Giải Địa lí 11 trang 135 Kết nối tri thức

Với giải bài tập Địa lí lớp 11 trang 135 Bài 26: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa lí 11 trang 135

1 238 lượt xem


Giải Địa lí 11 trang 135 Kết nối tri thức

  • Câu hỏi trang 135 Địa Lí 11: Dựa vào thông tin mục II và hình 26.1, hãy: Trình bày đặc điểm nổi bật của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ở Trung Quốc.

    Dựa vào thông tin mục II và hình 26.1 trình bày điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ở Trung Quốc

    Lời giải:

    - Địa hình và đất: Địa hình rất đa dạng; trong đó núi, sơn nguyên, cao nguyên chiếm hơn 70% diện tích lãnh thổ. Trên lục địa, địa hình thấp dần từ tây sang đông, tạo ra hai miền địa hình khác nhau.

    + Miền đông: địa hình chủ yếu là đồng bằng và đồi núi thấp. Loại đất chủ yếu ở vùng này là: đất feralit và đất phù sa.

    + Miền Tây: là nơi tập trung nhiều dãy núi cao, đồ sộ; cao nguyên; bồn địa và hoang mạc. Địa hình hiểm trở và chia cắt mạnh. Loại đất phổ biến là: đất xám hoang mạc và bán hoang mạc nghèo dinh dưỡng, khô cằn.

    - Khí hậu

    + Phần lớn lãnh thổ Trung Quốc có khí hậu ôn đới, phần phía nam có khí hậu cận nhiệt.

    + Khí hậu có sự phân hóa đa dạng theo chiều đông - tây, bắc - nam và theo độ cao: miền Đông có khí hậu gió mùa; miền Tây có khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt; Ở các vùng núi và cao nguyên cao ở miền Tây có kiểu khí hậu núi cao, càng lên cao càng lạnh.

    - Sông, hồ

    + Trung Quốc có hàng nghìn con sông lớn nhỏ. Các sông lớn nhất là: Hoàng Hà, Trường Giang, Hắc Long Giang, Châu Giang…. Đa số các sông đều bắt nguồn từ vùng núi phía tây và chảy ra các biển ở phía đông.

    - Một số hồ lớn như: Động Đình, Phiên Dương.... là những hồ chứa nước ngọt quan trọng; bên cạnh đó, ở Trung Quốc cũng có các hồ nước mặn, như: Thanh Hải, Nam-so,...

    - Sinh vật:

    + Hệ thực vật đa dạng phong phú và phân hóa theo chiều bắc - nam và đông - tây.

    ▪ Rừng tự nhiên tập trung phần lớn ở khu vực khí hậu gió mùa miền Đông, từ nam lên bắc là rừng nhiệt đới, rừng lá rộng và rừng lá kim.

    ▪ Miền Tây chủ yếu là hoang mạc, bán hoang mạc và thảo nguyên, riêng vùng phía nam của cao nguyên Tây Tạng có rừng lá kim phát triển trong các thung lũng.

    + Hệ động vật cũng rất phong phú, trong đó có hơn 100 loài đặc hữu và quý hiếm, có giá trị lớn về nguồn gen, như gấu trúc, bò lắc (bò Tây Tạng), cá sấu,...

    - Khoáng sản: Trung Quốc có gần 150 loại khoáng sản; nhiều loại có giá trị kinh tế cao như: khoáng sản năng lượng (than, dầu mỏ, khí đốt), khoáng sản kim loại (sắt, man-gan, đồng, thiếc, bô-xít, đất hiếm…), khoáng sản phi kim loại (phốt pho, lưu huỳnh, muối mỏ…)

    - Biển: Trung Quốc giàu tài nguyên biển:

    + Trữ lượng dầu mỏ, khí tự nhiên lớn, các mỏ dầu lớn nằm ở vùng bờ biển và thềm lục địa của Hoàng Hải, các mỏ khí tự nhiên lớn nằm ở biển Hoa Đông và gần đảo Hải Nam.

    + Các vùng biển có nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao.

    + Ven biển có nhiều vũng vịnh

    Câu hỏi trang 135 Địa Lí 11: Dựa vào thông tin mục II và hình 26.1, hãy: Phân tích ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc.

    Phân tích ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến sự phát triển kinh tế

    Lời giải:

    - Ảnh hưởng của địa hình và đất đai:

    + Các đồng bằng châu thổ: Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung và Hoa Nam có đất phù sa màu mỡ, là những vùng nông nghiệp trù phú, dân cư tập trung đông đúc.

    + Phía đông nam có địa hình đồi núi thấp, độ cao trung bình dưới 400m, chủ yếu là đất feralit thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới và cận nhiệt.

    + Miền tây có địa hình hiểm trở, đất đai nghèo dinh dưỡng không thuận lợi cho sản xuất nhưng có thể trồng rừng, chăn nuôi gia súc.

    - Ảnh hưởng của khí hậu:

    + Miền đông có khí hậu ôn hòa, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và cư trú. Tuy nhiên, mưa tập trung vào mùa hạ gây ra lũ lụt ở hạ lưu sông, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất.

    + Miền tây khí hậu khắc nghiệt, không thuận lợi cho sản xuất và cư trú.

    - Ảnh hưởng của sông, hồ:

    + Ở miền đông, sông ngòi có giá trị cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, giao thông đường thủy, tuy nhiên vào mùa hạ nước sông dâng cao gây ra lũ lụt cho nhiều vùng đất rộng lớn ở hạ lưu.

    + Các hồ nước ngọt có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, phát triển du lịch; các hồ nước mặn thích hợp phát triển du lịch.

    - Ảnh hưởng của tài nguyên sinh vật:

    + Rừng cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào cho ngành công nghiệp chế biến gỗ, thảo nguyên ở miền tây được sử dụng để chăn nuôi gia súc.

    + Hệ động vật phong phú có giá trị về nguồn gen, bảo tồn…

    - Ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản: sự giàu có, phong phú về khoáng sản tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.

    - Ảnh hưởng của biển:

    + Tài nguyên dầu mỏ, khí đốt có vai trò quan trọng trong việc phát triển các ngành công nghiệp và nhiều ngành kinh tế khác.

    + Các vùng biển có nhiều hải sản có giá trị kinh tế cao tạo thuận lợi cho hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy sản.

    + Ven biển nhiều vũng vịnh thuận lợi để xây dựng các cảng biển, phát triển giao thông vận tải biển, một số vùng biển, đảo có tiềm năng phát triển du lịch.

1 238 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: