Kinh tế pháp luật 12 Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá, môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Mở đầu trang 97 KTPL 12: Em hãy kể tên một số quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá, môi trường và tài nguyên thiên nhiên mà em biết

Lời giải:

- Một số quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá, môi trường và tài nguyên thiên nhiên:

+ Luật Bảo vệ môi trường 2020

+ Luật Di sản văn hóa 2001

+ Luật khoáng sản 2010

+ …

1. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá

Câu hỏi trang 97 KTPL 12: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy: Cho biết các trường hợp đề cập đến quy định nào của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hóa.

Lời giải:

Các trường hợp đề cập đến quy định của pháp luật về quyền của công dân trong phát huy di sản di sản văn hoá ở trường hợp 1 và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá ở trường hợp 2.

Câu hỏi trang 97 KTPL 12: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy: Cho biết hành vi của bà M trong trường hợp 2 vi phạm quy định nào của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá. Hành vi này có thể gây ra hậu quả gì?

Lời giải:

Hành vi của bà M trong trường hợp 2 vi phạm quy định của pháp luật về nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá. Hành vi này có thể gây ra hậu quả cho xã hội (di tích lịch sử K bị xâm hại) và cho bản thân bà M (phải chịu trách nhiệm pháp lí).

2. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Câu hỏi trang 98 KTPL 12: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy: Cho biết hành vi của chủ thể trong các trường hợp vi phạm quy định nào của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

Lời giải:

- Trường hợp 1. Hành vi của anh T vi phạm quy định về hành vi bị cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường: chôn lấp chất thải nguy hại không đúng quy định.

- Trường hợp 2:

+ Hành vi của anh A vi phạm quy định về hành vi bị cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường: gây tiếng ồn, xả bụi vào không khí.

+ Hành vi của anh N là hành vi thực hiện quyền của công dân trong khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường.

- Trường hợp 3: Hành vi của anh A và anh B vi phạm quy định trong bảo vệ môi trường, tài nguyên nước.

Câu hỏi trang 98 KTPL 12: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy: Cho biết hành vi này gây ra hậu quả gì cho người vi phạm và xã hội.

Lời giải:

Các hành vi vi phạm của các chủ thể gây ra hậu quả: người vi phạm phải chịu trách nhiệm pháp lí; gây ô nhiễm môi trường đất, không khí; ảnh hưởng tới sức khoẻ con người; gây thiệt hại cho việc sử dụng, khai thác nguồn tài nguyên nước.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 101 KTPL 12: Cho biết quan điểm của em đối với các nhận định sau về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá, môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

a. Cá nhân phát hiện di sản văn hoá thì có quyền sở hữu đối với di sản văn hoá đó.

b. Tố cáo các hành vi vi phạm việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân.

c. Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá là thực hiện quyền của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá.

d. Công dân có quyền tiếp cận các thông tin về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.

e. Tham gia giải quyết các vấn đề bảo vệ môi trường là tài nguyên thiên nhiên là quyền của công dân.

Lời giải:

- Nhận định a sai vì nếu di sản đó là di vật, cổ vật hay báu vật quốc gia thì cá nhân không thể có quyền sở hữu đối với tài sản đó.

- Nhận định b đúng vì theo quy định pháp luật thì tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật nói chung (bao gồm các hành vi vi phạm việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên) có thể là quyền nhưng cũng có thể là nghĩa vụ trong những trường hợp pháp luật có quy định cụ thể.

- Nhận định c sai vì bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá có thể là nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá.

- Nhận định d đúng vì theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 thì một số thông tin về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên là công khai, do đó, công dân có quyền tiếp cận các thông tin này.

- Nhận định e sai vì tham gia giải quyết các vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên có thể là quyền nhưng cũng có thể là nghĩa vụ của công dân.

Luyện tập 2 trang 101 KTPL 12: Hành vi sau đây vi phạm quy định nào của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá? Vì sao?

a. Anh A buôn bán có vật nhằm thu lợi bất chính.

b. Ông K phát hiện các di vật trong đình làng bị mất nhưng không thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền.

c. Anh V, nhân viên khu di tích, không hỗ trợ giới thiệu về khu di tích cho khách tham quan. viên khu di tích không hỗ trợ giới hiệu

Lời giải:

- Trường hợp a. Anh A vi phạm quy định về nghĩa vụ của công dân đối với việc bảo vệ các di sản văn hoá - ở đây là cổ vật, vì đem cổ vật đi bán để thu lợi bất chính.

- Trường hợp b. Ông K vi phạm quy định về nghĩa vụ của công dân trong việc thông báo tới cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện di sản bị mất, hư hỏng, ...

- Trường hợp c. Anh V vi phạm quy định về nghĩa vụ của công dân vì người quản lí di sản phải có nghĩa vụ tạo điều kiện để người khác tham quan, tìm hiểu di sản văn hoá; vi phạm quy định về quyền của công dân được tham quan, tìm hiểu di sản văn hoá.

Luyện tập 3 trang 101 KTPL 12: Hành vi sau đây vi phạm quy định nào của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? Vì sao?

a. Bà Y thường súc rửa bình phun ở sông sau khi phun thuốc trừ sâu.

b. Chị G kinh doanh quán ăn nhưng không thực hiện phân loại rác thải trước khi đưa đến nơi tập kết.

c. Anh T nhập khẩu vào Việt Nam các vỏ nhựa của thiết bị điện tử đã qua sử dụng.

d. Vợ chồng ông P chặt phá một số cây trong rừng phòng hộ.

Lời giải:

- Trường hợp a. Bà Y vi phạm quy định về nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường - quy định về nghĩa vụ không đưa các chất độc hại vào môi trường.

- Trường hợp b. Chị G vi phạm quy định về nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường - quy định về nghĩa vụ phân loại rác thải tại nguồn.

- Trường hợp c. Anh T vi phạm quy định về nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường - nhập khẩu các chất thải nguy hại không được phép vào Việt Nam.

- Trường hợp d. Vợ chồng ông P vi phạm quy định về nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ tài nguyên thiên nhiên - chặt phá cây trong rừng phòng hộ.

Luyện tập 4 trang 102 KTPL 12: Em hãy đọc các trường hợp sau và thực hiện yêu cầu.

a. Trong quá trình thi công xây nhà cho anh H, anh A đã phát hiện một số hiện vật bằng đồng. Nghi ngờ các hiện vật này có niên đại từ thời Nguyễn, anh đã liên hệ với những người buôn đồ cổ để bán.

Em hãy cho biết hành vi của anh A vi phạm quy định nào của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá. Hành vi đó dẫn đến hậu quả nào?

b. Trong quá trình làm nhiệm vụ, Tổ công tác Phòng Cảnh sát môi trường huyện A đã phát hiện ông Q điều khiển phương tiện múc cát từ dưới sông lên sà lan. Khi cơ quan chức năng yêu cầu xuất trình giấy phép khai thác cát, ông Q đã không cung cấp được.

- Em hãy cho biết hành vi của ông Q vi phạm quy định nào của pháp luật về quyền và nghĩa vụ nào của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

- Cho biết hành vi của ông Q phải chịu hậu quả gì.

Lời giải:

Trường hợp a.

- Hành vi của anh A vi phạm quy định pháp luật về nghĩa vụ bảo vệ di sản văn hoá: không thông báo cho các cơ quan chức năng khi phát hiện di vật, cổ vật, ... có giá trị.

- Hành vi này dẫn tới hậu quả: có thể gây mất, thiệt hại về di sản văn hoa cho xã hội; anh A có thể bị truy cứu trách nhiệm pháp lí (hành chính, hình sự, ... ).

Trường hợp b.

- Hành vi của ông Q vi phạm quy định pháp luật về quyền của công dân trong khai thác

tài nguyên thiên nhiên: khai thác cát nhưng không có giấy phép.

- Hành vi này dẫn tới hậu quả: có thể gây cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ảnh hưởng tới môi trường, ảnh hưởng dòng chảy của sông, ...; ông Q có thể bị truy cứu trách nhiệm pháp lí (hành chính, hình sự, ... ).

Luyện tập 5 trang 102 KTPL 12: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

a. Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hoá, anh K đã dày công tìm hiểu và số hoá các di sản văn hoá Việt Nam. Dự án của anh K đã góp phần giúp cho công chúng có thể tiếp cận dễ dàng với các di sản bằng việc trải nghiệm qua mô hình 2D và 3D. Nhờ đó, giúp mọi người hiểu rõ và có ý thức hơn trong việc bảo vệ các di sản văn hoá của Việt Nam.

b. Với mong muốn khôi phục lại sự nguyên sơ cho dòng sông ở quê mình, anh H và một nhóm các bạn trẻ đã thành lập dự án Dòng sông xanh. Dự án đã tổ chức các hoạt động nhặt rác xung quanh bờ sông, dưới sông; tuyên truyền nói không với túi ni lông, đồ nhựa dùng một lần;...

- Em có nhận xét gì về việc làm của anh K, anh H trong các trường hợp trên?

Lời giải:

- Việc làm của anh K thực hiện quy định pháp luật về quyền của công dân trong bảo vệ, phát huy di sản văn hoá, tạo điều kiện cho việc thực hiện tốt quyền của công dân trong tham quan, tìm hiểu di sản văn hoá.

- Việc làm của anh H thực hiện quy định pháp luật về quyền của công dân trong bảo vệ môi trường: khắc phục môi trường bị ô nhiễm, giúp gìn giữ môi trường, ...

Luyện tập 5 trang 102 KTPL 12: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

a. Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hoá, anh K đã dày công tìm hiểu và số hoá các di sản văn hoá Việt Nam. Dự án của anh K đã góp phần giúp cho công chúng có thể tiếp cận dễ dàng với các di sản bằng việc trải nghiệm qua mô hình 2D và 3D. Nhờ đó, giúp mọi người hiểu rõ và có ý thức hơn trong việc bảo vệ các di sản văn hoá của Việt Nam.

b. Với mong muốn khôi phục lại sự nguyên sơ cho dòng sông ở quê mình, anh H và một nhóm các bạn trẻ đã thành lập dự án Dòng sông xanh. Dự án đã tổ chức các hoạt động nhặt rác xung quanh bờ sông, dưới sông; tuyên truyền nói không với túi ni lông, đồ nhựa dùng một lần;...

- Em cần làm gì để góp phần thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ trong bảo vệ di sản văn hoá, môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

Lời giải:

HS cần thực hiện đúng quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá, môi trường, tài nguyên thiên nhiên; tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ, phát huy di sản văn hoá, môi trường, tài nguyên thiên nhiên ở trường học, nơi cư trú, ...

Vận dụng

Vận dụng trang 102 KTPL 12: Em hãy cùng các bạn trong nhóm làm một sản phẩm tái chế và thuyết trình về ý nghĩa của sản phẩm đó.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Một số ý tưởng tái chế

- Sản xuất phân hữu cơ từ rác thải nhà bếp và thức ăn thừa

- Tái chế vỏ chai nhựa thành ống đựng bút/ lọ hoa,…

- Tái chế quần áo cũ thành các sản phẩm mới, như: túi xách, tạp dề, găng tay,…

Xem thêm Lời giải bài tập Kinh tế pháp luật 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 11: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập

Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo an sinh xã hội

Bài 14: Khái quát chung về pháp luật quốc tế

Bài 15: Một số nội dung cơ bản của Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ, biên giới quốc gia

Bài 16: Một số nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại Thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế

1 204 06/08/2024


Xem thêm các chương trình khác: