Giải Địa Lí 6 Bài 1 (Chân trời sáng tạo): Hệ thống kinh, vĩ tuyến và tọa độ địa lí

Với giải bài tập Địa Lí lớp 6 Bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến và tọa độ địa lí sách Chân trời sáng tạo với cuộc sống chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa Lí 6. 

1 1,421 02/10/2024
Tải về


Mục lục Giải Địa Lí 6 Bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến và tọa độ địa lí

Câu hỏi trang 114 Địa Lí 6: Ngày xưa, trong những cuộc hành trình, các tàu biển thường xuyên bị mất phương hướng. Ví dụ, một cơn bão có thể đưa tàu đi xa hơn nơi nó muốn đến. Để khắc phục điều này, con người đã nỗ lực tìm kiếm cách xác định chính xác vị trí, cách tìm đường đi đến mọi địa điểm trên bề mặt Trái Đất. Vì thế, một mạng lưới kia, vĩ tuyến tưởng tượng bao phủ toàn bộ quả Địa Cầu đã ra đời, giúp họ làm được điều này.

Trả lời:

Dựa vào hệ thống kinh, vĩ tuyến và tọa độ địa lí để xác định vị trí mọi địa điểm trên bề mặt Trái Đất.

Câu hỏi trang 114 Địa Lí 6: Em hãy xác định trên hình 1.1 các đối tượng sau: kinh tuyến gốc, các kinh tuyến Đông, các kinh tuyến Tây, vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam, Xích đạo, bán cầu Bắc, bán cầu Nam.

Tài liệu VietJack

Trả lời:

- Kinh tuyến gốc, các kinh tuyến Đông, các kinh tuyến Tây, vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam, Xích đạo, bán cầu Bắc, bán cầu Nam.

Tài liệu VietJack

Câu hỏi trang 115 Địa Lí 6: Quan sát hình 1.2, hãy xác định tọa độ địa lí của các điểm A, B, C, D.

Tài liệu VietJack

Trả lời:

Tọa độ địa lí của các điểm A, B, C, D trên bản đồ là:

- A (400B, 800Đ).

- B (200B, 400Đ).

- C (400N, 200Đ).

- D (200N, 400T).

Tài liệu VietJack

Câu hỏi trang 115 Địa Lí 6: Dựa vào nội dung mô tả lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới (hình 1.3a), hãy mô tả đặc điểm lưới kinh, vĩ tuyến của các hình còn lại (hình 1.3b, hình 1.3c).

Hình 1.3a có "Kinh tuyến là những đường thẳng song song cách đều nhau. Vĩ tuyến cũng là những đường thẳng song song và cách đều nhau. Các kinh, vĩ tuyến vuông góc với nhau"

Tài liệu VietJack

Tài liệu VietJack

Trả lời:

- Hình 1.3b: Kinh tuyến là những đường thẳng đồng quy nhau ở một điểm tại cực Bắc. Vĩ tuyến là những vòng tròn đồng tâm.

- Hình 1.3c: Kinh tuyến và vĩ tuyến gốc là những đường thẳng, các kinh tuyến vĩ tuyến còn lại là những đường cong.

Câu 1 trang 116 Địa Lí 6: Dựa vào hình 1.4, em hãy hoàn thành các nhiệm vụ và trả lời những câu hỏi sau:

1. Mô tả đặc điểm lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ trên.

2. Tìm trên bản đồ các vĩ tuyến:

- Vòng cực Bắc, vòng cực Nam.

- Chí tuyến Bắc, chí tuyến Nam.

3. Xác định tọa độ địa lí của các điểm A, B, C, D.

Tài liệu VietJack

Trả lời:

1. Vĩ tuyến là những đường thẳng song song cách đều nhau; kinh tuyến gốc là đường thẳng, còn những kinh tuyến còn lại là những đường cong.

2. Vòng cực Bắc, vòng cực Nam, chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam

Tài liệu VietJack

3. Tọa độ Địa lí của các điểm A, B, C, D

- A (300B, 1500T)

- B (600B, 900Đ).

- C (300N, 600Đ).

- D (600N, 1500T).

Câu 2 trang 116 Địa Lí 6: Dựa vào bản đồ hành chính Việt Nam, em hãy xác định và ghi ra tọa độ địa lí trên đất liền bốn điểm cực: cực Bắc, cực Nam, cực Đông và cực Tây của lãnh thổ nước ta.

Trả lời:

Tọa độ địa lí trên đất liền bốn điểm cực: cực Bắc, cực Nam, cực Đông và cực Tây của lãnh thổ nước ta.

- Cực Bắc (23023′B, 105019′Đ).

- Cực Nam (8033′B, 104049′Đ).

- Cực Đông (12038′B, 109027′Đ).

- Cực Tây (22024′B, 102008′Đ).

Tài liệu VietJack

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến và tọa độ địa lí

I. Hệ thống kinh, vĩ tuyến

- Kinh tuyến là những nửa đường tròn nối hai cực trên bề mặt quả Địa cầu.

- Vĩ tuyến là những vòng tròn bao quanh quả Địa cầu và vuông góc với các kinh tuyến

- Kinh tuyến gốc là đường đi qua đài thiên văn Grin - Uýt ở ngoại ô Luân Đôn - thủ đô nước Anh (đánh số độ là 0o)

+ Dựa vào kinh tuyến gốc (kinh tuyến 0°) và kinh tuyến 180° đối diện để nhận biết kinh tuyến đông, kinh tuyến tây.

+ Dựa vào vĩ tuyến gốc (Xích đạo) để biết vĩ tuyến bắc, vĩ tuyến nam.

+ Các kinh tuyến có độ dài bằng nhau. Các vĩ tuyến có độ dài khác nhau.

Tài liệu VietJack

II. Toạ độ địa lí

- Kinh độ của một điểm là số độ chỉ khoảng cách từ kinh tuyến đi qua điểm đó tới kinh tuyến gốc.

- Vĩ độ của một điểm là số độ chỉ khoảng cách từ vĩ tuyến đi qua địa điểm đó đến vĩ tuyến gốc.

- Tọa độ địa lí của một điểm là nơi giao nhau giữa kinh độ và vĩ độ của điểm đó.

Cách viết: 200T100B (200T, 100B)

Tài liệu VietJack

III. Lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới

- Bản đồ thế giới theo lưới chiếu hình nón: Kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng quy ở cực, vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm ở cực.

- Bản đồ thế giới theo lưới chiếu hình trụ đứng đồng góc: Hệ thống kinh, vĩ tuyến đều là những đường thẳng song song và vuông góc với nhau.

Tài liệu VietJack

Xem thêm các bài giải bài tập Địa Lí lớp 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 2: Kí hiệu và chú giải trên một số bản đồ thông dụng

Bài 3: Tìm đường đi trên bản đồ

Bài 4: Lược đồ trí nhớ

Bài 5: Vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng, kích thước của Trái Đất

Bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả

1 1,421 02/10/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: